Hỏi về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai. Tranh chấp quyền sử dụng đất.
Hỏi về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai. Tranh chấp quyền sử dụng đất.
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi xin trình bày quý công ty một việc như sau: Con đường đi chung đó trước kia rộng 4m nhưng trên bản đồ địa chính thể hiện 2m thuộc đường giao thông nông thôn. Nhà bên cạnh cho rằng đó là đất của họ còn đường đi bị nhà tôi lấn chiếm nên khi tôi làm hàng rào vào ngày 25/12/2014, tối đó bị đập phá liền. Đất của họ trên bản đồ địa chính rộng 36m, chiều dài cùng độ dài với đất tôi nhưng thực tế họ sử dụng là 40m. Đất tôi trên bản đồ địa chính rộng 34m, tôi có sổ thuế nông nghiệp cấp năm 1991 là 35m, người bán đất cho tôi cũng đứng ra làm chứng đất tôi 35m. Nhà kia lấy thông tin từ cán bộ địa chính cũ cho rằng đất tôi rộng chỉ có 30m nên cho rằng 2m đường đi đó là tôi lấn của họ và lấn cả đường đi. Còn phần đất phía sau họ cho rằng của họ 40m thực tế sử dụng 43m. Họ có thuê luật sư và luật sư nói rằng dư thì trả lại. Vậy luật sư trả lời như thế có đúng không, lấn chiếm không được thì nói trả còn vu khống tôi lấn chiếm. Tôi phải đối đáp với vị luật sư đó như thế nào? Tôi bị áp lực quá mong tư vấn dùm. Tôi chân thành cảm ơn. Trân trọng kính chào.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Căn cứ Điều 203 Luật đất đai 2013 quy định thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai như sau:
“Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;
3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
4. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.”
Như vậy, nếu bạn đã có đầy đủ căn cứ chứng minh đất của gia đình bạn đang sử dụng là đúng, gia đình nhà hàng xóm có hành vi lấn chiếm đất thì gia đình bạn có thể gửi đơn tường trình tới Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đang có đất hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện để yêu cầu giải quyết.