Học sinh lưu ban khi nào? Được lưu ban tối đa bao nhiêu lần?

Học sinh lưu ban khi nào? Được lưu ban tối đa bao nhiêu lần? Kinh nghiệm rèn luyện học sinh tiến bộ hiệu quả?

Hiện nay tại các cấp học như tiểu học hay trung học cũng đều xuất hiện các trường hợp lưu ban lại lớp tức là không được lên lớp do điểm học lực và rèn luyện quá thấp so với quy định của bộ giáo dục đề ra. Để theo dõi điểm của con em chúng ta thì phụ huynh và giáo viên đều phải lưu ý về điểm và rèn luyện của học sinh để giúp cải thiện tình trạng lưu ban của học sinh. Vậy để tìm hiểu rõ hơn về nội dung Học sinh lưu ban khi nào? Được lưu ban tối đa bao nhiêu lần? Hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.

Bạn Cần Biết

Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

1. Học sinh lưu ban khi nào?

Học sinh lưu ban là các trường hợp hầu như xuất hiện ở các lớp có các học sinh cá biệt và hiện nay thì pháp luật chưa đưa ra cách hiểu hay khái niệm đối với cụm từ lưu ban nhưng thường được mọi người hiểu và thống nhất lưu ban là việc học sinh theo học nhưng vì lý do cụ thể nào đó mà chưa thể lên lớp mà được giữ lại lớp học thêm một năm nữa.

Căn cứ theo quy định tại Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT vào ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và sửa đổi bổ sung tại Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT thì  học sinh THCS và THPT không được lên lớp dựa vào các tiêu chí sau:

“ 2. Học sinh thuộc một trong các trường hợp dưới đây thì không được lên lớp:

a) Nghỉ quá 45 buổi học trong năm học (nghỉ có phép hoặc không phép, nghỉ liên tục hoặc nghỉ nhiều lần cộng lại);

b) Học lực cả năm loại Kém hoặc học lực và hạnh kiểm cả năm loại yếu;

c) Sau khi đã được kiểm tra lại một số môn học, môn đánh giá bằng điểm có điểm trung bình dưới 5,0 hay môn đánh giá bằng nhận xét bị xếp loại CĐ, để xếp loại lại học lực cả năm nhưng vẫn không đạt loại trung bình.

d) Hạnh kiểm cả năm xếp loại yếu, nhưng không hoàn thành nhiệm vụ rèn luyện trong kỳ nghỉ hè nên vẫn bị xếp loại yếu về hạnh kiểm”.

Do đó nếu học sinh thuộc các trường hợp kể trên thì không thể lên lớp và đây chính là trường hợp mà vẫn hay được gọi là học sinh lưu ban, khi lưu ban tức là học sinh này phải học với khóa sau và xem như bắt đầu lại một chương trình học, trường hợp này cũng có nhiều điểm rất bất cập bởi vì học sinh lưu ban thì tâm lý sẽ rất tư ti so với các bạn cùng lớp. Vậy nên cũng cần có hướng để các em có thể phấn đấu tốt hơn.

2. Được lưu ban tối đa bao nhiêu lần?

Trước đây trong quy định tại Khoản 3 Điều 37 Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT về Điều lệ trường trung học cơ sở, phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, quy định như sau học sinh không được lưu ban quá 02 lần ở trong một cấp học.

Tuy nhiên kể từ khi Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2020 và thay thế Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ban hành có nhiều quy định mới, trong đó quy định về số lần học sinh không được lưu ban trong một cấp học.

Theo quy định của Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định học sinh không được lưu ban quá 3 lần trong một cấp học.

Điều lệ này được áp dụng cho trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, trường chuyên biệt, cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục phổ thông (gọi chung là trường trung học), tổ chức và cá nhân có liên quan. Trong đó, xác định trường trung học là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân, trường có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng.

Trường trung học được tổ chức theo hai loại hình: công lập và tư thục. Cơ cấu tổ chức trường trung học gồm: hội đồng trường; hiệu trưởng và phó hiệu trưởng; hội đồng thi đua khen thưởng; hội đồng kỷ luật; hội đồng tư vấn; tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam; tổ chức Công đoàn; tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; các tổ chuyên môn; tổ văn phòng; lớp học; tổ phục vụ các hoạt động giáo dục đặc thù của trường chuyên biệt.

Như vậy, theo quy định Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT trong một cấp học, học sinh được lưu ban tối đa không quá 3 lần.

3.  Kinh nghiệm rèn luyện học sinh tiến bộ hiệu quả

1. Lao động

Tổ chức cho các em lao động, chẳng hạn như vệ sinh trường lớp: Hình thức này áp dụng cho đối tượng học sinh xả rác bừa bãi, viết bậy hoặc vấy bẩn lên tường lớp học, làm hư hại cơ sở vật chất của trường,… Học sinh bị phạt sẽ vệ sinh trường lớp, tự khắc phục hậu quả do hành vi vô ý thức của các em gây ra, giúp các em biết trân trọng môi trường sạch đẹp mình đang có, ý thức rằng việc giữ gìn cảnh quan trường lớp không phải chỉ là công việc của những lao công mà là trách nhiệm của mỗi học sinh với ngôi trường của mình.

Ngoài ra các thầy cô có thể áp dụng hình thức kỷ luật: yêu cầu các em học sinh trồng cây xanh, cây thuốc nam để các em nhận thức được việc bảo vệ cây cối.

Học sinh tham gia buổi lao động cắt cỏ ở vườn trường.

2. Đọc sách

Giáo viên đưa ra hình thức kỷ luật với các em lười học như là yêu cầu các em đến thư viện để đọc tìm đọc những cuốn sách mà giáo viên yêu cầu. Trong khoảng thời gian một tuần các em phải chia sẻ hiểu biết, những điều học được từ những cuốn sách ấy cho các bạn trong lớp vào giờ sinh hoạt đầu giờ hoặc sinh hoạt lớp. Tuy nhiên khả năng hiểu biết của từng em khác nhau, nên để làm được điều này giáo viên cần có kế hoạch cụ thể và cần lựa chọn những cuốn sách phù hợp với trình độ từng em học sinh. Các em đọc sách ở thư viện.

3. Hộp thư vui

Giáo viên nên thiết kế hộp thư vui gồm khen thưởng những bạn học tốt, ngoan ngoãn vào hộp thư góp ý những bạn còn nghịch ngợm, lười học. Cuối tuần tổng hợp vào tiết sinh hoạt lớp. Giáo viên cũng nên có những lời tuyên dương học sinh ngoan và phê bình những em còn chưa nghiêm túc, để động viên, khích lệ và giúp đỡ các em tiến bộ hơn. Hộp thư vui trong lớp học.

4. Khen thưởng

Đây là tuyệt chiêu nhằm tuyên dương, khích lệ các em học sinh tốt, ngoan ngoan. Đồng thời, việc khen ngợi, động viên đặc biệt quan trọng đối với học sinh cá biệt hay những học sinh vô kỉ luật trong lớp.Vì vậy, Giáo viên hãy tìm cơ hội để khen ngợi các em khi nhận thấy những em học sinh có sự chuyển biến tích cực. Tuy nhiên cũng không nên lạm dụng các hình thức khen thưởng nhé. Tuyên dương các em HS giỏi.

5. Phối hợp phụ huynh

Mối quan hệ liên kết giữa giáo viên, phụ huynh rất quan trọng. Thầy cô không thể theo sát các em mọi lúc, mọi nơi được. Mà ngược lại giáo viên nên phối hợp với phụ huynh của các em. Khi thấy các em chưa ngoan ngoãn, nghiêm túc giáo viên có thể gọi điện trao đổi với phụ huynh, khi thấy các em tiến bộ giáo viên cũng nên thông báo với phụ huynh để động viên, khích lệ con em. Giáo viên phối hợp với phụ huynh thông qua các buổi họp phụ huynh

6. Tăng cường tham gia hoạt động

Thông qua các hoạt động giáo viên có thể giúp các em khắc sâu nội dung bài học hơn. Chẳng hạn, trong trò chơi môn Toán thì tìm ra bạn tính nhanh nhất, bạn tính cẩn thận nhất,… Hoặc trong môn Tiếng Việt thì khen bạn có giọng đọc truyền cảm nhất, bạn có vốn từ ngữ phong phú nhất,… Biện pháp này giúp học sinh tăng thêm lòng tự tin với bản thân và khuyến khích các em nhìn nhận những mặt tích cực của các bạn khác để từ đó bản thân các em tự tiến bộ.

8. Đặt mình vào vị trí người học

Trong quá trình dạy học, giáo viên phải biết tiết chế cảm xúc của mình, không nên quá cố chấp, áp đặt mà luôn lắng nghe từ phía học sinh, phụ huynh để tìm ra cách giải quyết khi gặp các vấn đề liên quan.

9. Tổ chức điều tra

Hàng tuần, hàng tháng giáo phải có kế hoạch điều tra thông qua ban cán sự lớp và thông qua phụ huynh. Việc điều tra nhằm mục đích phát hiện những em học sinh chưa ngoan,những em có tiến bộ, những em có hoàn cảnh khó khăn để kịp thời tuyên dương, động viên cũng như có các hình thức xử phạt và giúp đỡ các em khi cần thiết nhằm tạo mọi điều kiện tốt nhất để các em học tốt.

10. Gặp riêng học sinh

Nếu cứ luôn phê bình, chỉ trích học sinh trước mặt các bạn khác có thể các em sẽ mất tự tin vào bản thân, khiến tâm lý tự ti, sợ sệt. Vì vậy, giáo viên có thể gặp riêng và nhắc nhở các em để các em cùng tiến bộ. Tuy nhiên, nếu đã nhắc nhở riêng nhiều lần vẫn tái phạm thì phải đưa ra cảnh cáo trước lớp, có hình thức xử phạt thích đáng.

Trên đây là các thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Học sinh lưu ban khi nào? Được lưu ban tối đa bao nhiêu lần” và các thông tin có liên quan dựa trên quy định của pháp luật hiện hành. Hi vọng các thông tin trên đây sẽ hữu ích đối với bạn đọc.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )