Hiện nay, trong cuộc sống thường ngày, nhiều gia đình xảy ra mâu thuẫn, cha mẹ và con cái không hoà thuận, thậm chí là con cái bất hiếu, hỗn láo và ngược đãi cha mẹ. Vậy trong trường hợp con cái hỗn láo, bất hiếu, ngược đãi cha mẹ thì có bị truất quyền thừa kế không?
Mục lục bài viết
- 1 1. Thế nào là hành vi hỗn láo, bất hiếu, ngược đãi cha mẹ?
- 2 2. Hỗn láo, bất hiếu, ngược đãi cha mẹ có bị truất quyền thừa kế?
- 3 3. Hỗn láo, bất hiếu, ngược đãi cha mẹ thì sẽ bị xử phạt như thế nào?
1. Thế nào là hành vi hỗn láo, bất hiếu, ngược đãi cha mẹ?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 71 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì con cái có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ và đặc biệt là trong trường hợp cha mẹ bị mất năng lực hành vi dân sự hay ốm đau, già yếu, khuyết tật. Trong trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng thực hiện nghĩa vụ chăm sóc và nuôi dưỡng bố mẹ.
Bên cạnh đó, theo quy định tại mục 7.1 của Thông tư liên tịch số
– Đối xử tồi tệ về ăn, mặc, ở và về các mặt sinh hoạt hàng ngày khác đối với người thân (cha mẹ) như: nhiếc móc, bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách một cách không bình thường;
– Hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể người bị hại (cha mẹ) như: đánh đập, giam hãm,… làm cho người bị hại bị đau đớn về thể xác và tinh thần.
Như vậy, con cái phải có nghĩa vụ hiếu thảo, chăm sóc và nuôi dưỡng bố mẹ của mình. Nghĩa vụ đó không chỉ thể hiện sự tuân thủ quan định của pháp luật mà còn thể hiện đạo lý làm người, nâng cao đạo đức con người trong xã hội. Do đó, hành vi hỗn láo, bất hiếu, ngược đãi cha mẹ là hành vi sai trái, trái với đạo đức và trái với quy định của pháp luật cần được lên tiếng để xoá bỏ.
2. Hỗn láo, bất hiếu, ngược đãi cha mẹ có bị truất quyền thừa kế?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 626 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì truất quyền thừa kế hay còn gọi là truất quyền hưởng di sản thừa kế là quyền của người lập di chúc và thể hiện ý chí của mình về việc không muốn để lại phần di sản của mình cho người có quyền thừa kế. Ý chí này của người lập di chúc phải được thể hiện rõ trong bản di chúc hợp pháp được lập.
Như vậy, việc truất quyền thừa kế là ý muốn của người lập di chúc về việc không cho người có quyền hưởng di sản thừa kế được thừa hưởng di sản của mình. Vậy việc con hỗn láo, bất hiếu, ngược đãi cha mẹ có bị truất quyền thừa kế hay không lại là ý chí và mong muốn của cha mẹ lập di chúc để lại di sản thừa kế.
Trên thực tế có nhiều trường hợp vì con cái có hành vi cư xử không đúng, thể hiện sự hỗn láo, bất hiếu, ngược đại cha mẹ của mình thì khi lập di chúc để lại di sản của mình thì cha mẹ thẳng thắn thể hiện ý chí truất quyền hưởng di sản thừa kế của người đó. Tuy nhiên, trên thực tế thì cha mẹ vẫn luôn thể hiện thái độ bao dung, dù cha mẹ biết việc con cái hỗn láo, bất hiếu, ngược đãi cha mẹ, thậm chí người con thuộc trường hợp bị tước quyền thừa kế theo quy định của pháp luật hiện hành nhưng vì thương con- “nghĩa tử nghĩa tận” mà vẫn đồng ý để lại di sản thừa kế cho con nên pháp luật vẫn tôn trọng ý kiến của người lập di chúc trong trường hợp này theo quy định tại khoản 2 Điều 621 Bộ luật Dân sự năm 2015.
3. Hỗn láo, bất hiếu, ngược đãi cha mẹ thì sẽ bị xử phạt như thế nào?
Khi các con có hành vi ngược đãi, hỗn láo, bất hiếu với cha mẹ những đối tượng này không những bị xã hội lên án mà còn phải đối mặt với những chế tài xử lý nghiêm minh của nhà nước. Cụ thể như sau:
3.1. Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi hỗn láo, bất hiếu, ngược đãi cha mẹ:
Căn cứ theo quy định tại Điều 52 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP thì đối với trường hợp con cái có hành vi bất hiếu với cha mẹ, ngược đãi cha mẹ sẽ bị xử lý như sau:
– Phạt tiền từ 05 triệu đồng đến 10 triệu đồng và buộc công khai xin lỗi, chi trả viện phí khám- chữa bệnh đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho cha mẹ;
– Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng và buộc công khai xin lỗi cũng như chi trả tiền viện phí khám- chữa bệnh khi con cái có một trong những hành vi sau:
+ Con sử dụng những công cụ, những phương tiện hoặc là các vật dụng khác để gây thương tích cho cha mẹ;
+ Không kịp thời đưa cha mẹ đi cấp cứu để điều trị trong trường hợp mà cha mẹ cần được cấp cứu kịp thời hoặc là không thực hiện chăm sóc cha mẹ trong khoảng thời gian cha mẹ điều trị chấn thương do chính hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp mà nạn nhân từ chối.
– Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng và buộc công khai xin lỗi đối với trường hợp con đối xử tồi tệ với cha mẹ như: bắt cha mẹ nhịn ăn, nhịn uống, bắt cha mẹ chịu rét, mặc rách, không cho cha mẹ hoặc hạn chế cha mẹ vệ sinh cá nhân; con cái bỏ mặc cha mẹ không chăm sóc khi cha mẹ là người cao tuổi, yếu, khuyết tật;
– Phạt tiền từ 05 triệu đồng đến 10 triệu đồng và buộc công khai xin lỗi đối với trường hợp các con có hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự và nhân phẩm cha mẹ của mình;
– Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng và buộc công khai xin lỗi, thu hồi các tài liệu, giấy tờ, bài viết, hình ảnh…đối với trường hợp con cái có các hành vi sau đây:
+ Các con tiết lộ hoặc là phát tán các tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của cha mẹ nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của cha mẹ;
+ Các con sử dụng các phương tiện thông tin nhằm để xúc phạm danh dự, nhân phẩm của cha mẹ;
+ Các con thực hiện hành vi phổ biến, phát tán tờ rơi, bài viết hay hình ảnh của cha mẹ nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của cha mẹ.
3.2. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi con cái bất hiếu, ngược đãi cha mẹ:
Khi con cái hỗn láo, bất hiếu, ngược đại cha mẹ gây ra hậu quả nghiêm trọng, nguy hiểm cho cha mẹ cũng như toàn xã hội thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Ngược đãi, hành hạ ông bà cha mẹ, vợ chồng, con cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình theo quy định tại Điều 185 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Khi đủ yếu tố để cấu thành tội phạm thì con cái hỗn láo, bất hiếu, ngược đãi, hành hạ bố mẹ xe phải chịu mức xử phạt sau:
3.2.1. Khung 1: Bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc là phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với một trong các trường hợp sau:
– Thường xuyên làm cho cha mẹ mình bị đau đớn về thể xác, tinh thần;
– Những người có hành vi này đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
3.2.2. Khung 2: Phạt tù từ 02 năm đến 05 năm đối với một trong các trường hợp sau:
– Ngược đãi, hành hạ với cha mẹ mà đã già yếu
– Ngược đãi, hành hạ cha mẹ khi cha mẹ mình là người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng hoặc là người mắc bệnh hiểm nghèo.
Ngoài bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Ngược đãi, hành hạ ông bà cha mẹ, vợ chồng, con cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thì con cái có hành vi hành hạ ngược đãi cha mẹ còn có thể sẽ bị truy cứu về tội Cố ý gây thương tích hoặc là gây tổn hại sức khoẻ cho người khác nếu đủ các yếu tố cấu thành nên tội phạm của tội này theo quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Trong trường hợp này nếu con cái có hành vi ngược đãi hay hành hạ cha mẹ mình dẫn đến việc cha mẹ bị thương tật từ 11% trở lên hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp phạm tội được quy định từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích theo quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Theo đó, khi bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này thì người con đó có thể bị xử phạt với mức cao nhất là tù chung thân.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017;
– Nghị định số 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2021 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình;
-Thông tư liên tịch số