Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn. Quan hệ hôn nhân hiện nay được quy định cụ thể tại Luật hôn nhân và gia đình . Cùng bài viết dưới đây tìm hiểu Hôn nhân hợp pháp là gì, thế nào là hôn nhân đúng pháp luật?
Mục lục bài viết
1. Khái niệm hôn nhân hợp pháp?
Hôn nhân hợp pháp là: Nam, nữ kết hôn đúng quy định của luật hôn nhân và gia đình hiện hành. Có nghĩa là: Nam nữ đủ tuổi , đủ năng lực, đủ điều kiện kết hôn theo luật định và được UBND cấp Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.
2. Làm thế nào để có hôn nhân hợp pháp?
Pháp luật Việt Nam hiện hành tuy không cấm nhưng vẫn chưa công nhận về hôn nhân đồng giới, chỉ công nhận hôn nhân giã một bên nam và một bên nữ. Để có hôn nhân hợp pháp thì nam, nữ phải đáp ứng các điều kiện như sau:
2.1. Đáp ứng đủ các điều kiện kết hôn:
– Độ tuổi kết hôn: Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên
– Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định
– Các bên nam, nữ không bị mất năng lực hành vi dân sự. Mất năng lực hành vi dân sự là việc một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi và có quyết định của Tòa án tuyên người đó mất năng lực hành vi dân sự.
– Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn sau:
+ Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
+ Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
+ Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
+ Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
2.2. Thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn:
Đăng ký kết hôn là việc nam nữ đáp ứng đủ điều kiện kết hôn thực hiện thủ tục tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để xác lập quan hệ hôn nhân. Thủ tục đăng ký kết hôn cụ thể như sau:
* Đối với trường hợp đăng ký kết hôn tại ủy ban nhân dân cấp huyện
– Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền đăng ký kết hôn trong các trường hợp sau:
+ Giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài
+ Giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài
+ Giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau
+ Giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài
+ Giữa người nước ngoài với nhau mà một bên cư trú tại Việt Nam
– Hồ sơ gồm:
+ Tờ khai đăng ký kết hôn (mẫu tại Thông tư 04/2020/TT-BTP, hai bên nam nữ có thể khai chung 01 tờ khai)
+ Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình với mỗi bên nam, nữ
+ Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của mỗi bên nam, nữ
+ CMND/CCCD/Hộ chiếu Việt Nam và Sổ tạm trú (nếu có), Sổ hộ khẩu của công dân Việt Nam
+ Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu của người nước ngoài đối với người nước ngoài
– Trình tự giải quyết:
+ Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, công chức làm công tác hộ tịch có trách nhiệm xác minh, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết.
+ Khi đăng ký kết hôn cả hai bên nam, nữ phải có mặt tại trụ sở Ủy ban nhân dân, công chức làm công tác hộ tịch hỏi ý kiến hai bên nam, nữ, nếu các bên tự nguyện kết hôn thì ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.
* Đối với trường hợp đăng ký kết hôn tại ủy ban nhân dân cấp xã:
– Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền đăng ký kết hôn trong các trường hợp sau:
+ Giữa công dân Việt Nam với nhau
+ Giữa công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng thường trú ở khu vực biên giới với Việt Nam
– Hồ sơ gồm:
+ Tờ khai đăng ký kết hôn (mẫu tại Thông tư 04/2020/TT-BTP, hai bên nam nữ có thể khai chung 01 tờ khai)
+ CMND/CCCD/Hộ chiếu Việt Nam và Sổ tạm trú (nếu có), Sổ hộ khẩu của công dân Việt Nam
+ Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu của người nước ngoài đối với người nước ngoài
+
– Trình tự giải quyết:
Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn, công chức tư pháp – hộ tịch ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch.
Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn; công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.
Trường hợp cần xác minh điều kiện kết hôn của hai bên nam, nữ thì thời hạn giải quyết không quá 05 ngày làm việc.
3. Các trường hợp đặc biệt được công nhận hôn nhân hợp pháp:
3.1. Công nhận nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng là hợp pháp (hôn nhân thực tế):
Đối với trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng, xác lập quan hệ vợ chồng trước ngày 3/1/1987 (ngày
3.2. Hôn nhân nhiều vợ nhiều chồng được công nhận là hợp pháp:
Thứ nhất, hôn nhân được xác lập trong trường hợp kết hôn trước khi Luật hôn nhân gia đình năm 1959 có hiệu lực (trước ngày 13/01/1960).
Những quan hệ hôn nhân được xác lập trước khi Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 có hiệu lực (trước ngày 13/01/1960), dù có nhiều vợ, nhiều chồng thì vẫn không vi phạm nguyên tắc một vợ một chồng và được coi là hợp pháp. Tuy nhiên, những trường hợp kết hôn từ ngày 13/01/1960 mà vi phạm nguyên tắc một vợ một chồng thì được coi là không hợp pháp.
Bởi do hoàn cảnh chiến tranh nên chỉ có hiệu lực đối với miền Bắc và các quan hệ hôn nhân nhiều vợ, nhiều chồng trước ngày 13/01/1959 vẫn được coi là hợp pháp.
Đối với miền Nam, theo Nghị quyết 76/CP năm 1977 thì Luật hôn nhân gia đình năm 1959 được áp dụng từ ngày 25/3/1977. Tương tự miền Bắc, những quan hệ hôn nhân nhiều vợ, nhiều chồng được xác lập trước ngày 25/3/1977 vẫn được công nhận là hôn nhân hợp pháp.
Thứ hai, trường hợp bộ đội, cán bộ có vợ, có chồng ở miền Nam tập kết ra miền Bắc, lấy vợ, chồng khác.
Theo Thông tư số 60/TATC ngày 22/2/1978 của Tòa án nhân dân tối cao thì nay nếu người vợ hoặc người chồng ở miền Nam vẫn không có quan hệ hôn nhân mới và muốn duy trì quan hệ hôn nhân trước đây thì cả hôn nhân mới và hôn nhân trước đây đều được công nhận là hôn nhân hợp pháp.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: