Hội đồng dân tộc do Quốc hội bầu ra từ các đại biểu Quốc hội, có rất nhiều nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa to lớn trong các công tác như giám sát, kiến nghị, trình dự án luật, tham gia đóng góp ý kiến…. Do đó, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Hội đồng dân tộc được quy định rất chặt chẽ.
Mục lục bài viết
1. Hội đồng dân tộc là gì?
Trước kia, vấn đề dân tộc là một trong những vấn đề có ý nghĩa và được quan tâm nhiều nhất đối với cách mạng Việt Nam. Bởi lẽ, để có được Nhà nước như hiện nay thì một phần lớn là do công lao, sự hy sinh và đoàn kết một lòng của nhân dân ta trên khắp cả nước. Cũng chính vì vậy, mà sau này trong tất cả các bản Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều quy định những vấn đề liên quan đến Hội đồng dân tộc. Đây chính là một phần không thể thiếu đối với nước ta. Tại
Và để các bạn đọc hiểu được khái niệm về Hội đồng dân tộc là gì? Tác giả sẽ giới thiệu cho các bạn đọc hiểu về khái niệm dân tộc.
Dân tộc được hiểu là hình thái đặc thù của một tập đoàn người, xuất hiện trong quá trình phát triển của tự nhiên và xã hội cùng với sự phát triển thay đổi của đất nước. Cũng dựa và những đặc trưng cơ bản về ngôn ngữ, văn hóa và ý thức mà phân chia. Hiện nay, tại nước ta có 54 dân tộc sinh sống và rải rác trên khắp các tỉnh thành. Nhưng dân tộc kinh được xem là dân tộc có số lượng đông nhất và chủ yếu sinh sống và làm việc tại các tỉnh, thành phố đồng bằng, lớn trên cả nước. Tuy nhiên, khái niệm về dân tộc cũng có thể hiểu là một cộng đồng người cùng một loại ngôn ngữ, màu da, văn hóa, sắc tộc, nguồn gốc hoặc lịch sử. Hoặc cũng có thể hiểu là những người cùng chung lãnh thổ và chính quyền ví dụ như dân tộc Việt Nam. Cũng chính vì vậy mà Nhà nước ta đã quy định Hội đồng dân tộc để phù hợp với tình hình thực tế của nước ta và nâng cao vai trò, giá trị của dân tộc. Từ đó nâng cao bản sắc dân tộc nước ta, khẳng định vị thế của nước ta trên thế giới.
Theo đó, hội đồng dân tộc quốc hội là cơ quan trực thuộc Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, như một Uỷ ban của Quốc hội, do Quốc hội bầu ra. Hội đồng có nhiệm vụ nghiên cứu và kiến nghị với Quốc hội những vấn đề về dân tộc, thực hiện quyền giám sát việc thi hành chính sách dân tộc.
Hội đồng dân tộc gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và một số thành viên làm việc theo chế độ chuyên trách do Quốc hội bầu. Chủ tịch Hội đồng dân tộc được tham dự các phiên họp của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, được mời tham dự các phiên họp của Chính phủ bàn việc thực hiện chính sách dân tộc.
Hội đồng dân tộc tiếng anh là Nation council.
2. Một số thuật ngữ có liên quan đến Hội đồng dân tộc:
– Văn phòng Bộ – Ministry Office
– Thanh tra Bộ – Ministry Inspectorate
– Tổng cục – Directorate
– Ủy ban – Committee/Commission
– Cục – Department/Authority/Agency
– Vụ – Department
– Học viện – Academy
– Viện – Institute
– Trung tâm – Centre
– Ban – Board
– Phòng – Division
– Vụ Tổ chức Cán bộ – Department of Personnel and Organisation
– Vụ Pháp chế – Department of Legal Affairs
– Vụ Hợp tác quốc tế – Department of International Cooperation
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Dân tộc:
– Thẩm tra dự án luật, dự án pháp lệnh về chính sách dân tộc; thẩm tra các dự án khác do Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao; thẩm tra việc bảo đảm chính sách dân tộc trong các dự án luật, pháp lệnh trước khi trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
– Tham gia ý kiến về việc ban hành quy định thực hiện chính sách dân tộc của Chính phủ.
– Giám sát việc thực hiện luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thuộc lĩnh vực dân tộc; giám sát việc thi hành chính sách dân tộc, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
– Giám sát văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có liên quan đến công tác dân tộc.
– Trình dự án luật trước Quốc hội, dự án pháp lệnh trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội về lĩnh vực Hội đồng Dân tộc phụ trách.
– Kiến nghị các vấn đề về chính sách dân tộc của Nhà nước, các vấn đề liên quan đến tổ chức, hoạt động của các cơ quan hữu quan và về những vấn đề khác có liên quan đến công tác dân tộc.
Như vậy, Hội đồng dân tộc có vai trò rất quan trọng đối với một quốc gia. Với nhiệm vụ nghiên cứu và kiến nghị những vấn đề hiệu quả, bất cập với Quốc hội. Từ đó thực hiện quyền giám sát việc thi hành chính sách dân tôc, các chính sách kế hoạch kinh tế – xã hội ở miền núi, vùng dân tộc thiểu sô khó khăn. Thực hiện các chính sách nhằm mục đích gắn kết mối quan hệ giữa các dân tộc lại với nhau, cùng nhau đoàn kết, tương thân tương ái. Đồng thời thực hiện các nhiệm vụ về nghiên cứu, thẩm tra các dự án luật, kiến nghị với ban ngành có thẩm quyền về luật, dự án pháp lệnh và các dự án quốc gia khác. Chính vì vậy, nâng cao tinh thần và trách nhiệm của mỗi thành viên, cán bộ lãnh đạo trong Hội đồng dân tộc là vấn đề vô cùng cần thiết và quan trọng đối với vận mệnh của một quốc gia.
4. Tổ chức Hội đồng dân tộc Quốc hội:
Hội đồng dân tộc gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên. Chủ tịch Hội đồng dân tộc do Quốc hội bầu; các Phó Chủ tịch và các Ủy viên Hội đồng dân tộc do Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn.
Hội đồng Dân tộc tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số.
Khi Hội đồng Dân tộc quyết định vấn đề thuộc về một dân tộc mà đại biểu dân tộc đó không tán thành thì Hội đồng báo cáo xin ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; trong trường hợp thật cần thiết trình Quốc hội xem xét và quyết định.
Trong trường hợp Hội đồng Dân tộc bàn quyết định vấn đề thuộc về một dân tộc mà dân tộc đó không có đại diện trong Hội đồng Dân tộc, thì phải tham khảo ý kiến của đại diện Dân tộc đó trước khi quyết định. Từ đó đưa ra những vấn đê cần phải bàn luận trong các vấn đề mà các dân tộc đang và sẽ cần đến
Hội đồng Dân tộc chịu trách nhiệm và
Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo, điều hoà, phối hợp hoạt động của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban.
Quốc hội bầu Chủ tịch, các phó Chủ tịch, các uỷ viên Hội đồng Dân tộc trong số đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khoá Quốc hội. Khi cần thiết, Quốc hội có thể bầu bổ sung hoặc thay đổi thành viên của Hội đồng Dân tộc.
Thường trực Hội đồng
Chủ tịch, các Phó chủ tịch và một số uỷ viên được Hội đồng Dân tộc cử hợp thành Thường trực Hội đồng.
Thường trực Hội đồng có nhiệm vụ:
Dự kiến chương trình hoạt động hàng tháng, hàng quý, sáu tháng, cả năm trình Hội đồng xem xét, quyết định;
Tổ chức thực hiện chương trình hoạt động và các quyết định, kết luận của Hội đồng, chuẩn bị các báo cáo, tài liệu phục vụ hoạt động của Hội đồng;
Giữ mối quan hệ thường xuyên với các thành viên của Hội đồng;
Gửi báo cáo công tác, thông báo những thông tin cần thiết về hoạt động của Hội đồng cho thành viên của Hội đồng;
Giải quyết công việc thường xuyên, đột xuất của Hội đồng và có trách nhiệm báo cáo với Hội đồng tại phiên họp gần nhất.
Thường trực Hội đồng có trách nhiệm tạo điều kiện cho các Uỷ viên của Hội đồng hoạt động.
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc có nhiệm vụ:
Điều hành công việc thường xuyên của Hội đồng;
Triệu tập và chủ trì các phiên họp của Hội đồng và thường trực Hội đồng;
Mời đại diện các cơ quan, tổ chức hữu quan tham dự phiên họp;
Thay mặt Hội đồng trong quan hệ với Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch, các Phó chủ tịch Quốc hội, các Uỷ ban của Quốc hội, với Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm soát nhân dân tối cao, tổ chức xã hội và các cơ quan Nhà nước khác;
Báo cáo hoạt động của Hội đồng với Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch, các Phó chủ tịch Quốc hội;
Tham gia các phiên họp của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội;
Tham gia các cuộc họp do Chủ tịch Quốc hội triệu tập bàn chương trình hoạt động của Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội;
Tham gia các phiên họp của Chính phủ bàn về việc thực hiện chính sách dân tộc;
Phó Chủ tịch Hội đồng
Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc giúp Chủ tịch Hội đồng thực hiện nhiệm vụ và được giao phụ trách một số công tác của Hội đồng; trong số các Phó chủ tịch có một Phó chủ tịch được Hội đồng cử làm Phó chủ tịch thường trực.
Khi Chủ tịch vắng mặt, Phó chủ tịch thường trực điều hành công việc Hội đồng.
Ủy viên
Uỷ viên Hội đồng Dân tộc có trách nhiệm tham gia hoạt động của Hội đồng; thực hiện nhiệm vụ công tác được Hội đồng giao; giữ mối liên hệ thường xuyên với Hội đồng, tham gia góp ý và gửi báo cáo vấn đề Hội đồng yêu cầu và Uỷ viên quan tâm.