Tháng 1/ 2004 tôi cho B vay sô tiền 200 triêụ đông vơí thơì hạn 1 năm. Đến hạn B không trả sô nơ trên. Tôi muốn làm đơn khởi kiện thì gửi đơn đến tòa án nào?
Tóm tắt câu hỏi
Xin chào Luật sư, tôi có một tình huống rất mong được luật sư tư vấn.
Tháng 1/ 2004 tôi có hô khâủ thường trú tại huyện X tỉnh K cho B có hô khâủ thường trú tại huyên Y tỉnh K vay sô tiền 200 triêụ đông vơí thơì hạn 1 năm. Đến hạn B không trả sô nơ trên và từ năm 2006 B đã chuyên vào công tác tại quân B thành phô H và sinh sống tại đó ( B có đăng kí tạm trú nhưng chưa chuyển hộ khâu vào quân B. ngày 10/10/ 2006 tôi khơỉ kiện yêu câù Toà án nhân dân huyên Y buộc B trả số tiên đã vay nói trên.
Hỏi: Theo pháp luât tố tụng dân sư hiên hành thì Toà án huỵên Y có thẩm quyền thụ lí giải quyết vụ việc trên không? Tại sao?
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Thứ nhất, nội dung tranh chấp ở đây là tranh chấp về hợp đồng dân sự ( việc thực hiện nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng) và là loại việc thuộc thẩm quyền dân sự của Toà án theo thủ tục tố tụng dân sự được quy định tại điều 25 BLTTDS
Thứ hai vụ, việc dân sự trên thuộc thẩm quyền dân sự của Toà án nhân dân cấp Huyện(theo quy định tại điều 33 BLTTDS được sửa đổi. Ngoài ra để đảm bảo việc giải quyết vụ việc dân sự của Toà án được nhanh chóng và đúng đắn, đảm bảo quyền lợi ích hợp pháp của nhà nước, quyền và lợi ích của đương sự còn cần tuân thủ nguyên tắc thẩm quyền của Toà án theo lãnh thổ.
Theo quy định của BLTTDS thẩm quyền của toà án dân sự theo lãnh thổ tại Điều 35, khoản 1″
“Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của
Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau: Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này;”
Như vậy, theo tình huống của bạn, xét thấy toà án có thẩm quyền thụ lí, giải quyết vụ án được xác định là toà án nơi cư trú của bị đơn B.Tuy nhiên lại không phải là toà án huyện Y tỉnh K mà sẽ là Toà án quận B thành phố H. Bởi theo quy định tại khoản 5 điều 08 Nghị quyết 03/2012/ NQ- HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất “những quy định chung” của bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi bổ sung theo luật sửa đổi bổ sung một số điều của bộ luật tố tụng dân sự .5. Việc xác định nơi cư trú, làm việc, nơi có trụ sở quy định tại Điều 35 của BLTTDS được xác định tại thời điểm nộp đơn khởi kiện,đơn yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc dân sự.
>>> Luật sư
Như vậy tại thời điểm nộp đơn khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết vụ việc mà bạn gửi đơn yêu cầu là ngày 10/10/ 2006 mà từ 2006 B đã chuyển vào công tác tại quân B thành phô H và sinh sống tại đó, mặc dù chưa chuyển hộ khẩu vào quân B thành phố H mà chỉ đăng kí tạm trú nhưng nơi cư trú của B vẫn là quận B . Bởi theo quy định tại điều 52 “Bộ luật dân sự 2015” về Nơi cư trú thì:
“1. Nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống. 2. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của cá nhân theo quy định tại khoản 1 Ðiều này thì nơi cư trú là nơi người đó đang sinh sống”.
Ngoài ra theo quy định tại khoản 1 điều 12, Luật cư trú 2006 ta thấy:
“Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. Chỗ ở hợp pháp là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật. Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú. Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú.”