Chủ đầu tư xây dựng dự án? Nguyên tắc cơ bản của quản lý dự án đầu tư xây dựng? Giải quyết vấn đề?
Tóm tắt câu hỏi:
Mình công tác ở cơ quan nhà nước có một dự án cải tạo, sửa chữa của cơ quan, theo quy định, Chủ sử dụng trực tiếp quản lý dự án hình thức sử dụng bộ máy kiêm nhiệm, nhưng khi ra quyết định thành lập thì quyết định thành lập Ban quản lý dự án hay Quyết định thành lập bộ phận giúp việc.
Mỗi một công trình xây dựng đều có các chủ dự án khác nhau. Với các cách quản lý và điều hành công trình dựa trên các quy định của pháp luật về đầu tư xây dụng dự án. có một số thắc mắc cần được giat đáp về vấn đề này đó là việc Chủ sử dụng trực tiếp quản lý dự án hình thức sử dụng bộ máy kiêm nhiệm, nhưng khi ra quyết định thành lập thì quyết định thành lập Ban quản lý dự án hay Quyết định thành lập bộ phận giúp việc. Vậy Chủ đầu tư kiêm nhiệm làm ban quản lý dự án được không? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn đọc trả lời các thắc mắc này.
Cơ sở pháp lý: Nghị định Số: 02/VBHN-BXD Về quản lý dự án đầu tư xây dụng
Luật sư
1. Chủ đầu tư xây dựng dự án
Nghị định Số: 02/VBHN-BXD Về quản lý dự án đầu tư xây dụng Tại Điều 4. Chủ đầu tư xây dựng quy định về chủ xây dụng như sau:
Chủ đầu tư xây dựng theo quy định tại Khoản 9 Điều 3 của
1. Đối với dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư, chủ đầu tư là cơ quan, tổ chức, đơn vị được Thủ tướng Chính phủ giao. Chủ đầu tư thực hiện thẩm quyền của người quyết định đầu tư xây dựng, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng công trình.
2. Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị và tổ chức chính trị – xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đầu tư, chủ đầu tư là Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành hoặc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực được thành lập theo quy định tại Điều 63 của
3. Đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách do tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước quyết định đầu tư thì chủ đầu tư là Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực do các doanh nghiệp này quyết định thành lập hoặc là cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình.
4. Đối với dự án sử dụng vốn khác, chủ đầu tư là cơ quan, tổ chức, cá nhân sở hữu vốn hoặc vay vốn để đầu tư xây dựng. Trường hợp dự án sử dụng vốn hỗn hợp, các bên góp vốn thỏa thuận về chủ đầu tư.
5. Đối với dự án PPP, chủ đầu tư là doanh nghiệp dự án do nhà đầu tư thành lập theo quy định của pháp luật.
Như vậy, có thể thấy pháp luật đã quy đinh chi tiết về chủ đầu tư xây dựng Đối với dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư, chủ đầu tư là cơ quan, tổ chức, đơn vị được Thủ tướng Chính phủ giao, Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị và tổ chức chính trị – xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đầu tư, chủ đầu tư là Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành hoặc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực được thành lập theo quy định, Ngoiaf ra còn có Đối với dự án sử dụng vốn nhà nước, Đối với dự án sử dụng vốn khác và Đối với dự án PPP cũng được quy định cụ thể về chủ đầu tư dự án.
2. Nguyên tắc cơ bản của quản lý dự án đầu tư xây dựng
– Dự án đầu tư xây dựng được quản lý thực hiện theo kế hoạch, chủ trương đầu tư, đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại Điều 51 của Luật Xây dựng năm 2014 và phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan quy định.
– Quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước và của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến thực hiện các hoạt động đầu tư xây dựng của dự án.
– Về Quản lý thực hiện dự án phù hợp với loại nguồn vốn sử dụng để đầu tư xây dựng như sau:
+ Đối với Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước được quản lý chặt chẽ, toàn diện, theo đúng trình tự để bảo đảm mục tiêu đầu tư, chất lượng, tiến độ thực hiện, tiết kiệm chi phí và đạt được hiệu quả dự án;
b) Dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư PPP (Public – Private Partner) có cấu phần xây dựng được quản lý như đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách theo quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
+ Đối với Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách được Nhà nước quản lý về chủ trương đầu tư, mục tiêu, quy mô đầu tư, chi phí thực hiện, các tác động của dự án đến cảnh quan, môi trường, an toàn cộng đồng, quốc phòng, an ninh và hiệu quả của dự án. Chủ đầu tư tự chịu trách nhiệm quản lý thực hiện dự án theo quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
Đối với Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn khác được Nhà nước quản lý về mục tiêu, quy mô đầu tư và các tác động của dự án đến cảnh quan, môi trường, an toàn cộng đồng và quốc phòng, an ninh.
+ Về Quản lý đối với các hoạt động đầu tư xây dựng của dự án theo các nguyên tắc được quy định tại Điều 4 của Luật Xây dựng năm 2014.
3. Giải quyết vấn đề
Theo quy định pháp luật, chủ đầu tư sử dụng tư cách pháp nhân của mình và bộ máy chuyên môn trực thuộc có đủ điều kiện, năng lực để trực tiếp quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng; trường hợp không đủ điều kiện thực hiện, chủ đầu tư được thuê tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Nghị định Số: 02/VBHN-BXD để thực hiện
Nghị định Số: 02/VBHN-BXD Về quản lý dự án đầu tư xây dụng Tại điều 64 Điều kiện năng lực của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng quy định:
1. Giám đốc quản lý dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực quy định tại khoản 2 Điều 54 Nghị định này;
2. Cá nhân phụ trách các lĩnh vực chuyên môn phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp với quy mô dự án, cấp công trình và công việc đảm nhận.
– Cá nhân tham gia quản lý dự án làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và phải có chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với công việc đảm nhận. Chủ đầu tư được thuê tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực để giám sát thi công và tham gia nghiệm thu hạng mục, công trình hoàn thành. Chi phí thực hiện dự án phải được hạch toán riêng theo quy định của pháp luật.
Trường hợp chủ đầu tư trực tiếp thực hiện quản lý dự án thì chủ đầu tư là ban quản lý dự án, do đó, chủ đầu tư sẽ ra quyết định thành lập Bộ phận giúp việc để giúp chủ đầu tư làm đầu mối quản lý dự án.
3. Kết luận
Chủ đầu tư ra quyết định thành lập Bộ phận giúp việc.
Trên đây là thông tin và nội dung chúng tôi tư vấn về vấn đề Chủ đầu tư kiêm nhiệm làm ban quản lý dự án được không? để giúp bạn đọc trả lời về nội dung này chúng tôi đã cung cấp một số thông tin cần thiết và quy định của pháp luật xoay quanh vấn đề này.