Như chúng ta thấy thì hôn nhân ngày nay đã đã xóa bỏ rất nhiều rào cản, định kiến, trong đó có sự khác biệt về tôn giáo, chỉ cần hai bên nam nữ có tình yêu và sự đồng lòng, vượt qua. Vậy theo quy định hiện nay thì hôn nhân khác đạo là gì? Khác đạo lấy nhau được không?
Mục lục bài viết
1. Hôn nhân khác đạo là gì? Khác đạo lấy nhau được không?
1.1. Hôn nhân khác đạo là gì?
Hôn nhân khác đạo (tôn giáo) được hiểu là hôn nhân giữa một bên là Công giáo, và một bên không phải là công người công giáo. Hiện nay, tại Việt Nam, vẫn còn tồn tại những quan điểm có thể nói là khá khắt khe đối với con cái trong hôn nhân khác tôn giáo. Nếu trường hợp một người bên không Công giáo nhưng đã được rửa tội trong Hội Thánh Tin Lành hay Chính Thống, thì hôn nhân này được gọi là hôn nhân dị tín hay hôn nhân hỗn hợp. Nếu trường hợp một người bên công giáo chưa được rửa tội thì hôn nhân này được gọi là dị giáo hay gọi cách khác là hôn nhân khác đạo. Theo luật hiện hành của của Hội Giáo:
+ Hôn nhân hỗn hợp chỉ hợp pháp khi có phép rõ ràng của giáo quyền.
+ Hôn nhân khác đạo chỉ thành sự khi có phép chuẩn rõ ràng của giáo quyền.
Ví dụ, xét theo luật hiện hành của của Hội Giáo có quy định cụ thể như việc hôn nhân hỗn hợp chỉ hợp pháp và được diễn ra khi có phép rõ ràng của giáo quyền; hay hôn nhân khác đạo chỉ thành sự khi có phép chuẩn rõ ràng của giáo quyền.
Vì vậy, nếu trường hợp hai người có ý định muốn kết hôn mà khác đạo giáo thì hai người sẽ phải tìm hiểu để có cái nhìn hiểu biết, chấp nhận mục đích và đặc tính chính yếu của hôn nhân theo giáo lý Công giáo. Bên công giáo cam kết giữ đức tin của mình; bảo đảm cho con cái được rửa tội và giáo dục trong Hội Thánh Công giáo. Cũng cần phải cho bên không Công giáo biết rõ những điều ấy.
1.2. Khác đạo lấy nhau được không?
Chị Minh Anh có đặt ra câu hỏi:
Em chào Luật sư, em có câu hỏi muốn hỏi Luật sư như sau: hiện em có mối quan hệ yêu đương cùng anh bạn trai đã được 2 năm và em muốn đi đến hôn nhân cùng anh ấy. Người yêu em thì theo đạo Tôn giáo còn em thì theo đạo Phật. Em không biết liệu rằng khi cưới nhau về thì em có phải theo đạo của bên nhà chồng hay không và nếu em không đồng ý theo thì liệu chúng em có đi đến hôn nhân lâu dài được với nhau hay không?
Vậy nên luật sư có thể tư vấn cho em về vấn đề giữa hai người khác đạo thì có cưới nhau được không? Mong có thể nhận được phản hồi, xin cảm ơn!
Chào chị Minh Anh, rất cảm ơn chị đã lựa chọn tin tưởng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi, đối với vấn đề về việc hai người khác đạo có được cưới nhau hay không, chúng tôi xin phép đưa ra lời giải đáp như sau:
Căn cứ dựa theo quy định tại khoản 13 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, đối với thời kỳ hôn nhân, đây được xem là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng được tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân.
Đồng thời, quan hệ vợ chồng chỉ được xác lập khi nam vầ nữ đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền, nếu như hai bên không thực hiện thủ tục này này việc kết hôn sẽ không có giá trị về mặt pháp lý. Cùng với đó, khi đăng ký kết hôn thì hai bên nam, nữ sẽ phải đáp ứng một số điều kiện được quy định theo Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 như:
– Về độ tuổi: Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
– Việc kết hôn sẽ phải được do hai bên tự nguyện quyết định;
– Hai bên không bị mất năng lực về hành vi dân sự;
– Không thuộc các trường hợp bị cấm kết hôn như: Kết hôn giả tạo; cưỡng ép kết hôn; đang có vợ hoặc chồng mà kết hôn với người khác, tảo hôn, kết hôn trong phạm vi 3 đời…
Như vậy, qua đó có thể thấy, pháp luật hiện nay không có quy định nào quy định về việc khác đạo thì sẽ không được kết hôn cả. Và đối với đạo Phật cũng không có sự bắt buộc nhất định với việc Phật tử phải thuyết phục được đối phương của mình theo đạo Phật thì mới có thể kết hôn.
Vậy nên, chung quy lại thì chỉ cần không vi phạm những điều pháp luật cấm cũng như hai bên tự nguyện, tôn trọng và mong muốn đi đến mối quan hệ vợ chồng cùng nhau thì việc khác đạo sẽ không phải là một rào cản lớn để hai bên đi đến việc cưới nhau, thành vợ thành chồng.
2. Pháp luật quy định như thế nào về hôn nhân hai người khác đạo?
Chị Nga có câu hỏi như sau:
“Tôi và bạn trai dự định đi đến hôn nhân, tuy nhiên sau khi biết anh theo đạo nên gia đình ngăn cản. Ban đầu gia đình đều không có ý kiến nhưng khi biết chúng tôi muốn kết hôn với nhau thì ngăn cản vì không muốn có người trong nhà theo đạo, việc này ảnh hưởng đến cuộc sống. Tôi cảm thấy ba mẹ mình rất vô lý nhưng có giải thích như thế nào ba mẹ cũng không chịu hiểu.
Luật sư có thể giải đáp giúp tôi pháp luật hiện nay quy định như thế nào về hôn nhân giữa hai người khác đạo được không? Tôi xin chân thành cảm ơn!”
Xin chào chị Nga, trước tiên xin cảm ơn chị đã lựa chọn dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi để gửi gắm tâm tư, thắc mắc của mình. Đối với vấn đề hôn nhân, hơn nữa lại là liên quan đến tôn giáo, đây là một trong những trường hợp khá khó để có thể dùng pháp luật giải thích được, chủ yếu nó phải xuất phát từ lòng tin cũng như sự tôn trọng, tin tưởng đối với tín ngưỡng, tôn giáo của mỗi người và với đối phương của mình.
Theo quy định Luật Hôn nhân và gia đình thì hiện nay, mối quan hệ vợ chồng sẽ được pháp luật công nhận và bảo vệ khi hai bên nam, nữ thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn tại cơ quan, tổ chức nhà nước có thẩm quyền. Bên cạnh đó, hai bên còn phải đáp ứng được điều kiện về độ tuổi luật định.
Bên cạnh đó, việc kết hôn và chung sống với nhau như vợ chồng phải dựa vào quyết định do hai bên tự lựa chọn mà dường như không có bất cứ sự can thiệp hay bắt ép từ một ai, hai người đều sẽ tự chủ được đối với hành vi dân sự của mình. Ngoài ra, hôn nhân này được xác định không phạm phải những điều cấm theo Điều 5 Luật này quy định.
Ngoài ra là đối với vấn đề tín ngưỡng, theo quy định Luật tín ngưỡng tôn giáo 2016 thì một trong những hành vi bị cấm được nêu tại Điều 5 Luật này, mỗi người đều sẽ không được có hành vi phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng hay xúc phạm đến tín ngưỡng, tôn giáo của người khác. Bên cạnh đó tại Điều 6 Luật này cũng quy định mỗi một con người, mỗi một công dân đều sẽ có quyền tự do về tín ngưỡng, tôn giáo hay kể cả không theo bất kỳ tín ngưỡng nào.
Như vậy, thông qua đó, thì chị có thể dùng những điều luật trên để giải thích cho bố mẹ bên gia đình mình để có thể hiểu, và có cái nhìn tích cực hơn vì từ xa xưa cho đến nay, Việt Nam chúng ta đã du nhập cũng như cởi mở chào đón các tôn giáo hay tín ngưỡng khác nhau, và miễn là lý tưởng không đi sai lệch với đạo đức xã hội, vi phạm điều cấm của pháp luật thì mọi người ai cũng đều cần được tôn trọng.
Thêm nữa, nếu xét về tình yêu nếu như giữa chị và người yêu thực sự yêu nhau, hai người cũng hiểu cho nhau cũng như tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến tôn giáo của tôn phương, đáp ứng được những điều kiện mà pháp luật Hôn nhân và gia đình đã đặt ra, như vậy có thể nhận thấy việc kết hôn giữa hai người khác đạo là hoàn toàn bình thường và không hề trái những quy tắc chuẩn mực của xã hội.
Và chị vẫn có thể giải thích hoặc nhờ những người lớn có hiểu biết về các vấn đề tôn giáo nói chuyện cùng bố mẹ mình, bởi vì không có bất cứ đạo giáo nào bắt ép một người không cùng đạo phải chuyển sang đạo của mình cả.
Nói tóm lại, nếu như việc hai người khác đạo nhau không phải là một bước cản để hai người tiến tới hôn nhân, có thể là do phụ huynh vẫn chưa hiểu quá nhiều, vẫn còn có những quan niệm xưa cũ không hay đối với những người theo đạo. Chị cần cho họ có thời gian cũng như giải thích và chứng minh rằng hai người yêu nhau và muốn đi với nhau lâu dài, những việc như tôn giáo, tín ngưỡng không là vấn đề ngăn cách được hai người.
3. Nghi thức kết hôn khác đạo như thế nào?
Anh Hoàng đặt câu hỏi được được giải đáp như sau:
“Xin chào luật sư, hiện tôi và bạn gái đang chuẩn bị để tiến tới hôn nhân, tuy nhiên vì bạn gái của tôi là người theo đạo Thiên Chúa, vậy nên tôi nghĩ sẽ có những điểm khác biệt so với những đám cưới thông thường. Việc thực hiện nghi lễ kết hôn khác đạo như thế nào là đúng với pháp luật quy định? Mong luật sư có thể giải đáp giúp tôi, xin cảm ơn!”
Chào anh Hoàng, chúng tôi gửi đến anh câu trả lời như sau:
Theo quy định hiện nay thì chỉ cần anh và bạn gái mình đáp ứng đủ các điều kiện mà Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định tại Điều 8 như về đủ độ tuổi; sự tự nguyện kết hôn giữa đôi bên; có đầy đủ năng lực hành vi dân sự; cũng như không phạm phải những trường hợp kết hôn bị pháp luật cấm như cưỡng ép kết hôn, tảo hôn.
Tuy nhiên việc tổ chức hôn lễ sẽ tùy thuộc vào những quy định riêng của từng tôn giáo khác nhau. Đối với trường hợp trên bạn gái anh theo đạo Thiên Chúa. Căn cứ vào đó, chúng tôi sẽ cung cấp cho anh một số thông tin cơ bản để anh có thể nắm được về một nghi thức kết hôn khác đạo sẽ được thực hiện như sau:
Nghi thức kết hôn khác đạo
Giáo hội cho phép người công giáo kết hôn với người không theo công giáo qua việc “chuẩn hôn phối”. Phép chuẩn này sẽ được ban do đấng bản quyền địa phương. Để làm phép chuẩn hôn phối khác đạo cần chuẩn bị như sau: Chứng chỉ giáo lý hôn nhân; Giấy đăng ký kết hôn; Nhẫn cưới; 2 người làm chứng cho hai bên; sổ gia đình công giáo (bản chính).
Bước 1: Học chứng chỉ giáo lý hôn nhân
Nam nữ kết hôn sẽ phải đem theo
Bước 2: Đăng ký kết hôn
Để tiến ahfnh thủ tục đăng ký kết hôn, anh chị cần đến UBND phường/xã nơi cư trú của một trong hai người sau đó nộp một bản sao Giấy chứng nhận kết hôn cho Giáo xứ nơi hai anh chị dự định đăng ký làm phép chuẩn. Khi có đủ cả chứng chỉ giáo lý hôn nhân và Giấy đăng ký kết hôn, hai người sẽ tiến hành đến nhà thờ để xin làm phép chuẩn khác đạo.
Ngoài ra cần nhờ 2 người làm chứng cho cuộc hôn nhân này, cũng như chuẩn bị nhẫn cưới cho Cha để làm phép nhẫn.
Bước 3: Làm phép chuẩn tại nhà thờ
Sau khi đã tiến hành làm đơn xin chuẩn khác đạo tại nhà thờ, thông tin về sự kiện hai người kết hôn sẽ được thông báo khắp nhà thờ và kéo dài trong ba thánh lễ chủ nhật tiếp theo (mục đích của việc này nhằm việc nếu có ai đó không đồng ý với hôn lễ thì có thể trình ý lên Cha xứ).
Tiếp đó, Cha sẽ có trách nhiệm sắp xếp thời gian để tiến hành làm phép chuẩn (ngoài thánh lễ). Trước Chúa, đôi bên hứa thề chung thủy, chăm sóc nhau bất kể khi gian nan, lúc bệnh hoạn, đồng thời chấp nhận con cái chúa ban.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Hôn nhân và Gia đình 2014;
– Luật tín ngưỡng tôn giáo 2016.
THAM KHẢO THÊM: