Tòa án nhân dân – nơi được xem là cơ quan bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp và chính đáng của nhân dân. Tại mỗi phiên tòa ngoài Thẩm phán thì thường sẽ có 2 hoặc 3 vị hội thẩm nhân dân. Vậy, Hội thẩm nhân dân là gì? Gồm những ai? Vai trò của Hội thẩm nhân dân? Bài viết dưới đây hy vọng sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về vấn đề nêu trên.
Mục lục bài viết
1. Hội thẩm nhân dân là gì?
Hiện nay, pháp luật nước ta chưa có một văn bản nào hướng dẫn về khái niệm hội thẩm nhân dân cụ thể. Tuy nhiên, theo Luật tổ chức
“Hội thẩm nhân dân là người được bầu hoặc cử theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ xét xử những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án. Hội thẩm dân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu theo sự giới thiệu của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp, đồng thời, cũng do Hội đồng nhân dân cùng cấp miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Chánh án
Như vậy, việc có hội thẩm khi xét xử sơ thẩm hình sự, dân sự, hành chính là một chủ trương đúng đắn của đảng ta trong việc nâng cao nền tư pháp nước ta. Đảng ta đã sớm quan tâm đến việc này kể từ khi luật tổ chức tòa án lần đầu tiên ra đời vào năm 1960.
Hội thẩm nhân dân tiếng Anh là People’s jurors
Hội thẩm nhân dân | People’s jurors |
Tòa án | Court |
Thẩm phán | Judge |
Bị cáo | Accused |
2. Hội thầm nhân dân gồm những ai?
Hội thẩm nhân dân sẽ bao gồm hai bộ phận sau đây:
Thứ nhất, theo Bộ luật tố tụng dân sự quy định hội thẩm nhân dân như sau:
Đối với vụ án có đương sự là người chưa thành niên thì phải có Hội thẩm nhân dân là người đã hoặc đang công tác tại Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em.
Đối với vụ án lao động thì phải có Hội thẩm nhân dân là người đã hoặc đang công tác trong tổ chức đại diện tập thể lao động hoặc người có kiến thức về pháp
Thứ hai, theo Bộ luật tố tụng hình sự thì Hội thẩm nhân dân được quy định như sau:
Đối với bị cáo dưới 18 tuổi, thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm phải có một Hội thẩm là giáo viên hoặc cán bộ Đoàn thanh niên hoặc người có kinh nghiệm hiểu biết tâm lý người dưới 18 tuổi
Ngoài ra, còn có Hội thẩm quân nhân: Phiên tòa có Hội thẩm nhân dân sẽ được tòa án quân sự có thẩm quyền xét xử. Vụ án hình sự mà có bị cáo là quân nhân, hoặc liên quan đến Quân đội nhân dân, liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân, viên chức quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu hoặc gây thiệt hại đến tài sản, danh dự, uy tín của Quân đội nhân dân hoặc phạm tội trong doanh trại quân đội hoặc khu vực quân sự do Quân đội nhân dân quản lý, bảo vệ.
3. Vai trò của Hội thẩm nhân dân:
- Nhiệm vụ và vai trò của Hội đồng nhân dân
Hội thẩm nhân dân thực hiện nhiệm vụ xét xử những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân theo phân công của Chánh án Tòa án nơi được bầu làm Hội thẩm nhân dân.
- Hội thẩm quân nhân thực hiện nhiệm vụ xét xử những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án quân sự theo phân công của Chánh án Tòa án nơi mình được cử làm Hội thẩm quân nhân.
- Hội thẩm có nghĩa vụ thực hiện sự phân công của Chánh án Tòa án, trường hợp không thực hiện được thì phải nêu rõ lý do.
- Trong 01 năm công tác mà Hội thẩm không được Chánh án Tòa án phân công làm nhiệm vụ xét xử thì có quyền yêu cầu Chánh án Tòa án cho biết lý do.
Như vậy, vai trò của Hội thẩm nhân dân có vai trò rất quan trọng trong mỗi phiên tòa, việc Hội thẩm tham gia xét xử sơ thẩm nhằm xét xử vụ án được công bằng, đúng người, đúng tội, nhân dân được thể hiện ý kiến của mình trong quá trình xét xử. Bên cạnh đó, Hội thẩm còn được giao quyền ngang với thẩm phán trong việc biểu quyết để ra một bản án theo hình thức đa số. Ngoài ra, tại các phiên tòa, hội thẩm nhân dân sẽ là trực tiếp nêu ra một số quan điểm, lẻ sống, mang tính chất giáo dục, truyền tải những thông điệp cũng như khuyên ngăn những bị cáo sau khi hết thời hạn chịu án sẽ sống ý nghĩa hơn, không được đi vào con đường phạm pháp, trái pháp luật.
4. Các quy định khác về Hội thẩm nhân dân:
Thứ nhất, tiêu chuẩn Hội thẩm
- Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có uy tín trong cộng đồng dân cư, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực.
- Có kiến thức pháp luật.
- Có hiểu biết xã hội.
- Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Thứ hai, thủ tục bầu, cử, miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm nhân dân
- Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương đề xuất nhu cầu về số lượng, cơ cấu thành phần Hội thẩm đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp lựa chọn và giới thiệu người đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 85 của Luật này để Hội đồng nhân dân có thẩm quyền theo luật định bầu Hội thẩm nhân dân;
Chánh án Tòa án nhân dân sau khi thống nhất với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp. đề nghị Hội đồng nhân dân miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm nhân dân.
– Hội thẩm quân nhân Tòa án quân sự quân khu và tương đương do Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam cử theo sự giới thiệu của cơ quan chính trị quân khu, quân đoàn, quân chủng, tổng cục hoặc cấp tương đương.
Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương sau khi thống nhất với cơ quan chính trị quân khu, quân đoàn, quân chủng, tổng cục hoặc cấp tương đương đề nghị Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm quân nhân Tòa án quân sự quân khu và tương đương.
- Hội thẩm quân nhân Tòa án quân sự khu vực do Chính ủy quân khu, quân đoàn, quân chủng, tổng cục hoặc cấp tương đương cử theo sự giới thiệu của cơ quan chính trị sư đoàn hoặc cấp tương đương.
Chánh án Tòa án quân sự khu vực sau khi thống nhất với cơ quan chính trị sư đoàn hoặc cấp tương đương đề nghị Chính ủy quân khu, quân đoàn, quân chủng, tổng cục hoặc cấp tương đương miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm quân nhân Tòa án quân sự khu vực.
Thứ ba, nhiệm kỳ của Hội thẩm nhân dân
- Nhiệm kỳ của Hội thẩm nhân dân theo nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân đã bầu ra Hội thẩm nhân dân.
Khi Hội đồng nhân dân hết nhiệm kỳ, Hội thẩm nhân dân tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Hội đồng nhân dân khóa mới bầu ra Hội thẩm nhân dân mới.
- Nhiệm kỳ của Hội thẩm quân nhân là 05 năm, kể từ ngày được cử.
Thứ tư, chế độ, chính sách đối với Hội thẩm nhân dân
- Hội thẩm được tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, tham gia hội nghị tổng kết công tác xét xử của Tòa án.
Kinh phí tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ Hội thẩm được dự toán trong kinh phí hoạt động của Tòa án, có sự hỗ trợ của ngân sách địa phương theo quy định của luật.
– Hội thẩm là cán bộ, công chức, viên chức, quân nhân tại ngũ, công nhân quốc phòng thì thời gian làm nhiệm vụ Hội thẩm được tính vào thời gian làm việc ở cơ quan, đơn vị.
– Hội thẩm được tôn vinh và khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
– Hội thẩm được hưởng phụ cấp xét xử, được cấp trang phục, Giấy chứng minh Hội thẩm để làm nhiệm vụ xét xử.
Chế độ phụ cấp xét xử, mẫu trang phục, cấp phát và sử dụng trang phục, Giấy chứng minh Hội thẩm do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Thứ năm, trách nhiệm của Hội thẩm nhân dân
– Trung thành với Tổ quốc, gương mẫu chấp hành Hiến pháp và pháp luật.
– Tham gia xét xử theo sự phân công của Chánh án Tòa án mà không được từ chối, trừ trường hợp có lý do chính đáng hoặc do luật tố tụng quy định.
– Độc lập, vô tư, khách quan trong xét xử, góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức, cá nhân.
- Tôn trọng nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân.
- Giữ bí mật nhà nước và bí mật công tác theo quy định của pháp luật.
- Tích cực học tập để nâng cao kiến thức pháp luật và nghiệp vụ xét xử.
- Chấp hành nội quy, quy chế của Tòa án.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật bãi nhiệm hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.
Hội thẩm trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình mà gây thiệt hại thì Tòa án nơi Hội thẩm đó thực hiện nhiệm vụ xét xử phải có trách nhiệm bồi thường và Hội thẩm đã gây thiệt hại có trách nhiệm bồi hoàn cho Tòa án theo quy định của pháp luật.
Thứ sáu, đoàn Hội thẩm; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân đối với Hội thẩm
- Hội thẩm được tổ chức thành Đoàn Hội thẩm.
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì phối hợp với Bộ Nội vụ và Tòa án nhân dân tối cao trình Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn Hội thẩm.
- Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự khu vực phân công Hội thẩm tham gia xét xử, bảo đảm phù hợp với yêu cầu xét xử vụ án.
- Cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân có người được bầu hoặc cử làm Hội thẩm có trách nhiệm tạo điều kiện để Hội thẩm làm nhiệm vụ.
- Trong thời gian Hội thẩm làm nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh án Tòa án thì cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân có Hội thẩm đó không được điều động, phân công Hội thẩm làm việc khác, trừ trường hợp đặc biệt và phải
thông báo cho Chánh án Tòa án biết.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
- Luật Tổ chức tòa án nhân dân 2014;
Bộ luật tố tụng hình sự 2015 , sửa đổi bổ sung 2017;Bộ luật tố tụng dân sự 2015 , sửa đổi bổ sung 2017.