Học sinh giỏi cấp tỉnh thường được cộng điểm ưu tiên khi tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT, giúp tăng cơ hội trúng tuyển vào các trường đại học. Mức điểm cộng ưu tiên này thường phụ thuộc vào quy định của từng năm và từng trường. Việc này nhằm khuyến khích và tạo điều kiện cho học sinh có thành tích tốt được tiếp cận với cơ hội học tập cao hơn.
Mục lục bài viết
1. Học sinh giỏi cấp tỉnh được cộng điểm ưu tiên gì không?
Trong bối cảnh giáo dục hiện nay, việc khuyến khích và phát hiện tài năng trẻ ngày càng trở nên quan trọng. Các cuộc thi học sinh giỏi các cấp nói riêng và cấp tỉnh nói chung không chỉ là sân chơi để các em thể hiện năng lực học tập mà còn là cơ hội để ghi nhận những nỗ lực và thành tích của mình. Một trong những câu hỏi thường gặp là liệu học sinh giỏi cấp tỉnh có được hưởng các chính sách cộng điểm ưu tiên trong xét tuyển vào các trường đại học hay không. Việc hiểu rõ về quyền lợi này không chỉ giúp các em có thêm động lực học tập mà còn giúp định hướng cho những lựa chọn tương lai của mình.
Theo căn cứ tại Điều 40 của Quy chế tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 15/2020/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 5 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì điểm khuyến khích để xét công nhận THPT được quy định như sau:
Người tham gia các cuộc thi và các hoạt động ở dước đây thì được cộng điểm khuyến khích để được xét công nhận tốt nghiệp THPT:
- Đoạt được giải cá nhân trong kì thi chọn học sinh giỏi các môn văn hóa: Các giải nhất, nhì, ba trong các kì thi quốc gia hoặc giải nhất cấp tỉnh được cộng 2,0 điểm; giải khuyến khích trong kì thi quốc gia hoặc giải nhì cấp tỉnh được cộng 1,5 điểm; giải ba cấp tỉnh thì được cộng 1,0 điểm.
- Đoạt được các giải cá nhân và đồng đội trong các kì thi thực hành thí nghiệm môn: Vật lí; Hóa học; Sinh học; thi văn nghệ; thể dục thể thao; hội thảo quốc phòng; cuộc thi khoa học kĩ thuật; viết thư quốc tế do ngành Giáo dục phối hợp với các ngành chuyên môn từ cấp tỉnh trở lên được tổ chức ở cấp THPT. Đối với các giải cá nhân khi đoạt giải nhất, nhì, ba quốc gia hoặc giải nhất cấp tỉnh hoặc Huy chương Vàng được cộng 2,0 điểm; giải khuyến khích quốc gia hoặc giải tư cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia hoặc giải nhì cấp tỉnh hoặc Huy chương Bạc thì được cộng 1,5 điểm; giải ba cấp tỉnh hoặc Huy chương Đồng thì được cộng 1,0 điểm. Đối với giải đồng đội: Chỉ cộng điểm đối với giải quốc gia; số lượng cầu thủ, vận động viên, diễn viên của giải đồng đội căn cứ theo quy định cụ thể của Ban Tổ chức từng giải; mức điểm khuyến khích được cộng cho các cá nhân ở giải đồng đội được thực hiện như đối với giải cá nhân quy định tại điểm này. Những người học đoạt nhiều giải khác nhau trong nhiều cuộc thi thì chỉ được hưởng một mức cộng điểm của loại giải cao nhất (được sửa đổi bởi khoản 14 Điều 1 Thông tư 05/2021/TT-BGDĐT).
Như vậy với các quy định trên thì học sinh giỏi cấp tỉnh sẽ được cộng điểm khuyến khích tương ứng với giải mà mình đạt được khi công nhận xét tốt nghiệp THPT. Còn đối với các quy định xét tuyển thẳng vào các trường đại học đối với học sinh giỏi cấp tỉnh thì tùy vào chính sách tuyển thẳng của mỗi trường. Theo đó học sinh giỏi cấp tỉnh có thể được ưu tiên xét duyệt hồ sơ hơn so với các thí sinh khác, giúp tăng khả năng trúng tuyển hơn.
2. Những ảnh hưởng của cơ hội tuyển sinh của học sinh giỏi cấp tỉnh:
Cơ hội tuyển sinh cho những học sinh giỏi cấp tỉnh có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong quá trình học tập và sự nghiệp tương lai của các em so với các bạn học sinh khác theo học sinh giỏi cấp tỉnh thường được hưởng nhiều ưu thế trong quá trình xét tuyển vào đại học.
2.1. Cộng điểm ưu tiên:
Một trong những lợi thế lớn nhất mà các học sinh giỏi cấp tỉnh có được là việc cộng điểm ưu tiên vào tổng điểm xét tốt nghiệp. Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, học sinh có giải trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh có thể được cộng thêm từ 1 đến 3 điểm, tùy thuộc vào mức độ giải thưởng. Ngoài ra tùy thuộc vào cơ chế, chính sách tuyển sinh của từng trường mà các học sinh giỏi cấp tỉnh, thành phố có thể được cộng điểm hoặc được ưu tiên hơn trong việc xét tuyển bằng phương thức học bạ điều này giúp các em có cơ hội cao hơn trong việc trúng tuyển vào các trường đại học và ngành học mà mình mong muốn.
2.2. Xét tuyển thẳng:
Nhiều trường đại học có chính sách xét tuyển thẳng đối với học sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh. Điều này giúp các em giảm bớt áp lực trong kì thi THPT quốc gia và tạo cơ hội cho các em thể hiện khả năng của mình. So với các bạn không đạt giải, học sinh giỏi có thể yên tâm hơn khi bước vào giai đoạn quan trọng này.
2.3. Khả năng tạo dựng hồ sơ ấn tượng:
Học sinh giỏi cấp tỉnh thường có hồ sơ cá nhân nổi bật với nhiều thành tích xuất sắc, không chỉ trong học tập mà còn trong các hoạt động ngoại khóa. Việc này giúp các em dễ dàng gây ấn tượng với các trường đại học, đặc biệt là những trường có yêu cầu cao về hồ sơ đầu vào. Trong khi đó, những học sinh khác có thể cần nỗ lực nhiều hơn để xây dựng hồ sơ cạnh tranh.
2.4. Hỗ trợ từ giáo viên và trường học:
Học sinh giỏi thường nhận được sự hỗ trợ lớn từ giáo viên và nhà trường. Từ đó có thể được tư vấn về hướng đi, lựa chọn trường và ngành học phù hợp, cũng như nhận được các chương trình ôn luyện và bồi dưỡng chuyên sâu hơn . Điều này tạo ra một môi trường thuận lợi giúp các em phát triển tối đa khả năng của mình.
2.5. Mở rộng mạng lưới quan hệ:
Học sinh giỏi thường tham gia nhiều cuộc thi và hội thảo, từ đó mở rộng mạng lưới quan hệ với các bạn cùng trường, giáo viên và chuyên gia trong ngành. Mối quan hệ này không chỉ giúp các em có thêm cơ hội học hỏi, mà còn mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp trong tương lai.
2.6. Tâm lý tự tin hơn:
Với những thành tích đạt được, và quá trình học tập gian khổ cùng với việc thường xuyên tham gia vào các kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh thường có tâm lý tự tin hơn khi bước vào kỳ thi tuyển sinh. Sự tự tin này giúp các em giảm bớt lo lắng và áp lực, tạo điều kiện thuận lợi để thể hiện khả năng của mình trong những kỳ thi quan trọng.
3. Một số diện thí sinh được cộng điểm ưu tiên:
Hiện nay xét công nhận tốt nghiệp THPT được xác định tính theo 2 diện ưu tiên và thực hiện cộng điểm ưu tiên như sau:
Diện 1: Cộng 0,25 điểm đối với các thí sinh thuộc một trong các diện sau đây:
- Thương binh, bệnh binh, những người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh mà bị suy giảm khả năng lao động dưới 81% ( đối với giáo dục thường xuyên);
- Con của thương binh, bệnh binh, người được hưởng chính sách như với thương binh bệnh binh mà bị suy giảm khả năng lao động dưới 81%; Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động; con của Bà mẹ Việt Nam anh hùng; con của Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động;
- Người thuộc dân tộc thiểu số;
- Người Kinh , người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên (tính đến ngày tổ chức kỳ thi) ở các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu thuộc diện đầu tư của chương trình 135; ở xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ; ở thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi theo quy định hiện hành của Ủy ban Dân tộc, học tại các trường phổ thông không nằm trên địa bàn các quận nội thành của các thành phố trực thuộc Trung ương ít nhất 2 phần 3 thời gian học cấp THPT;
- Người bị nhiễm chất độc màu da cam; con của người bị nhiễm chất độc màu da cam; con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; người được cơ quan có thẩm quyền công nhận là bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt hoặc lao động do hậu quả của chất độc hóa học;
- Người có tuổi đời từ 35 trở lên, tính đến ngày thi (đối với giáo dục thường xuyên).
Diện 2: Cộng 0,5 điểm với thí sinh thuộc một trong người diện sau đây:
- Người dân tộc thiểu số, có hộ khẩu thường trú ở xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu thuộc vào diện đâu tư của chương trình 135; ở những xã đặc biệt khó khăn , xã thuộc khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi theo quy định hiện hành của Ủy ban Dân tộc, đang học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú hoặc các trường phổ thông không nằm trên các quận nội thành của các thành phố trục thuộc Trung ương;
- Thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên (đối với giáo dục thường xuyên );
- Con của liệt sĩ; con của người là thương binh, bệnh binh, những người được hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
Việc cộng điểm ưu tiên cho một số diện thí sinh là chính sách quan trọng nhằm tạo điều kiện cho những đối tượng gặp khó khăn có cơ hội tiếp cận giáo dục. Tuy nhiên, để đảm bảo tính công bằng và hiệu quả, cần có sự minh bạch trong quy trình thực hiện và đánh giá. Điều này không chỉ giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực mà còn khẳng định cam kết của xã hội trong việc hỗ trợ phát triển toàn diện cho mọi học sinh. Sự điều chỉnh hợp lý trong chính sách cộng điểm ưu tiên sẽ góp phần xây dựng một hệ thống giáo dục công bằng, giúp mọi thí sinh đều có cơ hội phát huy tối đa khả năng của mình.
THAM KHẢO THÊM: