Hội nghị hiệp thương là hội nghị tiến hành trong hoạt động xây dựng và tổ chức bộ máy nhà nước. Trong đó, nhu cầu xây dựng bộ máy chính quyền là đòi hỏi với các cách thức tổ chức đúng quy định của pháp luật hiện hành. Cùng tìm hiểu về hội nghị hiệp thương.
Mục lục bài viết
1. Hội nghị hiệp thương là gì?
Hội nghị hiệp thương là hội nghị giữa Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với các tổ chức thành viên. Các tổ chức này tham gia vào hội nghị trong một đợt nhất định. Nhằm thực hiện tìm kiếm các mục đích đề ra ban đầu. Được tiến hành ở trung ương và ở địa phương với các quy trình và thời gian thích hợp. Tính chất tiến hành đồng bộ ở cả Trung ương và Địa phương nhằm kịp thời tìm kiếm các đối tượng phù hợp tham gia vào quản lý nhà nước. Trong đó, tính chất đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân phải được đáp ứng.
Các tiêu chí được xác định trong hội nghị là rất cụ thể. Giúp tìm ra những người phù hợp. Đảm bảo cả về học vấn, trình độ, năng lực và đạo đức. Khi đó, họ mới xứng đáng cho tính chất tham gia vào bộ máy lãnh đạo. Vừa thực hiện quản lý, điều hành nhà nước. Vừa phản ánh các nhu cầu và nguyện vọng, vì lợi ích của nhân dân.
Hội nghị được tiến hành thành nhiều lần theo quy định của pháp luật hiện hành. Để thỏa thuận về cơ cấu, thành phần và số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân từng cấp. Cũng như việc lập danh sách sơ bộ và lựa chọn. Lập danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
2. Chủ thể hội nghị hiệp thương:
Hội nghị hiệp thương diễn ra ở cả trung ương và địa phương. Theo đó, các chủ thể và thành phần tham gia cũng được quy định khác nhau. Bởi tính chất trong phân công và phối hợp trong quyền lực nhà nước. Cần thiết có cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương và địa phương. Trong đó, hội nghị tìm kiếm các đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
Hội nghị hiệp thương ở trung ương do Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam triệu tập và chủ trì. Phản ánh các tính chất công việc cũng như quyết định có hiệu lực cho hội nghị được tổ chức ở Trung ương.
Hội nghị hiệp thương ở địa phương do Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở mỗi cấp triệu tập và chủ trì. Nhằm để thực hiện công việc của Hội nghị hiệp thương ở cấp mình. Tìm ra đại biểu Hội đồng nhân dân tương ứng cho cấp mình. Thể hiện từ cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. Khi đó, các hội nghị đảm bảo tiến hành tìm ra các đại biểu Hội đồng nhân dân tương ứng cho các cấp đó, và số lượng đại biểu Quốc hội xác định.
3. Mục đích của hội nghị hiệp thương:
Các hội nghị hiệp thương lần thứ nhất, lần thứ hai và lần thứ ba tiến hành. Với mỗi hội nghị diễn ra, các mục đích lại được xác định tương ứng.
Trước tiên, xác định các yêu cầu hay tiêu chuẩn lựa chọn cụ thể. Cũng như xác định cách thức tiến hành đồng bộ, mang đến hiệu quả cao. Thỏa thuận về cơ cấu, thành phần và số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân từng cấp. Đưa ra các tiêu chí về số lượng trên những quy định cụ thể trong yêu cầu. Các cá nhân được giới thiệu ứng cử trước tiên phải đảm bảo yêu cầu về năng lực, trình độ,… và các yêu cầu đối với ứng viên. Bên cạnh đó, để thấy được mức độ phù hợp của ứng viên khi tham gia vào bộ máy lãnh đạo.
Cũng như việc lập danh sách sơ bộ và lựa chọn. Dựa trên các tiêu chí phù hợp và đối chiếu so sánh. Cũng như những chủ thể đạt được lòng dân trong tin tưởng nhất định. Các hội nghị hiệp thương mang đến những khoảng thời gian dành cho biểu quyết ý kiến của nhân dân. Các ý kiến được lấy độc lập, dân chủ, phản ánh nguyện vọng trên thực tế của người dân. Mang đến tính khách quan trong trao quyền lực, và những đảm bảo trong tính chất người đại biểu. Đó là thực hiện phản ánh các ý chí của nhân dân. Làm vai trò trong đại diện tiếng nói là luôn phục vụ nhân dân.
Lập danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Khi đã thực hiện các giai đoạn trong lấy ý kiến. Đã hoàn thành các bước theo quy định của pháp luật hiện hành. Tìm ra số lượng phù hợp vừa đáo ứng tiêu chí đề ra. Vừa nhận được các tin tưởng từ phía nhận dân.
Kết luận
Như vậy, mục đích cuối cùng được xác định chính là tìm được người phù hợp đảm nhận vai trò của đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Từ đó tìm ra những cá nhân tiêu biểu, xứng đánh trong vai trò của nhà lãnh đạo. Nhà nước ta với vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản. Là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Do đó mà các nhu cầu trong tìm kiếm người lãnh đạo phải được đảm bảo thực hiện hiệu quả. Quan trọng nhất là các lợi ích phải được xác định với nhân dân. Trong tính chất đặt lợi ích phát triển quốc gia nên hàng đầu. Có như vậy, người lãnh đạo mới mang đến các giá trị của mình. Cũng như nhận được tín nhiệm từ phía nhân dân.
4. Nội dung hội nghị hiệp thương:
Tính chất đảm bảo cho ý nghĩa của hội nghị:
Bên cạnh các yêu cầu trong tiêu chí lựa chọn phù hợp. Người dân được tham gia trong một giai đoạn cụ thể để tìm kiếm đại biểu xứng đáng. Dựa trên cơ sở của thông tin, tiểu sử cung cấp, và trên niềm tin dành cho đối tượng đó. Để đảm bảo dân chủ và lựa chọn được những người tiêu biểu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân. Hội nghị hiệp thương sẽ được tiến hành ba lần:
– Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất;
– Hội nghị hiệp thương lần thứ hai;
– Hội nghị hiệp thương lần thứ ba.
Từ những khâu đầu tiên, tính chất trong xác định tiêu chí hay số lượng đều được đảm bảo hiệu quả. Các nội dung phản ánh cho bước thực hiện để mang đến kết quả cuối cùng cho tìm kiếm đại biểu đáp ứng nguyện vọng của nhân dân.
Tổ chức hiệp thương, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân là một giai đoạn hết sức quan trọng trong quá trình tổ chức bầu cử. Việc hiệp thương, giới thiệu người ứng cử được tiến hành thông qua 05 bước cụ thể như sau:
5. Các bước tiến hành hội nghị hiệp thương:
– Bước 1: Tổ chức hội nghị hiệp thương lần thứ nhất.
Để thỏa thuận về cơ cấu, thành phần, số lượng người được giới thiệu ứng cử. Tức là xây dựng các tiêu chí và số lượng cụ thể. Người xứng đáng được có mặt trong danh sách đáp ứng các yêu cầu về tiểu sử. Bên cạnh được giới thiệu ứng cử. Các thỏa thuận mang đến hình dung ban đầu cho các yêu cầu được giới hạn phạm vi hơn. Các đối tượng cũng có thể đánh giá được khả năng tham gia vào danh sách ứng cử của mình.
– Bước 2: Tổ chức giới thiệu người của cơ quan, tổ chức, đơn vị, người của các đơn vị hành chính cấp dưới, của thôn, tổ dân phố để đưa vào danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Giới thiệu mang đến những cái tên cụ thể xuất hiện trong danh sách. Khi đó, các đối tượng đang đáp ứng những nhu cầu ban đầu được đặt ra.
– Bước 3: Tổ chức hội nghị hiệp thương lần thứ hai.
Để lập danh sách sơ bộ những người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân. Danh sách được lập mang đến các hình dung cơ bản nhất với số lượng các đối tượng thực tế tham gia. Cùng với nắm giữ những thông tin liên quan đến các đối tượng đó.
Bước 4: Lấy ý kiến cử tri ở nơi cư trú, nơi công tác đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân. Và ở nơi công tác hoặc làm việc (nếu có) đối với người tự ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân. Mang đến tính chất trong dân chủ của nhân dân. Được tham gia vào biểu quyết quan trọng. Ý chí của họ được phản ánh độc lập mà không phụ thuộc vào chủ thể khác. Mang đến các phiếu bầu khách quan cho đối tượng xứng đáng được giữ chức đại biểu.
Đây phải là những người xứng đáng với chức danh. Mang đến những đóng góp trong phản ánh nguyện vọng và nhu cầu của nhân dân. Cũng như xây dựng những cách thức tìm kiếm lợi ích cho nhân dân tốt nhất.
– Bước 5: Tổ chức hội nghị hiệp thương lần thứ ba.
Để lựa chọn, lập danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân. Những đối tượng cuối cùng đáp ứng tiêu chí tham gia vào danh sách đại biểu. Và chính thức trở thành đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp cho nhiệm kỳ tương ứng.