Học hộ, thi hộ, tổ chức thi hộ được hiểu như thế nào? Học hộ, thi hộ, tổ chức thi hộ sẽ bị xử phạt như thế nào? Học hộ, thi hộ, tổ chức thi hộ có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Hiện nay, vấn đề học hộ, thi hộ là vấn đề không còn xa lạ với xã hội. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin hiện nay, mạng xã hội việc sử dụng các kênh này để phục vụ cho hoạt động học hộ, thi hộ, tổ chức thi hộ đang ngày càng phổ biến. Gần đây, điều tra, truy tố đối với nhiều đường dây thi hộ, học hộ trên cả nước. Vậy, Học hộ, thi hộ, tổ chức được hiểu như thế nào? Học hộ, thi hộ, tổ chức thi hộ sẽ bị xử phạt như thế nào? Học hộ, thi hộ, tổ chức thi hộ có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Cơ sở pháp lý:
– Nghị định 04/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục;
– Nghị định 127/2021/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 04/2021/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục;
– Quyết định 42/2007/NĐ-CP Quy chế học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Học hộ, thi hộ, tổ chức thi hộ được hiểu như thế nào?
Học hộ được hiểu là hành vi trái pháp luật là việc thuê hoặc nhờ người khác thay người đó bằng nhiều hình thức khác nhau thực hiện hoạt động học tập tại cơ sở giáo dục như tại trường hợp, học viện,…
Thi hộ là hành vi trái pháp luật được hiểu là việc thuê hoặc nhờ người khác với nhiều hình thức khác nhau nhằm giả danh người đó tham gia cuộc thi, kỳ thi theo quy chế của Bộ Giáo dục.
Tổ chức thi hộ là hành vi vi phạm pháp luật được hiểu là hành vi của một nhóm người, tổ chức với nhiều hình thức khác nhau trở thành trung gian, móc nối thi hộ cho người khác.
2. Học hộ, thi hộ, tổ chức thi hộ bị sẽ bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 6 của Quy chế học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy Ban hành kèm theo
Các hành vi trên đều bị coi là hành vi gian lận trong học tập và bị cấm và với từng hành vi và mức độ vi phạm khác nhau sẽ có những hình thức xử lý khác nhau theo quy định. Cụ thể:
Căn cứ theo quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 20 Quyết định 42/2007/QĐ-BGDĐT quy định các hình thức xử lý kỷ luật đối với những HSSV có hành vi vi phạm thì tuỳ tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi vi phạm, phải chịu một trong các hình thức kỷ luật sau:
(1) Khiển trách: áp dụng đối với học sinh, sinh viên có hành vi vi phạm lần đầu nhưng ở mức độ nhẹ;
(2) Cảnh cáo: áp dụng đối với học sinh, sinh viên đã bị khiển trách mà tái phạm hoặc vi phạm ở mức độ nhẹ nhưng hành vi vi phạm có tính chất thường xuyên hoặc mới vi phạm lần đầu nhưng mức độ tương đối nghiêm trọng;
(3) Đình chỉ học tập 1 năm học: áp dụng đối với những học sinh, sinh viên đang trong thời gian bị cảnh cáo mà vẫn vi phạm kỷ luật hoặc vi phạm nghiêm trọng các hành vi học sinh, sinh viên không được làm;
(4) Buộc thôi học: áp dụng đối với học sinh, sinh viên đang trong thời gian bị đình chỉ học tập mà vẫn tiếp tục vi phạm kỷ luật hoặc vi phạm lần đầu nhưng có tính chất và mức độ vi phạm nghiêm trọng, gây ảnh hưởng xấu đến nhà trường và xã hội; vi phạm pháp luật bị xử phạt tù (kể cả trường hợp bị xử phạt tù được hưởng án treo).
Hình thức kỷ luật của học sinh, sinh viên phải được ghi vào hồ sơ. Trường hợp bị kỷ luật mức đình chỉ học tập 1 năm học và buộc thôi học, nhà trường cần gửi
Nội dung vi phạm và khung xử lý kỷ luật thực hiện theo quy định Phụ lục kèm theo Quy chế (kèm theo
TT | Tên vụ việc vi phạm | Số lần vi phạm và hình thức xử lý | Ghi chú | |||
Khiển trách | Cảnh cáo | Đình chỉ học tập 1 năm học | Buộc thôi học | |||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 |
1 | Đến muộn giờ học, giờ thực tập; nghỉ học không phép hoặc quá phép | Nhà trường quy định cụ thể | ||||
2 | Mất trật tự, làm việc riêng trong giờ học, giờ thực tập và tự học | Nhà trường quy định cụ thể | ||||
3 | Vô lễ với thầy, cô giáo và CBCC nhà trường | Tùy theo mức độ, xử lý từ khiển trách đến buộc thôi học | ||||
4 | Học hộ hoặc nhờ người khác học hộ | Tùy theo mức độ, xử lý từ khiển trách đến buộc thôi học | ||||
5 | Thi, kiểm tra hộ, hoặc nhờ thi, kiểm tra hộ; làm hộ, nhờ làm hoặc sao chép tiểu luận, đồ án, khóa luận tốt nghiệp | Lần 1 | Lần 2 | |||
6 | Tổ chức học, thi, kiểm tra hộ; tổ chức làm họ tiểu luận, đồ án, khóa luận tốt nghiệp | Lần 1 | Tùy theo mức độ có thể giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật | |||
7 | Mang tài liệu vào phòng thi, đưa đề thi ra ngoài nhờ làm hộ, ném tài liệu vào phòng thi, vẽ bậy vào bài thi; bỏ thi không có lý do chính đáng | Xử lý theo quy chế đào tạo | ||||
8 | Không đóng học phí đúng quy định và quá thời hạn được trường cho phép hoãn | Tùy theo mức độ, xử lý từ khiển trách đến buộc thôi học | ||||
9 | Làm hư hỏng tài sản trong KTX và các tài sản khác của trường | Tùy thuộc mức độ xử lý từ khiển trách đến buộc thôi học và phải bồi thường thiệt hại | ||||
10 | Uống rượu, bia trong giờ học; say rượu, bia khi đến lớp. | Lần 1 | Lần 2 | Lần 3 | Lần 4 | |
11 | Hút thuốc lá trong giờ, phòng họp, phòng thí nghiệm và nơi cấm hút thuốc theo quy định | Từ lần 3 trở lên, xử lý từ khiển trách đến cảnh cáo | ||||
12 | Chơi cờ bạc dưới mọi hình thức | Lần 1 | Lần 2 | Lần 3 | Lần 4 | Tùy theo mức độ có thể giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật |
13 | Tàng trữ, lưu hành, truy cập, sử dụng sản phẩm văn hóa đồi trụy hoặc tham gia các hoạt động mê tín dị đoan, hoạt động tôn giáo trái phép | Lần 1 | Lần 2 | Lần 3 | Lần 4 | Nếu nghiêm trọng giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật |
14 | Buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, lôi kéo người khác sử dụng ma túy | Lần 1 | Giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật | |||
15 | Sử dụng ma túy | Xử lý theo quy định về xử lý HSSV sử dụng ma túy | ||||
16 | Chứa chấp, môi giới hoạt động mại dâm | Lần 1 | Giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật | |||
17 | Hoạt động mại dâm | Lần 1 | Lần 2 | |||
18 | Lấy cắp tài sản, chứa chấp, tiêu thụ tài sản do lấy cắp mà có | Tùy theo mức độ xử lý từ cảnh cáo đến buộc thôi học. Nếu trọng, giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật | ||||
19 | Chứa chấp buôn báo vũ khí, chất nổ, chất dễ cháy và các hàng cấm theo quy định của Nhà nước | Lần 1 | Giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật | |||
20 | Đưa phần tử xấu vào trong trường, KTX gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự trong nhà trường. | Tùy theo mức độ xử lý từ cảnh cáo đến buộc thôi học | ||||
21 | Đánh nhau gây thương tích, tổ chức hoặc tham gia tổ chức đánh nhau | Lần 1 | Lần 2 | Nếu nghiêm trọng, giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật | ||
22 | Kích động, lôi kéo người khác biểu tình, viết truyền đơn, áp phích trái pháp luật | Lần 1 | Lần 2 | Nếu nghiêm trọng, giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật | ||
23 | Vi phạm các quy định về an toàn giao thông | Tùy theo mức độ, xử lý từ khiển trách đến buộc thôi học |
3. Học hộ, thi hộ, tổ chức thi hộ có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Bên cạnh xử lý theo Quy chế đối với học sinh, sinh viên nêu trên thì căn cứ theo Điều 14 Nghị định 04/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục xử phạt đối với hành vi thi hộ thì có thể phạt tiền từ 14.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với hành vi thi thay hoặc thi kèm người khác hoặc nhờ người khác làm bài hộ hoặc thi thay, thi kèm.
Ngoài ra, đối với trường hợp làm giả thẻ sinh viên, chứng minh nhân dân, căn cước công dân để thi hộ người khác bị xử lý theo quy định pháp luật về lĩnh vực giáo dục. Như chúng ta đã biết chứng minh nhân dân, căn cước công dân là giấy tờ nhân thân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho một cá nhân nhất định. Trường hợp làm giả thẻ sinh viên, chứng minh nhân dân, căn cước công dân để thi hộ người khác có thể chịu trách nhiệm hình thức theo quy định tại Điều 341
Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
– Phạm tội 02 lần trở lên;
– Có tổ chức;
– Làm từ 02 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;
– Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
– Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;
– Tái phạm nguy hiểm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
– Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;
– Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
– Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.