Dù ở chế độ nào, thời điểm nào, hôn nhân và gia đình vẫn luôn là một thiết chế cơ bản của xã hội, giữ vị trí đặc biệt quan trọng. Vậy hôn nhân là gì? Quan hệ hôn nhân được xác lập và chấm dứt từ thời điểm nào? Hôn nhân hạnh phúc được xây dựng trên nền tảng, cơ sở nào?
Mục lục bài viết
1. Hôn nhân là gì?
Hôn nhân thường là sự kết hợp giữa một người đàn ông được gọi là chồng và một người phụ nữ được gọi là vợ. Hôn nhân là sự kết hợp của các cá nhân về mặt tình cảm, xã hội, và hoặc tôn giáo một cách hợp pháp. Hôn nhân thường là kết quả của tình yêu nam nữ.
Căn cứ Khoản 1 Điều 3
Trên cơ sở khoản 1 Điều 3
Theo khoản 5 Điều 3
Như vậy, kết hôn là sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ hôn nhân. Khi kết hôn, các bên nam nữ phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện kết hôn được Luật hôn nhân và gia đình quy định và phải đăng ký kết hôn tại cơ quan đăng ký kết hôn có thẩm quyền thì việc kết hôn đó mới được công nhận là hợp pháp và giữa các bên nam nữ mới phát sinh quan hệ vợ chồng trước pháp luật.
Đồng thời, theo quy định Điều 36
Như vậy, hiểu một cách khái quát nhất, hôn nhân là sự kết hợp hoàn tự nguyện giữa 1 nam và 1 nữ trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng nhau, được xác lập sau khi nam nữ đăng ký kết hôn khi đủ điều kiện kết hôn và tiến hành tại cơ quan có thẩm quyền.
2. Mục đích hôn nhân là gì?
Mục đích của hôn nhân là xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc và các thành viên gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; không phân biệt đối xử giữa các con. Nếu việc kết hôn chỉ nhằm hưởng lợi về tài sản hoặc các lợi ích khác thì quan hệ hôn nhân đó không được pháp luật thừa nhận, đồng thời, nếu vợ chồng chung sống nhưng không thể xây dựng được gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững thì việc tổn tại quan hệ hôn nhân đó đã không đạt được mục đích của hôn nhân.
Mục đích của hôn nhân được pháp luật quy định, thể hiện quan điểm của Nhà nước về việc điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình, nhằm xây dựng chế độ hôn nhân và gia đình tiến bộ. Mục đích của hôn nhân không đồng nghĩa với mục đích của việc kết hôn. Thông thường, mục đích của việc kết hôn thống nhất với mục đích của hôn nhân, nhưng cũng có trường hợp mục đích của việc kết hôn trái với mục đích của hôn nhân, như trường hợp kết hôn giả tạo…
3. Những nguyên tắc cơ bản trong hôn nhân hiện nay:
Trong mối quan hệ hôn nhân giữa vợ chồng có những nguyên tắc cơ bản sau:
- Hôn nhân là sự kết hợp trên tinh thần tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng và phải thật sự bình đẳng nhau.
- Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người có tín ngưỡng với người không có tín ngưỡng, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
- Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; các thành viên gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; không phân biệt đối xử giữa các con.
- Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật thực hiện các quyền về hôn nhân và gia đình; giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
- Kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta về hôn nhân và gia đình.
4. Quan hệ hôn nhân được xác lập như thế nào?
Căn cứ khoản 13 Điều 3
“Thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, được tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân.”
Việc xác định thời điểm xác lập quan hệ hôn nhân có vai trò quan trọng đến quyền, nghĩa vụ của vợ và chồng với nhau, vấn đề tài sản của vợ chồng và con cái.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, quan hệ hôn nhân được xác lập thông qua sự kiện nam nữ đăng ký kết hôn. Tại khoản 5 Điều 3
Tuy nhiên, có trường hợp nam nữ dù không đăng ký kết hôn vẫn được xác lập quan hệ hôn nhân. Căn cứ điểm c.1 Mục 1 Nghị quyết 02/2000/ NQ-HĐTP quy định đối với những trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 03/01/1987 mặc dù họ không đăng ký kết hôn thì vẫn được pháp luật công nhận là quan hệ vợ chồng và thời kỳ hôn nhân được xác lập kể từ thời điểm nam nữ về chung sống với nhau.
5. Thời điểm chấm dứt quan hệ hôn nhân như thế nào?
Căn cứ Điều 57 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 quy định:
“Quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật.”
Đối với trường hợp chấm dứt hôn nhân do ly hôn từ ý chí một bên vợ chồng hoặc cả hai bên vợ chồng tự nguyện, thì căn cứ chấm dứt quan hệ hôn nhân kể từ thời điểm bản án quyết định của Tòa án có hiệu lực. Từ thời điểm quan hệ hôn nhân chấm dứt, hai bên vợ chồng không còn bị ràng buộc vào quan hệ hôn nhân này nữa, trở thành người độc thân và hoàn toàn có quyền kết hôn với người khác.
Căn cứ Điều 65 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:
“Hôn nhân chấm dứt kể từ thời điểm vợ hoặc chồng chết. Trong trường hợp Tòa án tuyên bố vợ hoặc chồng là đã chết thì thời điểm hôn nhân chấm dứt được xác định theo ngày chết được ghi trong bản án, quyết định của Tòa án.”
Trong trường hợp hôn nhân chấm dứt khi một trong hai bên vợ chồng chết, chết được hiểu là chết sinh học hoặc chết pháp lý. Trong trường hợp chết sinh học thì thời điểm chấm dứt quan hệ hôn nhân là ngày chết ghi trong giấy khai tử. Còn đối với chết pháp lý, thời điểm chấm dứt hôn nhân kể từ khi có quyết định của Tòa án tuyên bố một người đã chết.
Như vậy, dựa trên các quy định pháp luật, thời điểm chấm dứt hôn nhân là thời điểm có hiệu lực của bản án hoặc quyết định cho ly hôn của Tòa án hoặc thời điểm vợ hoặc chồng chết hay một trong hai bên bị Tòa án tuyên bố là đã chết.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
- Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;
Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2015 ;