Quy định về cầm cố? Có được cầm cố giấy tờ cá nhân, giấy tờ tùy thân không? Cầm cố chứng minh thư nhân dâ có bị phạt hay không?
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho em hỏi có quy định nào của pháp luật về cầm cố giấy tờ tùy thân (như Chứng minh nhân dân, Giấy phép lái xe hay bằng tốt nghiệp, Giấy đăng ký kinh doanh, bằng thạc sĩ. Hiện nay em thấy nhiều tiệm cầm đồ vẫn cầm cố những giấy tờ này thì liệu có hợp pháp không?
Mỗi công dân đều có các giấy tờ tùy thân, các giấy tờ đó có giá trị về mặt pháp lý đối với mỗi người, đó là căn cứ để xác định nhân thân hay tài sản của cá nhân đó. có một số vấn đề được đặt ra ở đây đó là Có được cầm cố giấy tờ cá nhân, giấy tờ tùy thân không? Theo quy định của pháp luật thì việc cầm cố được quy định như thế nào? Dưới đây là thông tin về bài viết của chúng tôi để giai đáp về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý:
Luật sư
1. Quy định về cầm cố
Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Căn cứ dựa theo
1.1. Hiệu lực của cầm cố tài sản
–
– Cầm cố tài sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm bên nhận cầm cố nắm giữ tài sản cầm cố theo quy đinh và Trường hợp bất động sản là đối tượng của cầm cố theo quy định của luật thì việc cầm cố bất động sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký
1.2. Nghĩa vụ của bên cầm cố
– Giao tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố theo đúng thỏa thuận theo quy định.
– Phải Báo cho bên nhận cầm cố về quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố, nếu có và trong trường hợp không
– Thanh toán cho bên nhận cầm cố chi phí hợp lý để bảo quản tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác theo quy định
1.3 Quyền của bên cầm cố
– Yêu cầu bên nhận cầm cố chấm dứt việc sử dụng tài sản cầm cố trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 314 của Bộ luật dân sự 2015 nếu do sử dụng mà tài sản cầm cố có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của nó
– Yêu cầu bên nhận cầm cố trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan và nếu có khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt.
– Yêu cầu bên nhận cầm cố bồi thường thiệt hại xảy ra đối với tài sản cầm cố đó
– Được bán và thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản cầm cố nếu được bên nhận cầm cố đồng ý hoặc theo quy định của luật hiện hành
1.4 Nghĩa vụ của bên nhận cầm cố
– Bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố, nếu làm mất hay thất lạc hoặc hư hỏng tài sản cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố.
– Không được bán, trao đổi, tặng cho và sử dụng tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác.
– Không được cho thuê, cho mượn và khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác
– Trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan và nếu có khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
1.5 Quyền của bên nhận cầm cố
– Yêu cầu người đang chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật tài sản cầm cố trả lại tài sản đó.theo quy định
– Xử lý tài sản cầm cố theo phương thức đã thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật hiện hành
– Được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng tài sản cầm cố và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, nếu có thỏa thuận.
– Được thanh toán chi phí hợp lý bảo quản tài sản cầm cố khi trả lại tài sản cho bên cầm cố đó
1.6. Chấm dứt cầm cố tài sản
Cầm cố tài sản chấm dứt trong trường hợp như sau:
– Nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt theo quy định
– Việc cầm cố tài sản được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác
– Tài sản cầm cố đã được xử lý
– Theo thỏa thuận của các bên cầm cố
1.7. Trả lại tài sản cầm cố
Khi việc cầm cố tài sản chấm dứt theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 315 của Bộ luật Dân sự 2015 hoặc theo thỏa thuận của các bên thì tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan đến tài sản cầm cố được trả lại cho bên cầm cố. Hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản cầm cố cũng được trả lại cho bên cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác the quy định.
2. Có được cầm cố giấy tờ cá nhân, giấy tờ tùy thân không?
Thứ nhất, về cầm cố tài sản, Điều 309 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:
“Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.”.
Theo đó, giữa các bên hình thành một giao dịch dân sự, việc cầm cố tài sản là để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ theo thỏa thuận của các bên. Bên cầm cố dùng tài sản của mình giao cho bên nhận cầm cố nhằm cam kết thực hiện đúng theo thỏa thuận trong hợp đồng và những hậu quả phát sinh nếu như bên cầm cố vi phạm thỏa thuận của các bên.
Như vậy, việc cầm cố chỉ áp dụng đối với trường hợp, đối tượng dùng để cầm cố là tài sản của bên cầm cố. Việc xác định đối tượng nào được xem là “tài sản” được làm rõ tại Điều 105 Bộ luật dân sự 2015 như sau:
– Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
– Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.
Những giấy tờ tùy thân (như Chứng minh nhân dân, Giấy phép lái xe hay bằng tốt nghiệp, Giấy đăng ký kinh doanh, bằng thạc sĩ…) là những giấy tờ có giá trị với bản thân chủ sở hữu những giấy tờ đó nhưng trên thực tế, những giấy tờ này không thể quy đổi thành vật chất, và không có giá trị trên thị trường. Những giấy tờ này được xem như vật của chủ sở hữu. Vì vậy, nó được xem là một tài sản và được phép cầm cố nên cửa hàng kinh doanh dịch vụ cầm đồ có hoạt động cầm cố những giấy tờ đó là hợp pháp.
3. Cầm cố chứng minh thư nhân dân có bị phạt hay không?
Tại Điều 9. Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng chứng minh nhân dân quy định:
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không xuất trình chứng minh nhân dân khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền;
b) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp mới, cấp lại, đổi chứng minh nhân dân;
c) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về thu hồi, tạm giữ chứng minh nhân dân khi có yêu cầu của người có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sử dụng chứng minh nhân dân của người khác để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật;
b) Tẩy xóa, sửa chữa chứng minh nhân dân;
c) Thuê, mượn hoặc cho người khác thuê, mượn chứng minh nhân dân để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Khai man, giả mạo hồ sơ, cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để được cấp chứng minh nhân dân;
b) Làm giả chứng minh nhân dân;
c) Sử dụng chứng minh nhân dân giả.
4. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi thế chấp chứng minh nhân dân để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 2, Khoản 3 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thu hồi chứng minh nhân dân đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này.
Như vậy, Việc cầm cố chứng minh thư nhân dân có thể bị Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi thế chấp chứng minh nhân dân để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật. và Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi Thuê, mượn hoặc cho người khác thuê, mượn chứng minh nhân dân để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật.