Chào luật sư, gia đình tôi thuộc diện hộ nghèo, nhà ở thì dột nát, tường nứt sập đổ, mẹ tôi lại già yếu, mắt kém, trước đó mẹ tôi từng tham gia quân đội năm 1980.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, gia đình tôi thuộc diện hộ nghèo, nhà ở thì dột nát, tường nứt sập đổ, mẹ tôi lại già yếu, mắt kém, trước đó mẹ tôi từng tham gia quân đội năm 1980.
Bản thân tôi thì chạy đồng nát, cũng đủ tiền sinh hoạt, thu nhập thấp. Vậy xin hỏi luật sư gia đình tôi có thể nhận được sự hỗ trợ xây nhà ở của nhà nước không và gia đình tôi phải làm thủ tục gì để được hỗ trợ xây dựng nhà ở?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 167/2008/QĐ TTg về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở; theo đó đối tượng được hỗ trợ về nhà ở theo quy định của pháp luật phải đáp ứng đủ 3 điều kiện:
– “ Là hộ nghèo đang cư trú tại địa phương, có trong danh sách hộ nghèo do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý tại thời điểm Quyết định này có hiệu lực thi hành;
– Hộ chưa có nhà ở hoặc đã có nhà ở nhưng nhà ở quá tạm bợ, hư hỏng, dột nát, có nguy cơ sập đổ và không có khả năng tự cải thiện nhà ở;
– Hộ không thuộc diện đối tượng được hỗ trợ nhà ở theo quy định tại Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn và theo các chính sách hỗ trợ nhà ở khác.”
Cùng với quyết định đó Bộ Xây dựng, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư liên tịch số 08/2009/TTLT-BXD-BTC-BKHĐT-BNNPTNT–NHNN hướng dẫn thực hiện Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg. Về xếp loại thứ tự ưu tiên trợ cấp xây dựng nhà như sau:
“1.5.a) Hộ gia đình có công với cách mạng (hộ gia đình đang hưởng chế độ ưu đãi theo quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng);
b) Hộ đồng bào dân tộc thiểu số (hộ gia đình có chồng hoặc vợ là dân tộc thiểu số thì cũng được tính là hộ gia đình dân tộc thiểu số); các hộ nghèo có khó khăn về nhà ở tại các huyện nghèo quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP;
c) Hộ gia đình thuộc vùng thường xuyên xẩy ra thiên tai (các vùng sạt lở bờ sông, ven biển, sạt lở đất; vùng dễ xảy ra lũ quét ở khu vực miền núi…) đã có đất ở hoặc được chính quyền địa phương bố trí đất ở phù hợp với quy hoạch để xây dựng nhà ở;
d) Hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn (già cả, neo đơn, tàn tật);
đ) Hộ gia đình thuộc vùng khó khăn ;
e) Các hộ gia đình còn lại.
1.6. Đối với các hộ gia đình có cùng mức độ ưu tiên thì việc hỗ trợ được thực hiện trước theo thứ tự sau:
a) Hộ gia đình chưa có nhà ở (là hộ gia đình chưa có nhà ở riêng, hiện đang phải ở cùng bố mẹ, ở nhờ nhà của người khác, thuê nhà ở – trừ trường hợp được thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước);
b) Hộ gia đình có đông nhân khẩu và có nhà ở hư hỏng, dột nát (làm bằng các loại vật liệu rẻ tiền, chất lượng thấp…) có nguy cơ sập đổ, không an toàn khi sử dụng;
c) Hộ gia đình có có nhà ở hư hỏng, dột nát (làm bằng các loại vật liệu rẻ tiền, chất lượng thấp…) có nguy cơ sập đổ, không an toàn khi sử dụng.”
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Trong trường hợp của bạn, bạn xem có đáp ứng các điều kiện nêu trên không để xin cấp hỗ trợ xây dựng nhà ở. Mẹ bạn tham gia quân đội những năm 80, bạn xem có được chính quyền địa phương xác nhận là đối tượng có công với cách mạng không, nếu có thì đương nhiên gia đình bạn sẽ được hỗ trợ về xây nhà ở, nếu không thì còn phải xem xét vào tình hình thực tế của địa phương để từ đó bầu chọn có được trợ cấp hay không trợ cấp.
Nếu đáp ứng các điều kiện trên, thì bước tiếp theo bạn phải làm để xin hỗ trợ về xây nhà ở đó là:
– Bước 1. Đơn đề nghị được hỗ trợ nhà ở của chủ hộ, kèm theo danh sách trích ngang của các thành viên trong gia đình (ghi rõ họ tên, năm sinh, dân tộc, quan hệ với chủ hộ của từng nhân khẩu trong hộ) gửi đến ấp, khu phố.
– Bước 2. Ấp, khu phố tiến hành họp xét và lập biên bản gửi UBND cấp xã xem xét, giải quyết. Thành phần tham dự gồm: Ban quản lý ấp, khu phố, đại diện nhân dân và toàn thể hộ nghèo trong ấp.
– Bước 3. UBND cấp xã tiến hành họp xét và lập biên bản gửi Ban chỉ đạo cấp huyện thông qua Phòng Lao động-TB&XH. Thành viên tham dự gồm: Các thành viên của ban chỉ đạo điều hành giảm nghèo – việc làm ở xã, thị trấn.
– Bước 4. Phòng Lao động-TB&XH – Thường trực ban chỉ đạo tổ chức họp xét và trình UBND huyện quyết định
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
Chuyên viên tư vấn: Nguyễn Thị Bình