Trong pháp luật, đôi khi chúng ta nghe thấy cụm từ hồi tố. Dù không có chế định nào cụ thể nhưng khái niệm hồi tố vẫn được sử dụng. Cùng bài viết dưới đây tìm hiểu hồi tố là gì? Quy định hiệu lực hồi tố trong pháp luật hình sự như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Hồi tố là gì?
Hồi tố được hiểu là hiệu lực trở về trước của một hoặc nhiều quy phạm pháp luật hình sự đối với hành vi được pháp luật hình sự quy định là tội phạm so với quy phạm pháp luật hình sự tại thời điểm có hiệu lực thi hành. Điều này thường áp dụng trong các văn bản quy phạm pháp luật, và đặc biệt luật hình sự thì thường gặp nhiều hơn.
Ví dụ:
Hồi tố là một dạng hiệu lực pháp luật của văn bản quy phạm pháp luật. Trong đó, hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật được coi là tính bắt buộc thi hành của văn bản trong một giai đoạn nhất định, trên một không gian nhất định và với những chủ thể pháp luật nhất định.
2. Quy định về hiệu lực hồi tố trong pháp luật hình sự:
Hiệu lực hồi tố của Luật Hình sự là việc áp dụng quy định của Bộ luật hình sự đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành. Về nguyên tắc, Luật Hình sự Việt Nam không có hiệu lực hồi tố và cũng không có một văn bản cụ thể nào xác định khái niệm hay đặc điểm của hồi tố. Đơn giản tội được quy định trong các văn bản pháp luật, xuất phát từ nguyên tắc pháp chế “không có tội nếu không có luật”.
Theo nguyên tắc này đạo luật hình sự chỉ có hiệu lực thi hành đối với tội phạm xảy ra khi đạo luật đó có hiệu lực thi hành và trước khi khi đạo luật đó mất hiệu lực. Nếu hành vi đã được thực hiện trước khi có luật thì không thể áp dụng điều luật đó để buộc họ chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, khi quy định của Bộ luật hình sự mới có lợi hơn cho người phạm tội, Bộ luật hình sự cho phép áp dụng quy định này đối với hành vi phạm tội đã được thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành. Quy định cho phép áp dụng hiệu lực hồi tố này vì những lý do nhân đạo khi những quy định của luật mới khoan hồng hơn so với luật cũ và sự cần thiết bảo vệ lợi ích Nhà nước của xã hội và lợi ích của công dân thì việc áp dụng hiệu lực hồi tố là cần thiết. Song việc áp dụng hiệu lực hồi tố cũng bó hẹp trong một vài trường hợp.
Theo Khoản 1 Điều 152 Văn bản hợp nhất 23/VBHN-VPQH ngày 15 tháng 7 năm 2020 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định: Chỉ trong trường hợp thật cần thiết để bảo đảm lợi ích chung của xã hội, thực hiện các quyền, lợi ích của tổ chức, cá nhân được quy định trong luật, nghị quyết của Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan trung ương mới được quy định hiệu lực trở về trước. Cũng tại Khoản 2, 3 Điều này quy định những trường hợp không được quy định hiệu lực trở về trước:
– Quy định trách nhiệm pháp lý mới đối với hành vi mà vào thời điểm thực hiện hành vi đó pháp luật không quy định trách nhiệm pháp lý.
– Quy định trách nhiệm pháp lý nặng hơn.
– Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt không được quy định hiệu lực trở về trước.
Trong pháp luật hình sự hiện hành, không quy định hiệu lực hồi tố đối với điều luật mới không có lợi cho người phạm tội. Riêng đối với điều luật mới có lợi cho người phạm tội thì áp dụng hiệu lực hồi tố. Cụ thể, tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 7
– Điều luật quy định một tội phạm mới, một hình phạt nặng hơn, một tình tiết tăng nặng mới hoặc hạn chế phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xóa án tích và quy định khác không có lợi cho người phạm tội, thì không được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.
– Điều luật xóa bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng, quy định một hình phạt nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ mới hoặc mở rộng phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện, xóa án tích và quy định khác có lợi cho người phạm tội, thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.
Có thể thấy, pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành không thừa nhân nguyên tắc hồi tố mà chỉ cho phép vận dụng nguyên tắc này trong một số trường hợp cụ thể theo hướng có lợi cho người phạm tội, việc quy định và áp dụng hiệu lực hồi tố là nguyên tắc thể hiện tính nhân đạo của Nhà nước ta.
3. Một số quy định pháp luật liên quan:
3.1. Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật:
Thời điểm có hiệu lực của toàn bộ hoặc một phần văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại văn bản đó nhưng không sớm hơn 45 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước ở trung ương; không sớm hơn 10 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; không sớm hơn 07 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã.
Văn bản quy phạm pháp luật được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn thì có thể có hiệu lực kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành, đồng thời phải được đăng ngay trên cổng thông tin điện tử của cơ quan ban hành và phải được đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng; đăng Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chậm nhất là 03 ngày kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước ở trung ương; đăng Công báo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chậm nhất là 03 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3.2. Ngưng hiệu lực văn bản quy phạm pháp luật:
Văn bản quy phạm pháp luật ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần cho đến khi có quyết định xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong các trường hợp sau đây:
a) Bị đình chỉ việc thi hành theo quy định tại khoản 3 Điều 164, khoản 2 Điều 165, khoản 2 và khoản 3 Điều 166, khoản 2 và khoản 3 Điều 167, khoản 1 Điều 170 của Luật này. Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định bãi bỏ thì văn bản hết hiệu lực; nếu không ra quyết định bãi bỏ thì văn bản tiếp tục có hiệu lực;
b) Cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật quyết định ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần của văn bản đó để kịp thời bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Thời điểm ngưng hiệu lực, tiếp tục có hiệu lực của văn bản hoặc hết hiệu lực của văn bản phải được quy định rõ tại văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Quyết định đình chỉ việc thi hành, quyết định xử lý văn bản quy phạm pháp luật phải đăng Công báo, đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng chậm nhất là 03 ngày kể từ ngày ra quyết định.
3.3. Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực:
Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau đây:
– Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản;
– Được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật mới của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó;
– Bị bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực.
3.4. Hiệu lực về không gian:
Văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước ở trung ương có hiệu lực trong phạm vi cả nước và được áp dụng đối với mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân, trừ trường hợp văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên có thẩm quyền hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ở đơn vị hành chính nào thì có hiệu lực trong phạm vi đơn vị hành chính đó và phải được quy định cụ thể ngay trong văn bản đó.
Trường hợp có sự thay đổi về địa giới hành chính thì hiệu lực về không gian và đối tượng áp dụng của văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương được xác định như sau:
a) Trường hợp một đơn vị hành chính được chia thành nhiều đơn vị hành chính mới cùng cấp thì văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân của đơn vị hành chính được chia vẫn có hiệu lực đối với đơn vị hành chính mới cho đến khi Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân của đơn vị hành chính mới ban hành văn bản quy phạm pháp luật thay thế;
b) Trường hợp nhiều đơn vị hành chính được nhập thành một đơn vị hành chính mới cùng cấp thì văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân của đơn vị hành chính được nhập vẫn có hiệu lực đối với đơn vị hành chính đó cho đến khi Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân của đơn vị hành chính mới ban hành văn bản quy phạm pháp luật thay thế;
c) Trường hợp một phần địa phận và dân cư của đơn vị hành chính được điều chỉnh về một đơn vị hành chính khác thì văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân của đơn vị hành chính được mở rộng có hiệu lực đối với phần địa phận và bộ phận dân cư được điều chỉnh.
* Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
–
–
– Văn bản hợp nhất 23/VBHN-VPQH ngày 15 tháng 7 năm 2020 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.