Quy định của pháp luật về Quy hoạch xây dựng? Trình tự lập, phê duyệt quy hoạch xây dựng? Giải quyết vấn đề?
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho tôi hỏi hiện nay trong quy hoạch xây dựng thì có các loại điều chỉnh quy hoạch xây dựng nào, tôi xin cảm ơn!
Khi thực hiện các công trình xây dựng việc quan trọng đó chính là quy hoạch xây dựng để biết được các thiếu sót và những thuận lợi cơ bản cần tận dụng. Trong quá trình quy hoạch xây dựng thì có các Nguyên tắc và các loại điều chỉnh quy hoạch xây dựng được quy định theo pháp luật hiện hành, Vậy để hiểu rõ hơn về Nguyên tắc và các loại điều chỉnh quy hoạch xây dựng quy định như thế nào? Dưới đây là bài viết chi tiết
Cơ sở pháp lý:
Tổng đài luật sư
Mục lục bài viết
1. Quy định của pháp luật về Quy hoạch xây dựng
Căn cứ dựa trên
1.1. Quy hoạch xây dựng
Tại Điều 13. Quy hoạch xây dựng quy định:
1. Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch xây dựng khu chức năng là quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành.
2. Quy hoạch đô thị là quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia, bao gồm các loại quy hoạch được quy định tại Luật Quy hoạch đô thị.
Việc tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và thực hiện quy hoạch đô thị theo quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị.
3. Quy hoạch nông thôn là quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia, bao gồm các loại quy hoạch được quy định tại khoản 2 Điều 29 của Luật này.
4. Căn cứ lập quy hoạch xây dựng bao gồm:
a) Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh; chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực trong cùng giai đoạn phát triển;
b) Quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh;
c) Quy hoạch thời kỳ trước;
d) Quy chuẩn kỹ thuật về quy hoạch xây dựng và quy chuẩn khác có liên quan;
đ) Bản đồ, tài liệu, số liệu về hiện trạng kinh tế – xã hội, điều kiện tự nhiên của địa phương.
Như vậy việc xây dựng các công trình phải được quy hoạch theo quy định như Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch xây dựng khu chức năng là quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành, Quy hoạch đô thị là quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia,Quy hoạch nông thôn là quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia và Căn cứ lập quy hoạch xây dựng theo quy định. Mục đích của việc quy hoạch này là để thấy được những thiếu sót và những thuận lợi khi xây dụng.
1.2. Yêu cầu và nguyên tắc tuân thủ đối với quy hoạch xây dựng
– Về Yêu cầu đối với quy hoạch xây dựng quy định như sau:
+ Có sự Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, chiến lược phát triển ngành và các lĩnh vực, phù hợp với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, bảo đảm quốc phòng, an ninh và tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội bền vững; công khai, minh bạch, kết hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia, cộng đồng và cá nhân
+ Tổ chức và sắp xếp không gian lãnh thổ trên cơ sở khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đất đai, di tích lịch sử, di sản văn hóa và nguồn lực phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, đặc điểm lịch sử, văn hóa và trình độ khoa học và công nghệ theo từng giai đoạn phát triển theo quy định
+ Đáp ứng nhu cầu sử dụng hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật; bảo đảm sự kết nối và thống nhất công trình hạ tầng kỹ thuật khu vực, vùng, quốc gia và quốc tế
+ Bảo vệ môi trường và phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm thiểu tác động bất lợi đến cộng đồng, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử và các di sản văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo; bảo đảm đồng bộ về không gian kiến trúc, hệ thống công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật
+ Để Xác lập cơ sở cho công tác kế hoạch và quản lý đầu tư và thu hút đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng các công trình xây dựng trong vùng và các khu chức năng khu vực nông thôn.
– Về Nguyên tắc tuân thủ đối với quy hoạch xây dựng như sau:
+ Việc thực hiện chương trình, hoạt động đầu tư xây dựng, quản lý không gian và kiến trúc, cảnh quan phải tuân thủ quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia theo quy định của pháp luật về quy hoạch và quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt và phù hợp với nguồn lực huy động
+ Cấp độ quy hoạch xây dựng phải bảo đảm thống nhất và phù hợp với quy hoạch có cấp độ cao hơn theo quy định.
1.3. Rà soát quy hoạch xây dựng
– Quy hoạch xây dựng phải được định kỳ xem xét và rà soát, đánh giá quá trình thực hiện để kịp thời điều chỉnh phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn. Định kỳ rà soát đối với quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện là 10 năm và đối với quy hoạch chung và quy hoạch phân khu là 05 năm, đối với quy hoạch chi tiết là 03 năm kể từ ngày quy hoạch xây dựng được phê duyệt.
– Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm rà soát quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt theo quy dịnh
– Kết quả rà soát quy hoạch xây dựng phải được báo cáo bằng văn bản với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phê duyệt quy hoạch xây dựng để xem xét, quyết định.
1.4. Trách nhiệm lấy ý kiến về quy hoạch xây dựng
– Cơ quan và chủ đầu tư tổ chức lập quy hoạch xây dựng có trách nhiệm lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư có liên quan về nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng và Ủy ban nhân dân có liên quan có trách nhiệm phối hợp với cơ quan tổ chức lập quy hoạch xây dựng, chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng trong việc lấy ý kiến.
+ Đối với nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ thì Bộ Xây dựng có trách nhiệm lấy ý kiến các bộ, cơ quan, tổ chức khác ở trung ương có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm lấy ý kiến cơ quan, tổ chức và cá nhân và cộng đồng dân cư có liên quan ở địa phương theo quy định.
+ Các ý kiến đóng góp phải được tổng hợp đầy đủ hay giải trình, tiếp thu và báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét và quyết định.
1.5. Hình thức, thời gian lấy ý kiến về quy hoạch xây dựng
– Việc lấy ý kiến cơ quan và các tổ chức, cá nhân có liên quan về nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng được thực hiện bằng hình thức gửi hồ sơ, tài liệu hoặc tổ chức hội nghị, hội thảo. Cơ quan, tổ chức và các cá nhân được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản hoặc góp ý kiến trực tiếp.
– Việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư về nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chung xây dựng được thực hiện thông qua lấy ý kiến của đại diện cộng đồng dân cư bằng hình thức phát phiếu điều tra, phỏng vấn và Đại diện cộng đồng dân cư có trách nhiệm tổng hợp ý kiến của cộng đồng dân cư theo quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở đó
– Việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư về nhiệm vụ và đồ án quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết xây dựng và quy hoạch chung xây dựng xã, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn được thực hiện bằng phiếu góp ý thông qua hình thức trưng bày công khai hoặc giới thiệu phương án quy hoạch trên phương tiện thông tin đại chúng theo quy định
– Thời gian lấy ý kiến về quy hoạch xây dựng ít nhất là 20 ngày đối với cơ quan và 40 ngày đối với tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư.
– Cơ quan và các tổ chức lập quy hoạch xây dựng có trách nhiệm tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư được lấy ý kiến để hoàn thiện nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng; trường hợp không tiếp thu thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do trước khi phê duyệt quy hoạch theo quy định
– Chính phủ quy định chi tiết việc lấy ý kiến về nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư có liên quan khác
2. Trình tự lập, phê duyệt quy hoạch xây dựng
Quy hoạch xây dựng được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch xây dựng và được thực hiện theo trình tự sau:
– Lập và phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch xây dựng
– Điều tra và khảo sát thực địa; thu thập bản đồ, tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, hiện trạng kinh tế – xã hội và quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh có liên quan để lập đồ án quy hoạch xây dựng theo quy định
– Lập đồ án quy hoạch xây dựng chi tiết
– Thẩm định và phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng
3. Giải quyết vấn đề
Theo quy định của Luật xây dựng 2020 có các loại điều chỉnh quy hoạch xây dựng sau:
1. Điều chỉnh tổng thể quy hoạch xây dựng
+ Điều chỉnh tổng thể quy hoạch xây dựng được tiến hành khi tính chất, chức năng, quy mô của vùng, của khu vực lập quy hoạch thay đổi hoặc nội dung dự kiến điều chỉnh làm thay đổi cơ cấu, định hướng phát triển chung của vùng, khu vực quy hoạch;
+ Điều chỉnh tổng thể quy hoạch xây dựng phải bảo đảm đáp ứng yêu cầu thực tế, phù hợp xu thế phát triển kinh tế – xã hội và định hướng phát triển của vùng, của khu vực trong tương lai, nâng cao chất lượng môi trường sống, cơ sở hạ tầng và cảnh quan, bảo đảm tính kế thừa và không ảnh hưởng lớn đến các dự án đầu tư xây dựng đang triển khai.
2. Điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng được quy định như sau:
+ Điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng chỉ áp dụng đối với khu chức năng đặc thù;
+ Điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù được tiến hành khi nội dung dự kiến điều chỉnh không ảnh hưởng lớn đến tính chất, chức năng, quy mô ranh giới, định hướng phát triển chung của khu vực quy hoạch và giải pháp quy hoạch chính của khu vực lập quy hoạch phân khu xây dựng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng;
+ Điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù phải xác định rõ phạm vi, mức độ, nội dung điều chỉnh; bảo đảm tính liên tục, đồng bộ của quy hoạch chung xây dựng khu chức năng đặc thù hoặc quy hoạch phân khu xây dựng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng hiện có trên cơ sở phân tích, làm rõ nguyên nhân điều chỉnh; hiệu quả kinh tế – xã hội của việc điều chỉnh; giải pháp khắc phục những phát sinh do điều chỉnh quy hoạch xây dựng.
Như vậy, tùy thuộc vào loại hình cụ thể, mức độ phạm vi cũng như tính chất nhất định mà sẽ áp dụng loại điều chỉnh cho phù hợp với quy định chung của pháp luật.