Hội đồng Thẩm phán là một tổ chức rất quan trọng của Tòa án nhân dân tối cao, không phải bất cứ Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao nào cũng là thành viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Đây là những thẩm phán có đủ điều kiện theo quy định.
Mục lục bài viết
1. Hội đồng thẩm phán là gì?
Hội đồng thẩm phán là Một tổ chức của Tòa án nhân dân tối cao thực hiện chức năng là cơ quan xét xử cao nhất theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm, đồng thời là cơ quan hướng dẫn các Tòa án áp dụng thống nhất pháp luật.
Hội đồng thẩm phán làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số. Quyết định của Hội đồng thẩm phán phải được quá nửa số thành viên trong Hội đồng biểu quyết tán thành.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Tư pháp có trách nhiệm tham dự các phiên họp của Hội đồng Thẩm phán khi thảo luận việc hướng dẫn áp dụng pháp luật.
Một số từ vựng liên quan đến Hội đồng xét xử trong tiếng Anh:
Hội đồng Thẩm phán tiếng Anh là Judges’ Chambers
Một số thuật ngữ pháp lý liên quan
Hội đồng nhân dân (tiếng Anh là People’s Council)
Tòa án nhân dân (tiếng Anh là The People’s Tribunal)
Tòa án (tiếng Anh là court/law court/court of law)
Tòa án quận (tiếng Anh là District Court/Tribunal)
Tòa sơ thẩm (tiếng Anh là Magistrates’ court/Lower court/Court of inferior jurisdiction/Court of First Instance)
Tòa phúc thẩm (tiếng Anh là Court of Appeal/Appellate Court)
Chánh án (tiếng Anh là tribunal president)
Quan tòa (tiếng Anh là judge)
Bồi thẩm đoàn (tiếng Anh là jury)
Tiến hành xét xử (tiếng Anh là conduct a case)
Thi hành án (tiếng Anh là judgment execution)
Đội thi hành án (tiếng Anh là Department of Law Enforcement)
Bị cáo (tiếng Anh là defendant)
Nguyên đơn (tiếng Anh là plaintiff)
Cáo trạng (tiếng Anh là indictment)
Buộc tội (tiếng Anh là charge)
Lời khai (tiếng Anh là deposition)
Đối chất (tiếng Anh là cross-examination)
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao:
Số lượng thành viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao không dưới mười ba người và không quá mười bảy người; gồm Chánh án, các Phó Chánh án Tòa nhân dân tối cao là Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và các Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Tại Khoản 2 Điều 22 Luật tổ chức tòa án nhân dân 2014 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao như sau:
– Giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng;
– Ban hành nghị quyết hướng dẫn các Tòa án áp dụng thống nhất pháp luật;
– Lựa chọn quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, có tính chuẩn mực của các Tòa án, tổng kết phát triển thành án lệ và công bố án lệ để các Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử;
– Thảo luận, góp ý kiến đối với báo cáo của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về công tác của Tòa án nhân dân để trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước;
– Tham gia ý kiến đối với dự án luật, dự thảo nghị quyết để trình Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết để trình Ủy ban thường vụ Quốc hội;
– Thảo luận, cho ý kiến đối với dự thảo văn bản pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và dự thảo văn bản pháp luật giữa Tòa án nhân dân tối cao với cơ quan có liên quan theo quy định của Luật ban hành văn bản pháp luật.
3. Cách thức làm việc:
Phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham gia; quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành.
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm 5 Thẩm phán hoặc toàn thể Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Việc xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm 5 Thẩm phán hoặc toàn thể Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được thực hiện theo quy định của luật tố tụng.
4. Danh sách Hội đồng Thẩm phán đương nhiệm gồm 17 thành viên:
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao: Nguyễn Hòa Bình.
Các Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao:
Bùi Ngọc Hòa: Phó Chánh án thường trực
Tống Anh Hào
Nguyễn Văn Tiến
Nguyễn Văn Thuân
Nguyễn Thúy Hiền
Dương Văn Thăng, Chánh án Tòa án Quân sự Trung ương
Lê Hồng Quang
Nguyễn Trí Tuệ
Các thẩm phán Tòa án nhân tối cao
Lương Ngọc Trâm
Lê Văn Minh
Nguyễn Văn Du
Chu Xuân Minh
Đặng Xuân Đào
Trần Văn Cò
Đào Thị Xuân Lan
Nguyễn Thị Hoàng Anh
5. Tổng hợp 32 nghị quyết của hội đồng thẩm phán toà án nhân dân tối cao trong lĩnh vực dân sự:
(Từ năm 1990 đến tháng 9 năm 2020)
STT | TÊN VĂN BẢN | NỘI DUNG CHÍNH |
Nghị quyết số 02/ HĐTP ngày 19 tháng 10 năm 1990 hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật thừa kế | 1. Hướng dẫn về di sản 2. Hướng dẫn về những người thừa kế không có quyền hưởng di sản 3. Hương dẫn về di sản dùng việc thờ cúng 4. Hướng dẫn về thừa kế theo pháp luật 5. Hướng dẫn thừa kế thế vị 6. Hướng dẫn về thừa kế tài sản của con nuôi, cha nuôi, mẹ nuôi 7. Hướng dẫn về quan hệ thừa kế giữa con riêng và cha kế, mẹ kế 8. Hướng dẫn về việc tước quyền hưởng di sản, nhường quyền hưởng di sản 9. Hướng dẫn về phân chia di sản 10. Hướng dẫn về hiệu khởi kiện | |
Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23 tháng 12 năm 2000 hướng dẫn áp dụng một số quy định của | 1. Điều kiện kết hôn 2. Tài sản chung của vợ chồng 3. Quyền thừa kế tài sản giữa vợ chồng 4. Xác định cha, mẹ, con 5. Quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn 6. Hoà giải tại Toà án 7. Căn cứ cho ly hôn 8. Thuận tình ly hôn | |
Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP ngày 16 tháng 4 năm 2003 hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết một số loại tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình | 1. Hướng dẫn đối với các tranh chấp đối với hợp đồng dân sự: – Tranh chấp hợp đồng dân sự có đặt cọc – Tranh chấp hợp đồng mua bán nhà ở. 2. Đối với về tranh chấp hôn nhân gia đình: – Thừa kế trong trường hợp chưa có đăng ký kết hôn; – Ly hôn có yếu tố nước ngoài | |
Nghị quyết số 04/2003/NQ-HĐTP ngày 27 tháng 5 năm 2003 hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong việc giải quyết các vụ án kinh tế | Nghị quyết hướng dẫn một số các quy định về: 1. Việc xác định hợp đồng kinh tế vô hiệu; 2. Việc xử lý hợp đòng kinh tế vô hiệu; 3. Việc áp dụng Điểm 3 Điều 32 Pháp lệnh giải quyết các vụ án kinh tế. | |
Nghị quyết số 05/2003/NQ-HĐTP ngày 31 tháng 7 năm 2003 hướng dẫn thi hành một số quy định của Pháp lệnh Trọng tài thương mại | 1. Phân biệt thẩm quyền giải quyết các vụ tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại giữa Trọng tài thương mại và Toà án nhân dân; 2. Toà án chỉ định Trọng tài viên trong trường hợp các bên thoả thuận giải quyết vụ tranh chấp tại Hội đồng Trọng tài do các bên thành lập 3. Thay đổi Trọng tài viên 4. Áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời 5. Huỷ quyết định trọng tài 6. Xét kháng cáo, kháng nghị 7. Hình thức văn bản của Toà án cấp sơ thẩm về việc huỷ hoặc không huỷ quyết định trọng tài và của Hội đồng xét xử xét kháng cáo, kháng nghị 8. Việc chỉ định Thẩm phán giải quyết các yêu cầu của đương sự 9. Lệ phí toà án liên quan đến trọng tài 10. Lưu trữ hồ sơ trọng tài | |
Nghị quyết số 01/2004/NQ-HĐTP ngày 28 tháng 04 năm 2004 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ Luật Dân sự về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng | I. VỀ NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG 1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại 2. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại 3. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại 4. Chi phí hợp lý II. XÁC ĐỊNH THIỆT HẠI 1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm 2. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm 3. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm 4. Thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại do sức khỏe, tính mạng bị xâm phạm III. BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ GÂY RA (ĐIỀU 627 BỘ LUẬT DÂN SỰ) 1. Xác định nguồn nguy hiểm cao độ 2. Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra IV. HIỆU LỰC THI HÀNH CỦA NGHỊ QUYẾT | |
Nghị quyết số 32/2004/NQ-QH11 ngày 15 tháng 6 năm 2004 về việc thi hành Bộ luật tố tụng dân sự | Quy định nhiệm vụ, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan về các công việc để đảm bảo hiệu lực của BLTTDS kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2005. Đồng thời hướng dẫn quy định các thẩm quyền giải quyết vụ án của Tòa án nhân dân các cấp; thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh tế, lao động đã có hiệu lực pháp luật trước ngày BLTTDS được công bố và sau ngày Bộ luật tố tụng công bố. | |
I. VIỆC ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THỜI HIỆU 1. Việc áp dụng các quy định của pháp luật về thời hiệu đối với các giao dịch dân sự 2. Việc áp dụng các quy định của pháp luật về thời hiệu khởi kiện liên quan đến thừa kế II. VỀ THỪA KẾ, TRANH CHẤP LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT 1. Xác định quyền sử dụng đất là di sản 2. Việc giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất III. VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ TÀI SẢN DO NHÀ NƯỚC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG 1. Tài sản được nhà nước cấp cho người có công với cách mạng | ||
Nghị quyết số 742/2004/NQ/UBTVQH11ngày 24 tháng 12 năm 2004 về việc giao thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự quy định tại Điều 33 của Bộ luật Tố tụng dân sự cho các toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh | Hướng dẫn thẩm quyền của Toà án nhân dân cấp huyện | |
Nghị quyết 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31 tháng 3 năm 2005 hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ nhất “Những quy định chung” của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 | 1. HD về thẩm quyền của Tòa án 2. HD về người tiến hành tố tụng và việc thay đổi người tiến hành tố tụng 3. HD về người tham gia tố tụng 4. Án phí, lệ phí và thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu 5. Một số mẫu văn bản tố tụng | |
Nghị quyết số 02/2005/NQ-HĐTP ngày 27 tháng 04 năm 2005 về việc hướng dẫn thi hành một số quy định tại Chương VIII “Các biện pháp khẩn cấp tạm thời” của Bộ luật tố tụng dân sự | 1. Hướng dẫn áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời 2. Một số mẫu văn bản tố tụng liên quan đến việc áp dụng Ban hành kèm theo Nghị quyết này. | |
Nghị quyết số 03/2005/NQ-HĐTP ngày 28 tháng 04 năm 2005 về việc hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật phá sản | 1. Những quy định chung của Luật phá sản 2. HD nộp đơn và thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của Luật phá sản 3. Nghĩa vụ về tài sản của Luật phá sản 4. Các biện pháp bảo tàng tài sản của Luật phá sản 5. HD một số quy định khác của Luật phá sản 6. Một số mẫu văn bản | |
Nghị quyết số 04/2005/NQ-HĐTP ngày 17 tháng 9 năm 2005 hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về “Chứng minh và chứng cứ” | 1. HD cung cấp chứng cứ 2. HD xác định chứng cứ 3. Giao nhận chứng cứ 4. Thu thập chứng cứ 5. Giao nhận chứng cứ trong giai đoạn xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm 6. Giao nhận chứng cứ trong giai đoạn xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm 7. HD về một số mẫu văn bản tố tụng liên quan đến chứng minh và chứng cứ | |
1. HD chương XII “khởi kiện và thụ lý vụ án của BLTTDS” 2. HD chương XIII “hòa giải và chuẩn bị xét xử” của BLTTDS 3. HD chương XIV “Phiên tòa sơ thẩm” của BLTTDS 4. HD Các mẫu văn bản tố tụng | ||
Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08 tháng 7 năm 2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 trong việc giải quyết các tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng | I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG 1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại 2. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại 3. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại 4. Chi phí hợp lý 5. Nghĩa vụ chứng minh của các đương sự 6. Về thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại II. XÁC ĐỊNH THIỆT HẠI 1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm 2. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm 3. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm 4. Thời gian hưởng bồi thường thiệt hại do sức khỏe, tính mạng bị xâm phạm (Điều 612 BLDS) III. BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ GÂY RA (ĐIỀU 623 BLDS) 2. Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. | |
Nghị quyết số 05/2006/NQ-HĐTP ngày 04 tháng 08 năm 2006 hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ ba “Thủ tục giải quyết vụ án tại toà án cấp phúc thẩm” của bộ luật tố tụng dân sự | 1. HD về chương XV “Tính chất của xét xử phúc thẩm và kháng cáo, kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm” 2. HD về chương XVI “Chuẩn bị xét xử phúc thẩm” 3. HD về chương XVII “Thủ tục xét xử phúc thẩm 4. Các mẫu văn bản tố tụng | |
Nghị quyết số 293A/2007/UBTVQH12 ngày 27/9/2007 về việ giao thẩm quyền xét xử các vụ án hình sự quy định tại Khoản 1 Điều 170 của Bộ luật tố tụng hình sự và thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự tại Điều 33 của Bộ luật tố tụng dân sự cho các Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. | Giao thẩm quyền xét xử các vụ án hình sự các vụ án hình sự quy định tại khoản 1 Điều 170 của BLTTHS và thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự quy định tại Điều 33 của BLTTDS từ ngày 01 tháng 11 năm 2007 cho các Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã. | |
Nghị quyết số 01/2012/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 6 năm 2012 hướng dẫn áp dụng một số Quy định của pháp luật về án phí, lệ phí Tòa án | 1. Những quy định chung 2. Án phí trong vụ án hình sự 3. Án phí trong vụ án dân sự 4. Án phí trong vụ án hành chính | |
Nghị quyết số 04/2012/NQ-HĐTP ngày 03 tháng 12 năm 2012 hướng dẫn thi hành một số quy định về “Chứng minh và chứng cứ” của Bộ luật Tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự | 1. Hướng dẫn về chứng cứ chứng minh 2. Các mẫu văn bản tố tụng liên quan đến chứng minh và chứng cứ | |
Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03 tháng 12 năm 2012 hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất “những quy định chung” của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự | Hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất “những quy định BLTTDS sửa đổi, bổ sung 2011, đồng thời ban hành một số mẫu văn bản như: Bản án, giấy chứng nhận quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. | |
Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03 tháng 12 năm 2012 hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm” của Bộ luật Tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự | Hướng dẫn phẩn thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm”, đồng thời ban hành một số mẫu áp dụng trong tố tụng dân sự như: Đơn khởi kiện, Giấy báo nhận đơn khởi kiện, Thông báo trả lại đơn khởi kiện, … | |
Nghị quyết 06/2012/NQ-HĐTP ngày 03 tháng 12 năm 2012 hướng dẫn Quy định trong phần thứ ba “Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp phúc thẩm” của Bộ Luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi theo Luật sửa đổi Bộ Luật tố tụng dân sự do Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao ban hành | 1. Phạm vi điều chỉnh 2. Người có quyền kháng cáo 3. Đơn kháng cáo 4. Về thời hạn kháng cáo, kháng nghị 5. Kiểm tra đơn kháng cáo 6. Kháng cáo quá hạn 7. Thông báo nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm 8. Thông báo về việc kháng cáo 9. Hậu quả của việc kháng cáo, kháng nghị 10. Gửi hồ sơ vụ án và kháng cáo, kháng nghị 11. Thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị 12. Về thụ lý vụ án để xét xử phúc thẩm 13. Thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm 14. Chuyển hồ sơ vụ án cho VKS nghiên cứu 15. Phạm vi xét xử phúc thẩm 16. Về hoãn phiên toà phúc thẩm 17. Chuẩn bị khai mạc phiên toà phúc thẩm và thủ tục bắt đầu phiên toà phúc thẩm 18. Nguyên đơn rút đơn khởi kiện trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm 19. Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự tại phiên tòa phúc thẩm 20. Gửi bản án, quyết định phúc thẩm 21. Các mẫu văn bản tố tụng | |
1. Phạm vi điều chỉnh 2. Xác định thẩm quyền 3. Thỏa thuận trọng tài vô hiệu 4. Thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được 5. Xác định Tòa án có thẩm quyền đối với hoạt động trọng tài quy định tại Điều 7 Luật TTTM 6. Mất quyền phản đối 7. Về thỏa thuận trọng tài 8. Thành lập Hội đồng trọng tài vụ việc 9. Thay đổi Trọng tài viên 10. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại quyết định của Hội đồng trọng tài về việc không có thỏa thuận trọng tài, thỏa thuận trọng tài vô hiệu, thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được, thẩm quyền của Hội đồng trọng tài 11. Về đề nghị Tòa án thu thập chứng cứ, triệu tập người làm chứng 12. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục của Tòa án áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời 13. Đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc 14. Căn cứ hủy phán quyết trọng tài 15. Tòa án xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài 16. Lệ phí Tòa án liên quan đến Trọng tài 17. Ban hành các mẫu văn bản tố tụng | ||
Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP ngày 28 tháng 10 năm 2015 về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ | 1. Án lệ và giá trị pháp lý của án lệ 2. Tiêu chí lựa chọn án lệ 3. Rà soát, phát hiện bản án, quyết định để đề xuất phát triển thành án lệ 4. Lấy ý kiến đối với bản án, quyết định được đề xuất lựa chọn, phát triển thành án lệ 5. Hội đồng tư vấn án lệ 6. Thông qua án lệ 7. Công bố án lệ 8. Nguyên tắc áp dụng án lệ trong xét xử 9. Huỷ bỏ, thay thế án lệ | |
Nghị quyết số 103/2015/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2015 về việc thi hành Bộ luật tố tụng dân sự | – Hướng dẫn các trường hợp áp dụng – Hướng dẫn trường hợp áp dụng thời hiệu tại Điều 159 và Điểm h Khoản 1 Điều 192 của BLTTDS số 24/2004/QH11 – Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan | |
Nghị quyết số 02/2016/NQ-HĐTP ngày 30 tháng 06/2016 Hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị quyết số 103/2015/QH13 ngày 25/11/2015 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật tố tụng dân sự và Nghị quyết số 104/2015/QH13 ngày 25/11/2015 của Quốc hội về việc thi hành Luật tố tụng hành chính. | 1. Áp dụng pháp luật tố tụng dân sự và tố tụng hành chính để giải quyết vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, vụ án hành chính 2. Áp dụng pháp luật tố tụng dân sự và tố tụng hành chính để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật trước ngày 01-7-2016 3. Áp dụng pháp luật về án phí để giải quyết vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, vụ án hành chính theo thủ tục rút gọn 4. Áp dụng pháp luật về thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu để giải quyết vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, vụ án hành chính 5. Áp dụng pháp luật về thẩm quyền giải quyết vụ việc hôn nhân và gia đình | |
Nghị quyết số 03/2016/NQ-HĐTP ngày 26 tháng 8 năm 2016 hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật phá sản | 1. HD về tài sản ở nước ngoài, người tham gia thủ tục phá sản ở nước ngoài 2. HD về vụ việc phá sản có tính chất phức tạp 3. HD về tham khảo quyết định giải quyết phá sản trước đó trong vụ việc phá sản tương tự 4. HD về biện pháp khẩn cấp tạm thời | |
Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 ban hành một số biểu mẫu trong tố tụng dân sự | Biểu mẫu trong tố tụng: – Biên bản giao nhận tài liệu, chứng cứ – Biên bản lấy lời khai của đương sự – Biên bản lấy lời khai của người làm chứng – … | |
Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP ngày 05 tháng 05 năm 2017 hướng dẫn một số quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 192 | 1. HD về người khởi kiện không có quyền khởi kiện 2. HD về chưa có đủ điều kiện khởi kiện của pháp luật quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 192 BLTTDS 2015 3. HD về vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án 4. HD về địa chỉ của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vu liên quan 5. HD xử lý việc ghi địa chỉ của người bị kiện, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan 6. HD quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án | |
Nghị quyết số 03/2018/NQ-HĐTP ngày 15 tháng 5 năm 2018 hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong giải quyết tranh chấp về xử lý nợ xấu, tài sản đảm bảo của khoản nợ xấu tại Tòa án nhân dân | 1. Tranh chấp về nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm, tranh chấp về quyền xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu 2. Tranh chấp về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu được giải quyết theo thủ tục rút gọn 3. Đơn khởi kiện, nộp đơn và thụ lý đơn khởi kiện về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu theo thủ tục rút gọn 4. Về thỏa thuận nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu, tranh chấp “không có đương sự cư trú ở nước ngoài, tài sản tranh chấp ở nước ngoài” 5. Ủy quyền khởi kiện, tham gia tố tụng 6. Kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng 7. Về tài sản bảo đảm 8. Điều khoản chuyển tiếp | |
Nghị quyết số 04/2018/NQ-HĐTP ngày 09 tháng 08 năm 2018 ban hành một số biểu mẫu trong giải quyết việc dân sự | Biểu mẫu trong tố tụng dân sự: – Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự – Đơn rút yêu cầu giải quyết việc dân sự – Giấy xác nhận đã nhận đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự,… | |
Nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐTP ngày 11 tháng 01 năm 2019 hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật về lãi, lãi suất, phạt vi phạm | 1. Áp dụng pháp luật về lãi, lãi suất trong hợp đồng vay tài sản không phải là hợp đồng tín dụng 2. Xác định lãi, lãi suất trong hợp đồng vay tài sản không phải là hợp đồng tín dụng 3. Xác định lãi, lãi suất trong hợp đồng vay tài sản không phải là hợp đồng tín dụng thuộc trường hợp áp dụng Bộ luật Dân sự năm 2005 4. Xác định lãi, lãi suất trong hợp đồng vay tài sản không phải là hợp đồng tín dụng thuộc trường hợp áp dụng Bộ luật Dân sự năm 2015 5. Xác định thời điểm xét xử sơ thẩm và thời gian chậm trả 6. Áp dụng pháp luật về lãi, lãi suất trong hợp đồng tín dụng 7. Xác định lãi, lãi suất trong hợp đồng tín dụng tại thời điểm xét xử sơ thẩm 8. Xử lý thỏa thuận về lãi, lãi suất cao hơn mức lãi, lãi suất được pháp luật quy định 9. Điều chỉnh lãi, lãi suất 10. Xác định lãi suất trung bình 11. Xử lý việc không trả nợ đúng hạn trong hợp đồng vay tài sản 12. Quyết định lãi, lãi suất trong bản án, quyết định của Tòa án | |
Thông báo số 15/TB-HĐTP ngày 05 tháng 06 năm 2019 về việc đính chính Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao | Do sơ suất trong khâu đánh máy, soát xét nên Nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐTP có sai sót về kỹ thuật, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông báo đính chính nội dung: 1. Đính chính Ví dụ 2 điểm c khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐTP; 2. Đính chính điểm b khoản 2 Điều 3 Nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐTP. | |
Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP ngày 18 tháng 6 năm 2019 về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ | 1. Án lệ 2. Tiêu chí lựa chọn án lệ 3. Đề xuất bản án, quyết định để phát triển thành án lệ 4. Lấy ý kiến đối với bản án, quyết định được đề xuất lựa chọn, phát triển thành án lệ 5. Hội đồng tư vấn án lệ 6. Thông qua án lệ 7. Công bố án lệ 8. Áp dụng án lệ trong xét xử 9. Bãi bỏ án lệ 10. Thủ tục bãi bỏ án lệ 11. Các biểu mẫu | |
Nghị quyết số 01/2020/NQ-HĐTP ngày 05 tháng 3 năm 2020 hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong giải quyết tranh chấp về tài sản chung của dòng họ. | 1. HD xác định thành viên dòng họ 2. HD Quyền khởi kiện vụ án tranh chấp về tài sản chung của dòng họ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của dòng họ 3. HD Đương sự trong vụ án tranh chấp về tài sản chung của dòng họ 4. HD Địa chỉ của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án tranh chấp về tài sản chung của dòng họ 5. HD Nhập vụ án tranh chấp về tài sản chung của dòng họ |