Hội đồng Bảo an có thể áp dụng các biện pháp nhằm giải quyết hòa bình các tranh chấp, xung đột và khi cần thiết, có thể sử dụng các biện pháp, kể cả cưỡng chế và vũ lực, nhằm loại trừ các mối đe dọa, phá hoại hòa bình, hoặc các hành động xâm lược. Cùng tìm hiểu Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc.
Mục lục bài viết
- 1 1. Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc là gì?
- 2 2. Thành viên của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc:
- 3 3. Vai trò của Hội đồng Bảo an:
- 4 4. Cơ cấu tổ chức của UNSC:
- 4.1 4.1. Các Ủy ban thường trực:
- 4.2 4.2. Ban Tham mưu quân sự:
- 4.3 4.3. Ủy ban chống khủng bố:
- 4.4 4.4. Các Ủy ban cấm vận:
- 4.5 4.5. Các hoạt động và lực lượng gìn giữ hòa bình:
- 4.6 4.6. Các lực lượng chính trị và kiến tạo hòa bình:
- 4.7 4.7. Các Ủy ban khác:
- 4.8 4.8. Các tòa án quốc tế:
- 4.9 4.9. Các tổ chức khác:
1. Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc là gì?
Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (UNSC) là cơ quan chính trị quan trọng nhất và hoạt động thường xuyên của Liên Hiệp Quốc, chịu trách nhiệm chính về việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Những nghị quyết của Hội đồng Bảo an được thông qua mà phù hợp với Hiến chương Liên Hiệp Quốc thì bắt buộc các nước hội viên của Liên Hiệp Quốc phải thi hành. Hội đồng Bảo an không phục tùng Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc.
Mọi nghị quyết của Hội đồng Bảo an chỉ được thông qua với sự nhất trí của 5 nước thành viên thường trực là Mỹ, Anh, Pháp, Nga và Trung Quốc. Mỗi khi có một nghị quyết của Hội đồng Bảo an không được thông qua do 1 nước thành viên thường trực bỏ phiếu chống, ta nói rằng nước đó đã phủ quyết.
Ngoài 5 thành viên thường trực, còn có các nước thành viên không thường trực (các thành viên này do các nước luân phiên nhau đảm nhiệm theo kết quả bầu cử tại đại hội đồng). Từ 1946 đến 1965, Hội đồng Bảo an chỉ có 6 thành viên luân phiên (theo bầu cử) nhưng con số này sau đó được mở rộng lên 10 thành viên với định mức cho mỗi khu vực như sau: 2 ghế cho các khu vực châu Phi, châu Á, châu Mỹ, và Tây Âu, 1 ghế cho Đông Âu, và ghế còn lại luân phiên giữa châu Phi và châu Á (hiện đang đến phiên của châu Phi). Các nước thành viên luân phiên được chia thành 2 nhóm với nhiệm kỳ 2 năm xen kẽ nhau, tức mỗi năm có 5 thành viên ra đi để nhường chỗ cho 5 gương mặt mới.
Cùng với sự đổi thay của thế giới, Hội đồng Bảo an đang đứng trước yêu cầu phải “làm mới bản thân”, trong đó quy mô của số thành viên thường trực là một vấn đề gây tranh cãi. Theo một kế hoạch cải tổ được đề xuất gần đây, số thành viên thường trực có thể sẽ tăng thêm 5 quốc gia nữa, trong đó các ứng cử viên được đề cập nhiều nhất là Đức, Nhật Bản, Brasil, Ấn Độ và 1 quốc gia châu Phi (có thể là Nam Phi hoặc Nigeria). Gần đây, đại diện của một số quốc gia gợi ý rằng có thể 5 thành viên thường trực mới sẽ không được trao quyền phủ quyết. Những đề xuất trên vẫn còn nằm trong vòng tranh cãi.
Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc tiếng Anh là United Nations Security Council.
The United Nations Security Council (UNSC) is one of the six principal organs of the United Nations (UN), charged with ensuring international peace and security, recommending the admission of new UN members to the General Assembly, and approving any changes to the UN Charter. Its powers include establishing peacekeeping operations, enacting international sanctions, and authorizing military action. The UNSC is the only UN body with the authority to issue binding resolutions on member states.
Like the UN as a whole, the Security Council was created after World War II to address the failings of the League of Nations in maintaining world peace. It held its first session on 17 January 1946, and in the ensuing decades was largely paralyzed by the Cold War between the United States and the Soviet Union and their respective allies. Nevertheless, it authorized military interventions in the Korean War and the Congo Crisis and peacekeeping missions in the Suez Crisis, Cyprus, and West New Guinea. With the collapse of the Soviet Union, UN peacekeeping efforts increased dramatically in scale, with the Security Council authorizing major military and peacekeeping missions in Kuwait, Namibia, Cambodia, Bosnia and Herzegovina, Rwanda, Somalia, Sudan, and the Democratic Republic of the Congo.
2. Thành viên của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc:
Thành viên của Hội đồng Bảo an phải có mặt thường trực tại trụ sở Liên Hiệp Quốc để có thể họp bất cứ lúc nào. Yêu cầu này của Hiến chương Liên Hiệp Quốc được chấp nhận nhằm chỉ ra sự yếu kém của Hội Quốc Liên vì tổ chức này không có khả năng phản ứng kịp thời ngay khi xảy ra khủng hoảng. Chức vụ Chủ tịch Hội đồng Bảo an chỉ kéo dài một tháng và được bổ nhiệm luân phiên, đảm nhiệm những công việc như thiết lập nghị trình, chủ tọa các buổi họp và xem xét, đôn đốc khi xảy ra khủng hoảng. Chức vụ này được bổ nhiệm theo thứ tự trên bảng chữ cái tên của các thành viên.
Có hai loại thành viên tại Hội đồng Bảo an: Thành viên thường trực và Thành viên không thường trực
2.1. Thành viên thường trực:
Nguyên thủy, các thành viên thường trực được chọn từ những cường quốc chiến thắng sau Chiến tranh thế giới thứ hai: Trung Hoa Dân Quốc, Pháp, Liên Xô, Anh và Mỹ. Năm 1971, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được chọn để thế chỗ của Trung Hoa Dân Quốc theo Nghị quyết 2758 của Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc. Năm 1991, Liên bang Nga giành quyền thành viên Liên Hiệp Quốc của Liên Xô, kể cả chiếc ghế thường trực tại Hội đồng Bảo an.
Hiện nay, chỉ có 5 thành viên này là những quốc gia được phép sở hữu vũ khí hạt nhân chiếu theo Hiệp ước Cấm phổ biến Vũ khí Hạt nhân. Hiệp ước này không có giá trị pháp lý toàn cầu, vì không phải tất cả quốc gia có vũ khí hạt nhân đều ký phê chuẩn hiệp ước. Mặc dù không phải do sở hữu vũ khí hạt nhân mà các quốc gia này giành được quyền thành viên thường trực, lý do này đôi khi được dùng để biện minh cho vị trí của họ tại Hội đồng. Ấn Độ, Pakistan, có lẽ cả Bắc Triều Tiên và Israel (dù Israel chưa bao giờ thừa nhận có vũ khí hạt nhân) là những quốc gia đã thực sự có vũ khí hạt nhân bên ngoài khuôn khổ Hiệp ước Cấm phổ biến Vũ khí Hạt nhân.
Mỗi thành viên thường trực đều có quyền phủ quyết, quyền này có thể được dùng để phủ quyết bất kỳ nghị quyết nào. Một phiếu chống có thể phủ quyết ý kiến của đa số (trên lý thuyết, một phiếu phủ quyết chỉ là một phiếu chống, dù vậy chỉ cần một phiếu chống đồng nghĩa với việc nghị quyết không thể được thông qua).
2.2. Thành viên không thường trực:
Có 10 thành viên khác được bầu chọn tại Đại hội đồng cho nhiệm kỳ hai năm, khởi đầu từ ngày 1 tháng 1. Mỗi năm có 5 vị trí bị thay thế. Các thành viên được chọn bởi những nhóm các quốc gia trong cùng một khu vực, rồi được phê chuẩn bởi Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Nhóm khu vực châu Phi chọn 2 thành viên; các nhóm Bắc/Nam Mỹ, châu Á và Tây Âu chọn 2 thành viên cho mỗi nhóm; và khu vực Đông Âu chọn cho mình 1 thành viên. Vị trí thứ mười được chọn luân phiên mỗi hai năm một lần giữa các nhóm châu Á,châu Phi mà hiện nay là châu Phi.
2.3. Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc:
Vai trò của Chủ tịch Hội đồng Bảo an bao gồm việc thiết lập chương trình nghị sự, chủ trì các cuộc họp và giám sát các cuộc khủng hoảng. Chức vụ của Hội đồng được mỗi thành viên nắm giữ trong một tháng, theo thứ tự chữ cái tiếng Anh của các quốc gia thành viên.
3. Vai trò của Hội đồng Bảo an:
Theo chương Sáu của bản Hiến chương: “Giải quyết các tranh chấp vì mục đích hoà bình”, Hội đồng Bảo an “có thể điều tra bất cứ vụ tranh chấp nào, hoặc bất cứ tình huống nào có thể dẫn đến sự xung đột quốc tế hoặc khơi mào một cuộc tranh chấp”. Hội đồng có thể “đề xuất những thủ tục hoặc phương pháp điều chỉnh” nếu Hội đồng xét thấy tình huống có thể gây nguy hại cho hoà bình và an ninh quốc tế. Những đề xuất này có tính ràng buộc đối với các thành viên Liên Hiệp Quốc.
Chương Bảy dành cho Hội đồng quyền hạn lớn hơn để chọn lựa biện pháp cần thiết trong những tình huống “đe dọa hoà bình, xâm phạm hoà bình hoặc tiến hành xâm lấn”. Trong những tình huống như thế, Hội đồng không bị giới hạn trong việc đưa ra những đề xuất nhưng có quyền hành động, bao gồm cả việc sử dụng lực lượng vũ trang “để duy trì hoặc phục hồi hoà bình và an ninh quốc tế”. Điều này là nền tảng cho hoạt động quân sự của Liên Hiệp Quốc tại bán đảo Triều Tiên năm 1950 trong Chiến tranh Triều Tiên và việc sử dụng quân lực liên minh tại Iraq và Kuwait năm 1991. Chiếu theo Chương Bảy các quyết định, như cấm vận kinh tế, có giá trị ràng buộc trên các thành viên Liên Hiệp Quốc.
Vai trò của Liên Hiệp Quốc trong nền an ninh chung của quốc tế được định nghĩa bởi Hiến chương Liên Hiệp Quốc, dành cho Hội đồng Bảo an quyền lực để:
– Điều tra bất cứ tình huống nào đe dọa hoà bình quốc tế;
– Đề xuất những thủ tục nhằm giải quyết các tranh chấp cách hoà bình;
– Kêu gọi các quốc gia thành viên gián đoạn hoàn toàn hoặc một phần quan hệ kinh tế cũng như các tiếp xúc viễn thông, bưu chính, hàng không, hàng hải, hoặc cắt đứt quan hệ ngoại giao; và
– Thi hành nghị quyết của Hội đồng bằng các biện pháp quân sự, nếu xét thấy cần thiết.
Liên Hiệp Quốc đã giúp ngăn chặn nhiều vụ bùng nổ vũ lực quốc tế để không trở thành những xung đột rộng lớn hơn. Tổ chức này cũng giúp mở lối giải quyết những tranh chấp qua thương thảo nhờ chức năng của mình như là một trung tâm thảo luận và thương thuyết, cũng như thông qua các hoạt động được LHQ bảo trợ như sứ mạng tìm hiểu sự thật, các nhà trung gian hoà giải, và những quan sát viên các cuộc ngừng bắn. Lực lượng Gìn giữ Hoà bình của Liên Hiệp Quốc, với binh sĩ và trang bị được cung ứng bởi các quốc gia thành viên, thường chứng tỏ đủ khả năng hạn chế hoặc ngăn chặn những cuộc xung đột. Chìa khoá dẫn đến những thành công của nỗ lực gìn giữ hoà bình của Liên Hiệp Quốc là thiện chí của các bên trong một cuộc xung đột muốn tiến tới một giải pháp hoà bình qua một tiến trình chính trị khả thi.
4. Cơ cấu tổ chức của UNSC:
Hội đồng Bảo an có các ủy ban và cơ quan sau:
4.1. Các Ủy ban thường trực:
Gồm Ủy ban chuyên gia về các vấn đề thủ tục, Ủy ban về các cuộc họp của Hội đồng Bảo an không diễn ra tại trụ sở Liên hợp quốc và Ủy ban về việc kết nạp thành viên mới. Các Ủy ban này đều có đại diện của các nước thành viên Hội đồng Bảo an.
4.2. Ban Tham mưu quân sự:
Bao gồm các Tổng chỉ huy quân đội (Chiefs of staff) của tất cả các nước thành viên hoăc đại diện của họ.
Chức năng nhiệm vụ của Ban là tư vấn cho Hội đồng về tất cả các vấn đề liên quan đến các yêu cầu quân sự để bảo vệ và duy trì hoà bình và an ninh quốc tế, việc sử dụng và chỉ huy các lực lượng đặt dưới sự chỉ đạo của Ban, kể cả các qui định về vũ trang, và giải trừ quân bị nếu có thể.
4.3. Ủy ban chống khủng bố:
Ủy ban này được thành lập theo Nghị quyết 1373 (2001) về một số biện pháp chống lại các mối đe doạ đối với hòa bình và an ninh quốc tế của các hành động khủng bố, nhằm giám sát việc thực hiện nghị quyết này. Các nước thành viên Liên hợp quốc phải trình bản báo cáo về các bước tiến hành để thực hiện Nghị quyết 1373 lên Ủy ban, lần đầu tiên trong vòng 90 ngày và các lần sau theo thời gian biểu của Ủy ban. Ủy ban gồm tất cả 15 thành viên của Hội đồng Bảo an. Ủy ban thành lập 3 tiểu ban, mỗi tiểu ban do một Phó Chủ tịch Ủy ban làm chủ tịch, để xem xét sơ bộ bản báo cáo của các nước thành viên.
4.4. Các Ủy ban cấm vận:
Hiện nay có 7 Ủy ban cấm vận là: Ủy ban Nghị quyết 661 của Hội đồng Bảo an về Iraq, Ủy ban Nghị quyết 748 về Lybia, Ủy ban Nghị quyết 751 về Somali, Ủy ban Nghị quyết 918 về Ruwanda, Ủy ban Nghị quyết 985 về Liberia, Ủy ban Nghị quyết 1132 về Sierra Leone, Ủy ban Nghị quyết 1267 về Afganistan.
4.5. Các hoạt động và lực lượng gìn giữ hòa bình:
Gồm Tổ chức giám sát ngừng bắn ở Trung Đông (UNTSO) (1948), Nhóm quan sát viên quân sự ở Ấn Độ và Pakistan (UNMOGIP) (1949), Lực lượng ở Cyprus (UNFICYP) (1964), Lực lượng quan sát viên không can dự (UNDOF) (1974), Lực lượng lâm thời ở Lebanon (UNIFIL) (1978), Phái đoàn quan sát Iraq – Koweit (UNIKOM) (1991)…
4.6. Các lực lượng chính trị và kiến tạo hòa bình:
Gồm Văn phòng chính trị ở Bougainville (UNPOB) (1998), Văn phòng kiến tạo hòa bình ở Cộng hòa Trung Phi (BONUCA) (1999), Lực lượng trợ giúp ở Afganistan (UNAMA) (2002), Văn phòng đại diện đặc biệt của Tổng thư ký Liên hợp quốc về vấn đề Iraq (2003)…
4.7. Các Ủy ban khác:
Gồm Ủy ban đền bù Liên hợp quốc (UNCC) (1991), Ủy ban giám sát, kiểm tra và thanh tra (UNMOVIC) (1999).
4.8. Các tòa án quốc tế:
* Tòa án tội phạm quốc tế Ruwanda được thành lập năm 1994 theo Nghị quyết 955 của Hội đồng Bảo an.
* Tòa án tội phạm quốc tế về Nam Tư cũ thành lập năm 1993 theo Nghị quyết 808 của Hội đồng Bảo an.
4.9. Các tổ chức khác:
Cơ quan chỉ huy của Liên hợp quốc tại bán đảo Triều Tiên (UNC) (1950) được thành lập theo Nghị quyết 85 (1950) của Hội đồng Bảo an.
Như vậy, trong bài viết trên, chúng tôi đã trình bày một số thông tin về Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc. Trường hợp cần tư vấn, hỗ trợ thêm bất kỳ thông tin nào khác có liên quan, Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp