Pháp luật hình sự luôn gắn liền với chế tài mang tính chất răn đe, trừng phạt những hành vi vi phạm pháp luật, bảo vệ sự công bằng, nghiêm minh, quyền và lợi ích chính đáng của người dân. Bên cạnh đó còn có sự khoan hồng đối với những người biết ăn năn, hối cải, ... Cùng tìm hiểu về tình tiết hối cải trong BLHS.
Mục lục bài viết
1. Hối cải là gì?
Trạng thái, cảm xúc của con người là rất đa dạng và phong phú, mỗi một hành vi vi phạm pháp luật đều sẽ có tác động bởi trạng thái cảm xúc. Và hối cải cũng chính là một trạng thái tâm lý của người thực hiện hành vi phạm tội và sau đó cảm thấy hành vi của mình là sai trái, mong muốn khắc phục hậu quả đã gây ra và mong muốn được làm lại cuộc đời, sẽ có những hành vi cư xử phù hợp hơn, tuân thủ theo quy định của pháp luật.
Hành vi hối cải được thể hiện qua những biểu hiện, cảm xúc và hành vi ứng xử. Người phạm tội sẽ thể hiện sự cắn rứt, giày vò lương tâm về hành vi phạm tội của mình, tâm trạng buồn bã, thấy hành vi của mình là rất sai trái, hối hận vì đã hành động như vậy. Và đây cũng được xem là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định tại điểm s, khoản 1, điều 51 của Bộ luật hình sự. Ngoài ra, theo
Như vậy, hối cải được hiểu là trạng thái, cảm xúc ăn năn, hối hận của con người đối với hành vi vi phạm pháp luật do mình gây ra, mong muốn được bồi thường lỗi lầm, có biện pháp khắc phục hậu quả và sau khi chấp hành án xong sẽ tôn trọng pháp luật, không thực hiên những hành vi vi phạm pháp luật.
Hối cải tiếng Anh là repent.
Khái niệm về hối cải được dịch sang tiếng anh như sau:
Repentance is understood as a state, emotion of repentance, remorse of a person for the law violation he has caused, the desire to be compensated for the mistake, take remedial measures and, after accepting After serving the sentence, they will respect the law and not commit illegal acts.
2. Áp dụng tình tiết “Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải”:
Theo quy định của pháp luật hình sự thì tình tiết “Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải” được xem là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho người thực hiện hành vi phạm tội tại điểm s, khoản 1, điều 51 của Bộ luật hình sự. Bất kỳ một hành vi phạm tội nào cũng sẽ gây ra những hành vi nguy hiểm cho xã hội hoặc đe dọa gây ra cho những quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ.
Thành khẩn khai báo và ăn năn hối cải chính là hai khái niệm khác nhau. Bởi khai báo chính là hành vi người thực hiện hành vi phạm tội phối hợp, hỗ trợ cùng với cơ quan chức năng thành thật khai báo những hành vi phạm tội của mình, tại địa điểm nào, cùng với ai và sử dụng những công cụ hỗ trợ thực hiện hành vi phạm tội. Người thành khẩn khai báo được coi là một dạng tự thú nhưng mức độ thấp hơn nên không thể miễn trách nhiệm hình sự, vì sự thành khẩn chỉ xảy ra khi người phạm tội đã bị phát hiện. Hành động thật thà khai báo những hành vi phạm tội có tác dụng giúp bản thân người phạm tội có thể được xem xét giảm trách nhiệm hình sự và có tác dụng giúp cơ quan tiến hành tố tụng nhanh chóng kết thúc vụ án. Thật thà khai báo không khai gian bất kỳ một điều gì có liên quan đến hành vi phạm tội. Trường hợp bị cáo đã khai hết toàn bộ diễn biến hành vi phạm tội nhưng họ cho rằng hành vi của họ không phạm tội, thì lúc này Thẩm phán sẽ không áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo đối với hành vi phạm tội vì không có hành vi “thành khẩn khai bao”. Bởi họ chỉ khai báo khi có sự tác động của cơ quan tiến hành tố tụng, bị cáo không hiểu hành vi của mình là không sai, không nhận thức được hành vi của mình là phạm pháp. Thành khẩn khai báo phải được hiểu là không khai gian dối điều gì có liên quan đến hành vi phạm tội. Có trường hợp tại phiên tòa, bị cáo không khai báo trung thực mà phải đấu tranh, dùng mọi biện pháp, nghiệp vụ đến lúc bị cáo thấy không thể chối cãi được mới nhận tội nhưng vẫn áp dụng tình tiết “thành khẩn khai báo” có phù hợp không. Hay người phạm tội bị bắt quả tang, chứng cứ rõ ràng, bị cáo không thể chối tội mà phải khai ra, thì có áp dụng tình tiết này không. Quan điểm của hầu hết thẩm phán là vẫn áp dụng có lợi cho bị cáo và căn cứ vào mức độ thành khẩn đến đâu, thời điểm nào để áp dụng hình phạt cho tương xứng.Tuy nhiên, đây không bị xem là một hành vi khai báo không thành thật và là tình tiết tăng nặng quy định của Điều 52 Bộ luật hình sự bởi lẽ, nghĩa vụ chứng minh tội phạm thuộc trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng. Nhưng với sự khoan hồng, nhân đạo của pháp luật thì chỉ cần người thực hiện hành vi có tinh thần thành khẩn khai báo thì pháp luật lại quy định đó là một tình tiết giảm nhẹ cũng như vừa giúp cơ quan chức năng có thẩm quyền tố tụng phát hiện tội phạm sớm hơn, nhanh chóng giải quyết để có thể tiết kiệm được thời gian và công sức. Cơ quan chức năng chỉ có thể xem xét hành vi này thuộc tình tiết giản nhẹ hay không phụ thuộc vào sự chân thành của người phạm tội trong giai đoạn xét xử, truy tố tại tòa.
Còn ăn năn hối cải là sau khi gây án xong người phạm tội không hchir thể hiện hành vi hối cải qua lời nói mà còn cảm thấy bị cắn rứt lương tâm, mất ăn, mất ngủ, lương tâm bị giày vò về những hành vi mình đã thực hiện, hối hạn và muốn sửa chữa lỗi lầm của mình. Sự ăn năn không chỉ được thể hiện bằng lời nói mà bằng những hành động tích cực như chủ động đưa mức bồi thường, khắc phục hậu quả, chấp hành pháp luật, gương mẫu trong sinh hoạt tích cực khắc phục hậu quả…Tuy nhiên, hiện nay nhiều tội phạm vì muốn được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự mà giả vờ ăn năn, hối cái để được hưởng khoan hồng từ nhà nước. Chính vì vậy, việc xác định liệu hành vi đó có thuộc tình tiết giảm nhẹ hay không phụ thuộc vào vào rất nhiều yếu tố, sự phối hợp với các cơ quan nhà nước khác, tổ chức xã hội, các đoàn thể quần chúng đang quản lý người phạm tội để xác nhận thái độ của họ sau khi phạm tội. Và cũng như mức độ thành khẩn khai báo, mức độ giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với hành vi này phụ thuộc vào mức độ ăn năn hối cải của người phạm tội, những thành tích mà người phạm tội đã đạt được, thành tích càng nhiều, lập công lớn thì mức độ giảm nhẹ càng nhiều.
Như vậy, chúng ta có thể thấy tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự “thành khẩn khai báo” và “ăn năn hối cải” là hai tình tiết hoàn toàn độc lập với nhau về bản chất. Tuy nhiên, nó đều được quy định chung trong một điều khoản bởi đây đều thể hiện thái độ thành khẩn khai báo, nhận lỗi sai hay tự phê bình và tiếp thu phê bình, hối hận vì hành vi của mình gây ra. Biết tự đánh giá hành vi sai phạm của mình, nhận thức rõ ràng lỗi lầm của mình và từ đó khai báo được một cách chân thật nhất. Từ những phân tích trên, tác giả nhận thấy hai hành vi “thành khẩn khai báo” và “ăn năn hối cải” có mối quan hệ gắn bó với nhau nhằm nhấn mạnh thái độ và nhận thức của người phạm tội đối với hành vi mà mình đã thực hiện.
3. Một số khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng:
Thực tiễn hiện nay, việc áp dụng tình tiết thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải cũng gặp rất nhiều khó khăn. Cụ thể:
- Nhiều trường hợp người phạm tội cố tình tạo ra những hành vi, thể hiện những cảm xúc đau buồn, hối hận về hành vi của mình, cố gắng tìm mọi cách để khác phục hậu quả của mình gây ra nhưng mục đích của hành vi này là chỉ muốn được cơ quan có thẩm quyền xem xét các yếu tố để có thể được hưởng sự khoan hồng, nhân đạo từ nhà nước.Từ đó, khiến người dân có thái độ xem thường pháp luật, thiếu ý thức và tôn trọng pháp luật.
- Thành khẩn khai báo được hiểu là không khai gian dối bất kỳ một điều gì, có sự tự giác, khai báo thành thật mà không có sự tác động của cơ quan nhà nước, sử dụng các biên pháp, nghiệp vụ để bị cáo khai báo. Tuy nhiên, cơ quan tố tụng lại cho rằng đây là hành vi thành khẩn khai báo và áp dụng tình tiết giảm nhẹ trong trường hợp này cho bị can, bị cáo.
- Nhiều trường hợp bị cáo đã khai hết toàn bộ diễn biến hành vi phạm tội nhưng họ cho rằng hành vi của mình không phải là tội phạm, nhiều Thẩm phán căn cứ vào hành vi này nên không áp dụng tình tiết “Người phạm tội thành khẩn khai báo”.
Chúng tôi cho rằng, họ đã thành khẩn khai báo toàn bộ hành vi của mình, nhưng do hiểu biết về pháp luật còn hạn chế nên họ không nhận thức được hành vi của mình trái với quy định của pháp luật nên mới không thừa nhận. Trường hợp này bị cáo hoàn toàn đủ điều kiện để được hưởng tình tiết giảm nhẹ “Người phạm tội thành khẩn khai báo”.
Như vậy, tình tiết “Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải” hiện vẫn còn có nhiều quan điểm khác nhau nên cần thiết phải có hướng dẫn cụ thể của liên ngành tư pháp Trung ương để có thể áp dụng một cách thống nhất, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người phạm tội.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
–
– Công văn số 212/TANDTC-PC ngày 13/9/2019 của TANDTC;