Hỏi về việc tham gia bảo hiểm xã hội. Không làm ở công ty nhưng đóng bảo hiểm nhờ có ảnh hưởng gì đến công ty không? Giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động.
Tóm tắt câu hỏi:
Mình đóng BHXH ở công ty TNHH 1 thành viên. (Công ty chỉ đóng BH cho 1 mình mình – kế toán trưởng). Nhưng Công ty mình hiện đang trong tình trạng không hoạt động. Vậy mình có thể xin báo giảm BHXH để đóng sang công ty khác được không?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Giải quyết vấn đề:
Bảo hiểm xã hội (BHXH) là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Khi người sử dụng lao động sử dụng lao động từ 03 tháng trở lên, người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động.
Một người lao động sẽ được cấp 01 sổ BHXH, bạn muốn đóng bảo hiểm xã hội tại công ty khác thì bạn có thể lựa chọn chấm dứt
Thứ nhất, bạn chấm dứt hợp đồng lao động:
Khoản 3 Điều 47 “
“Điều 47. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động
…
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.”
Theo quy định trên, khi bạn chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động có trách nhiệm chốt sổ bảo hiểm xã hội cho bạn.
Bước 1: Báo giảm lao động tham gia bảo hiểm xã hội
– Hồ sơ:
+ Mẫu D02-TS: 1 bản
+ Thẻ BHYT còn thời hạn sử dụng (01 thẻ/người)
+ Biên bản trả thẻ BHYT đối với trường hợp đơn vị đã nộp trước đó – nếu có (01 bản chính)
+ Truy thu BHXH, BHYT, BHTN: Bảng kê giấy tờ hồ sơ làm căn cứ truy thu ( 01 bản).
>>> Luật sư tư vấn tham gia đóng bảo hiểm xã hội: 1900.6568
(Phiếu giao nhận hồ sơ 103)
Bước 2: Chốt sổ bảo hiểm
– Hồ sơ gồm:
+ Sổ BHXH (mẫu sổ cũ, 01 sổ/người) hoặc tờ bìa sổ BHXH (sổ mẫu mới, 01 tờ bìa/người);
+ Các tờ rời sổ (nếu có)
+ Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS, 01 bản);
– Lưu ý:
+ Đối với sổ BHXH (mẫu cũ) chỉ ghi và xác nhận quá trình đóng BHXH, BHTN đến tháng 12/2009, từ tháng 01/2010 không ghi sổ BHXH (mẫu cũ).
+ Tờ rời sổ bao gồm: tờ rời chốt sổ và tờ rời hàng năm.
+ Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH: áp dụng đối với trường hợp đơn vị đã giải thể, phá sản đã có căn cứ pháp lý và tất toán thu BHXH; áp dụng đối với trường hợp người lao động có nhiều số sổ BHXH đã được giải quyết trợ cấp BHXH 1 lần bị thất lạc sổ hoặc bị thu hồi sổ BHXH.
Sau đó bạn ký kết hợp đồng lao động với công ty mới và bạn nộp sổ bảo hiểm xã hội tại công ty mới để tham gia đóng bảo hiểm xã hội.
Thứ hai, bạn có thể giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động
Điều 21 “Bộ luật lao động 2019” quy định về việc giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động như sau:
“Điều 21. Giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động
Người lao động có thể giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động, nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết.
Trong trường hợp giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động, việc tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của người lao động được thực hiện theo quy định của Chính phủ.”
Theo quy định trên, bạn có thể giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động. Trường hợp giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì bạn có thể lựa chọn tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tại đơn vị khác.
Do đó, bạn muốn tham gia bảo hiểm xã hội tại đơn vị khác thì bạn giao kết hợp đồng lao động có thời hạn từ 03 tháng trở lên thì bạn có thể chuyển nơi đóng bảo hiểm xã hội. Thủ tục báo giảm và chốt sổ bảo hiểm xã hội thực hiện như trên.