Theo quy định của pháp luật, khi tài xế gây ra tai nạn làm người khác chết người thì hành khách trên xe có phải chịu trách nhiệm hay không?
Tóm tắt câu hỏi:
Doanh nghiệp A chuyên dệt may, tuyển dụng nhiều lao động từ nhiều địa phương khác nhau và có xe đưa đón, chúng tôi có thuê hợp đồng lâu dài vận tải hành khách với công ty B. Hợp đồng nêu rõ nghĩa vụ của công ty B là vận chuyển công nhân của chúng tôi đến địa điểm làm việc. Ngày 4/01/2015, xe này va chạm với xe khác gây tai nạn, khiến công nhân trong xe bị thương và một người khác chết. Công nhân ngồi trên xe của chúng tôi có phải bồi thường hay không? Những trách nhiệm nào được đặt ra trong trường hợp này? Mong luật sư tư vấn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Trong trường hợp này, doanh nghiệp của bạn đã giao kết hợp đồng vận chuyển hành khách với công ty B. Hình thức của hợp đồng hành khách được quy định cụ thể tại Điều 528 Bộ luật dân sự 2005:
“1. Hợp đồng vận chuyển hành khách có thể được lập thành văn bản hoặc bằng lời nói.
2. Vé là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng vận chuyển hành khách giữa các bên.”
Theo quy định của Điều 529 Bộ luật dân sự 2005 thì bên vận chuyển có các nghĩa vụ như sau:
“1. Chuyên chở hành khách từ địa điểm xuất phát đến đúng địa điểm, đến đúng giờ, văn minh, lịch sự và bằng phương tiện một cách an toàn, theo lộ trình, bảo đảm đủ chỗ cho khách và không chuyên chở vượt quá trọng tải.
2. Mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với hành khách theo quy định của pháp luật.
3. Bảo đảm thời gian xuất phát đã được thông báo hoặc theo thỏa thuận.
4. Chuyên chở hành lý và trả lại cho hành khách hoặc ngừoi có quyền nhận hành lý tại địa điểm thỏa thuận theo đúng thời giờ.
5. Hoàn trả cho hành khách cước phí vận chuyển theo thỏa thuận.”
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Công ty B phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ nêu trên, tuy nhiên, trong trường hợp này xe khách của công ty B đã gây ra tai nạn giao thông. Những công nhân ở trên xe chỉ là hành khách, không phải là người trực tiếp gây ra tai nạn nên sẽ không phải chịu trách nhiệm đối với tai nạn. Công ty B sẽ phải chịu trách nhiệm về vụ tai nạn:
-
Thứ nhất, về trách nhiệm hình sự:
Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả chết người và nhiều người bị thương nêu trên là hâu quả nghiêm trọng. Nếu tài xế có lỗi cố ý hoặc vô ý gây ra hậu quả chết người thì có thể bị truy cứu vào một trong các tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự 1999 tùy theo mức độ nguy hiểm của hành vi của những người liên quan, đó có thể là: Tội vô ý làm chết người (Điều 98 Bộ luật hình sự 1999); Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ (Điều 202 Bộ luật hình sự 1999)
-
Thứ hai,về trách nhiệm dân sự:
Vụ việc trên đã làm phát sinh quan hệ dân sự về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Bên B, tài xế lái xe là người gây ra thiệt hại về tính mạng, sức khỏe cho các nạn nhân phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định tại Chương XXI, Bộ luật dân sự năm 2005 và Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì mức bồi thường sẽ căn cứ vào thiệt hại thực tế xảy ra bao gồm các khoản như:
– Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại bao gồm: tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị liệu… theo chỉ định của bác sỹ; tiền viện phí; tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng phục hồi sức khoẻ cho người bị thiệt hại theo chỉ định của bác sỹ; các chi phí thực tế, cần thiết khác cho người bị thiệt hại…
– Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị.
– Chi phí hợp lý cho người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị bao gồm: tiền tàu, xe đi lại, tiền thuê nhà trọ theo giá trung bình ở địa phương nơi thực hiện việc chi phí (nếu có) cho một trong những người chăm sóc cho người bị thiệt hại trong thời gian điều trị do cần thiết hoặc theo yêu cầu của cơ sở y tế.
– Thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị được xác định như sau.
– Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khoẻ bị xâm phạm. Mức bồi thường trước hết do các bên thoả thuận. Nếu không thoả thuận được, thì mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, nhưng tối đa không quá 30 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường.
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.