Hỏi về việc đi trả nợ thay cho người khác? Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản người khác. Giấy tờ vay mượn nợ chưa bị hủy có ảnh hưởng gì hay không?
Hỏi về việc đi trả nợ thay cho người khác? Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản người khác. Giấy tờ vay mượn nợ chưa bị hủy có ảnh hưởng gì hay không?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào quý công ty, tôi có 1 việc muốn tham khảo ý kiến của công ty về việc người đi trả nợ thay cho người đã viết giấy vay nợ, tôi và chủ nợ đã hẹn nhau đến chỗ hẹn, bên cho vay (bọn cho vay nặng lãi) đã đưa ra đúng tờ giấy viết tay của người đã vay. Người đến nhận tiền đúng là chủ cho vay trên tờ giấy vay đấy. Nhưng khi đếm tiền xong 35 triệu, họ lại không đưa cho tôi tờ giấy vay đấy mà đưa cho tờ khác, cũng là người đi vay ký nhưng vay của người có tên khác, không phải chủ tôi đang làm việc cùng và họ nhất quyết không đưa cho tôi tờ họ đứng tên, mà bắt trả tờ kia, tôi không đồng ý và đòi lại tiền của tôi, họ không trả và đã bỏ đi. Tôi có cuộc ghi âm nói chuyện giờ tôi phải giải quyết như nào? Tôi chân thành cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009;
2. Giải quyết vấn đề:
Hành vi của những người cho vay tiền trong trường hợp của bạn đang có dấu hiệu hình sự về các tội xâm phạm quyền sở hữu tài sản. Bạn chưa nêu rõ hành vi của những đối tượng trên nên chưa thể xác định được chính xác tội danh của các đối tượng này. Tuy nhiên từ những thông tin bạn cung cấp, có thể xác định những đối tượng này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:
Thứ nhất, Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 139 Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009:
"1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm."
Hành vi khách quan của tội này là người phạm tội có hành vi gian dối trước khi chiếm đoạt được tài sản.
Thứ hai, Tội cưỡng đoạt tài sản theo quy định tại Điều 135 Bộ luật Hình sự 1999:
"1. Người nào đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm."
Hành vi khách quan của tội phạm là hành vi đe dọa dọa sẽ dùng vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần người bị hại, chưa có hành vi dùng vũ lực để chiếm đoạt tài sản.
>>> Luật sư tư vấn về trả nợ thay cho người khác: 1900.6568
Thứ ba, Tội cướp tài sản theo quy định tại Điều 133 Bộ luật Hình sự 1999:
"1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm."
Hành vi khách quan của tội này là người phạm tội có hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị bị hại lâm vào tình trạng không thể chống cự nhằm chiếm đoạt tại sản.
Tùy thuộc vào hành vi mà những người đòi nợ sẽ bị truy cứu tội phạm cụ thể.
Để đảm bảo quyền lợi cho bạn, bạn làm đơn tường trình tới cơ quan công an cấp huyện nơi xảy ra hành vi để yêu cầu giải quyết.