Hỏi về cách tính vượt quá trọng tải của xe? Mức xử phạt hành chính đối với hành vi chở hàng vượt quá trọng tải.
Hỏi về cách tính vượt quá trọng tải của xe? Mức xử phạt hành chính đối với hành vi chở hàng vượt quá trọng tải.
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi xin hỏi luật sư, tôi có xe tải theo đăng kiểm của xe toàn tải 10.500 kg, tự trọng 3.145 kg (xác xe), khối lượng hàng được phép chuyên chở 7.160 kg. Tôi đã xếp hàng và thanh trà cán được toàn tải là 11.400 kg. Họ kết luận xe của tôi vượt tải trọng cho phép 13/100. Vậy họ kết luận có đúng không, cách tính là gì?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Căn cứ Khoản 9 Điều 3 Thông tư 91/2015/TT-BGTVT quy định: “9. Trọng tải là khối lượng hàng hóa cho phép chuyên chở được xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.”
Như vậy, xe vượt quá trọng tải được hiểu là xe chở hàng vượt quá khối lượng hàng hóa được phép chuyên chở theo giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vê môi trường (đăng kiểm xe).
Điều 24 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa vi phạm quy định về vận tải đường bộ như sau:
“2. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 10% đến 30% (trừ xe xi téc chở chất lỏng) và trên 20% đến 30% đối với xe xi téc chở chất lỏng;
…
5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:â)Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 30% đến 50%;
6. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 50% đến 100%.
7. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 100% đến 150%.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
8. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 150%.”
Để căn cứ có vượt quá trọng tải hay không, phải tính dựa trên trọng lượng được phép chuyên chở, như bạn có trình bày thì trên giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe toàn tải 10.500 kg, tự trọng 3.145 kg, trọng lượng hàng 7.160 kg. Như vậy trọng tải của xe bạn chở hàng là 7.160 kg, mà khi thanh trà cán xe bạn là 11.400 kg, tức vượt quá trọng tải so với trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường là 900 kg, khối lượng hàng hóa vượt quá khối lượng được phép chuyên chở tính theo phần trăm như sau:
(900 ÷ 7169) x 100 = 12,554% ≈ 13% (13/100).
Như vậy, trường hợp của bạn người có thẩm quyền kết luận xe của bạn vượt trọng tải cho phép 13/100 là đúng quy định của pháp luật.
+ Nếu bạn không phải là chủ phương tiện thì sẽ bị xử phạt hành chính như sau:
++ Đối với người trực tiếp điều khiển phương tiện là từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
++ Đối với chủ phương tiện: Cá nhân từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng; nếu là tổ chức từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
+ Nếu bạn là người điều khiển phương tiện giao thông đồng thời là chủ phương tiện, nếu là cá nhân từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng hoặc nếu là tổ chức từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.