Vào hồi 8h00 sáng ngày 12/5/2015, tôi được giám đốc tài chính công ty là ông Chi Chien Yu không báo cách chức, giảm lương bằng miệng không có quyết định kèm theo chữ kí của Chủ tịch hội đồng quản trị hay Tổng giám đốc.
Tóm tắt câu hỏi:
Kính gửi văn phong luật sư. Tôi xin trình bày sự vụ như sau: Vào hồi 8h00 sáng ngày 12/5/2015, tôi được giám đốc tài chính công ty là ông Chi Chien Yu không báo cách chức, giảm lương bằng miệng không có quyết định kèm theo chữ kí của Chủ tịch hội đồng quản trị hay Tổng giám đốc. Sau khi tiếp nhận thông tin trên, tôi yêu cầu gặp Tổng giám đốc làm rõ vấn đề, ông này từ chối và yêu cầu tôi ngồi tại phòng họp công ty và không được trở về vị trí làm . Bên ngoài văn phòng có để cử thêm 2 đồng nghiệp canh gác. Vì không được Tổng giám đốc nên tôi đề nghị cho phép họp công đoàn và các đồng nghiệp cùng bộ phận phản ánh vấn đề để có hướng giải quyết, tuy nhiên ông này cắt cử thêm rất nhiều cán bộ Trung Quốc cưỡng chế việc tổ chức họp này của chúng tôi. Tất cả các phương án đưa ra về phía công ty đều không hợp tác, do vậy tôi viết giấy xin nghỉ phép (theo mẫu của công ty và nhờ đồng nghiệp làm nhân chứng chuyển cho ông Chi Chien Yu) để có thời gian bình tĩnh lại tìm hướng giải quyết. Ngày thứ 2 tôi nghỉ phép, có 2 thanh niên nhận là xã hội đen đến nhà đe dọa bố mẹ tôi rằng: “Nếu tôi khởi kiện làm cho công ty ngừng hoạt động, tôi sẽ phải trả nợ bằng máu”. Không gặp được tôi ở nhà nên 2 thanh niên này yêu cầu hẹn gặp tôi ở quán cafe gần Metro Hồng Bàng. Lo lắng sẽ gặp nguy hiểm nếu đi một mình, gia đình tôi đã tìm đến người thân là trưởng công an huyện An Dương hộ tống tôi đến địa điểm hẹn gặp. Đến địa điểm hẹn gặp gồm 5 đến 6 thanh niên đi cùng trên 2 chiếc xe gắn máy ko đội mũ bảo hiểm. Tôi và chú công an ngồi sẵn đó đợi. Một thanh niên đại diện đặt vấn đề với tôi rằng chúng có miếng cơm manh áo trên công ty mà tôi lại đem đơn kiện lên hải quan làm công ty không xuất nhập hàng được. Khi tên này trình bày như vậy, tôi đã đoán ngay ra vấn đề hiểu lầm nằm ở đâu? Vốn dĩ, Phó tổng giám đốc công ty là người quản lý cao nhất bên chi nhánh Việt Nam.Thời gian gần đó, giữa Tổng giám đốc và Phó tổng giám đốc có bất đồng quan điểm. Tổng giám đốc bày ra việc yêu cầu Phó giám đốc về nước họp giải quyết, nhưng thực chất đều đã có sẵn kết luận. Ông phó cho rằng thiếu sự tôn trọng mình nên đã vội vàng tuyên bố thôi việc. Với sự đột ngột của ông phó ông tổng không thể bình tĩnh và yêu cầu ông phó không cần quay lại Việt Nam(mặc dù khi thôi việc cần các thủ tục bàn giao, và dọn dẹp đồ đạc, chia tay đồng nghiệp). Từ đó 2 ông này liện hệ với nhau qua 1 ông nhà cung cấp, và mâu thuẫn ngày càng trở lên nghiêm trọng. Khả năng trong quá trình mâu thuẫn có nhắc đến việc tôi là người Việt Nam đầu tiên của công ty, nên việc nắm bắt các điểm yếu của công ty tôi đều rõ, hơn nữa tôi lại là cánh tay phải của ông phó, nên có rất nhiều điểm bất lợi cho công ty. Chính vì vậy, ông tổng vội vã thuê mướn xã hội để dằn mặt tôi trước. 5 ngày sau có 2 người thân cận của bà Tổng đến nhà tôi và nói nếu tôi biết thông tin cư trú của ông phó thì báo cho họ, họ sẽ cho một khoản tiền và phục chức lại cho tôi. Tôi nói rõ mâu thuẫn giữa ông Phó và ông Tổng nên để họ tự giải quyết, bản thân tôi hay những người liên quan không nên can thiệp. Sau sự từ chối đó, công ty liên tiếp gửi chuyển phát nhanh về nhà tôi những quyết định cách chức và sa thải. Gia đình tôi có viết công văn hồi đáp tuy nhiên, công ty không chấp thuận . Sang ngày thứ 8, tôi nhận được cuộc gọi từ Phó chủ tịch công đoàn tỉnh thông báo công ty kiện tôi lợi dụng quyền chức xâm phạm quyền lợi công nhân, dán ảnh nhân viên của tôi ở bảng tin nhà ăn, kết luận tôi tham ô nên bị sa thải. Công đoàn mời tôi lên tỉnh làm việc. Sau khi trình bày sự việc xong, họ hẹn tôi đến công ty hòa giải. Sau cuộc họp kết thúc, công đoàn tỉnh kết luận công ty làm sai lưu trình. Tuy nhiên, sau đó tôi gọi điện thì được biết chủ tịch đi vắng. Bên cạnh đó nội bộ công ty báo ông Chi Chien Yu và bà kế toán trưởng có đi quà cáp cho những bên đó, nên sau đó tôi cũng không liên lạc với họ. Thời gian gần đây tôi có viết thư với sự nhượng bộ muốn giải quyết mâu thuẫn trong hòa bình để cả 2 bên ko có thiệt hại đến kinh tế nhưng vẫn không nhận được sự hợp tác về phía công ty.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Về xử lý kỷ
– Nguyên tắc xử lý kỷ luật:
Điều 123. Nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật lao động
1. Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:
a) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;
b) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở;
c) Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa; trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật;
d) Việc xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản.
2. Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.
3. Khi một người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.
4. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:
a) Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;
b) Đang bị tạm giữ, tạm giam;
c) Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 Điều 126 của Bộ luật này;
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
d) Lao động nữ có thai, nghỉ thai sản; người lao động nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.
5. Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
– Về hình thức xử lý kỷ luật sa thải:
Điều 126. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải
Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong những trường hợp sau đây:
1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;
2. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm.
Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 127 của Bộ luật này;
3. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.
Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm: thiên tai, hoả hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và các trường hợp khác được quy định trong
– Trình tự xử lý kỷ luật lao động: Điều 30 Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn trình tự xử lý kỷ luật lao động như sau:
+) Người sử dụng lao động gửi thông báo bằng văn bản về việc tham dự cuộc họp xử lý kỷ luật lao động cho Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên cơ sở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở, người lao động, cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật của người lao động dưới 18 tuổi ít nhất 5 ngày làm việc trước khi tiến hành cuộc họp.
+) Cuộc họp xử lý kỷ luật lao động được tiến hành khi có mặt đầy đủ các thành phần tham dự được thông báo. Trường hợp người sử dụng lao động đã 03 lần thông báo bằng văn bản, mà một trong các thành phần tham dự không có mặt thì người sử dụng lao động tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động, trừ trường hợp người lao động đang trong thời gian không được xử lý kỷ luật quy định tại Khoản 4 Điều 123 của
+) Cuộc họp xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản và được thông qua các thành viên tham dự trước khi kết thúc cuộc họp. Biên bản phải có đầy đủ chữ ký của các thành phần tham dự cuộc họp và người lập biên bản. Trường hợp một trong các thành phần đã tham dự cuộc họp mà không ký vào biên bản thì phải ghi rõ lý do.
Như vậy việc công ty áp dụng hình xử lý kỷ luật cách chức rồi sa thải mà không có văn bản thông báo họp xử lý kỷ luật cũng như không mở cuộc họp xử lý kỷ luật là không đúng với quy định của pháp luật. Hơn nữa công ty cũng chưa chứng minh được lý do để xử lý kỷ luật bạn. Trong trường hợp bạn yêu cầu công ty làm rõ vấn đề nhưng công ty không giải quyết bạn có thể làm đơn khiếu nại gửi tới Sở lao động – Thương binh và xã hội nơi công ty có trụ sở hoặc nộp đơn tại Tòa án nhân dân cấp huyện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.