Hoạt động tư vấn quản lý là một ngành nghề đang phát triển. Vậy hoạt động tư vấn quản lý là gì? Ngành nghề tư vấn quản lý hoạt động như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Hoạt động tư vấn quản lý là gì?
Hoạt động tư vấn quản lý là là một ngành nghề hoạt động tại Việt Nam được quy định với mã ngành là 702-7020- 70200 theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg. Hoạt động tư vấn quản lý hoạt động cung cấp, hỗ trợ tư vấn, định hướng, đưa ra mục tiêu,… cho các doanh nghiệp và các tổ chức khác trong việc quản lý hoạt động của các doanh nghiệp và các tổ chức đó.
2. Quy định về ngành nghề tư vấn quản lý:
Theo quy định của Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành thì ngành nghề Hoạt động tư vấn quản lý bao gồm các hoạt động cụ thể sau:
– Cung cấp tư vấn, hướng dẫn và trợ giúp điều hành đối với doanh nghiệp và các tổ chức khác trong vấn đề quản lý như:
+ Lập chiến lược và kế hoạch hoạt động;
+ Ra quyết định tài chính, mục tiêu và chính sách thị trường, chính sách nguồn nhân lực, thực thi và kế hoạch;
+ Tiến độ sản xuất và kế hoạch giám sát.
– Cung cấp hoạt động tư vấn, hướng dẫn hoặc trợ giúp trong hoạt động đối với doanh nghiệp hoặc các dịch vụ cộng đồng như:
+ Quan hệ và thông tin cộng đồng;
+ Hoạt động vận động hành lang;
+ Thiết kế phương pháp kiểm toán hoặc cơ chế, chương trình chi phí kiểm toán, cơ chế điều khiển ngân quỹ;
+ Tư vấn và giúp đỡ kinh doanh hoặc dịch vụ lập kế hoạch, tổ chức, hoạt động hiệu quả, thông tin quản lý…
Hoạt động tư vấn quản lý cung cấp các dịch vụ tư vấn quản lý doanh nghiệp và cộng đồng nhưng loại trừ các hoạt động sau:
– Hoạt động lập trình máy vi tính: Thiết kế phần mềm máy vi tính cho hệ thống kiểm toán được phân vào nhóm 62010;
– Hoạt đọng pháp luật: Tư vấn và đại diện pháp lý được phân vào nhóm 6910;
– Hoạt động liên quan đến kế toán, kiểm toán và tư vấn về thuế: Hoạt động kế toán, kiểm toán, tư vấn thuế được phân vào nhóm 69200;
– Kiến trúc, tư vấn kỹ thuật và công nghệ khác được phân vào nhóm 7110 (Hoạt động về kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan), 7490 (Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ khác chưa được phân vào đâu);
– Hoạt động quảng cáo được phân vào nhóm 73100;
– Nghiên cứu thị trường và thăm dò dư luận được phân vào nhóm 73200;
– Hoạt động của các trung tâm, đại lý tư vấn, giới thiệu và môi giới lao động, việc làm: Dịch vụ sắp xếp và tư vấn giới thiệu việc làm được phân vào nhóm 78100;
– Hoạt động tư vấn giáo dục được phân vào nhóm 85600.
3. Điều kiện để trở thành chuyên gia tư vấn quản lý:
Chuyên gia tư vấn quản lý là người làm trong ngành Hoạt động tư vấn quản lý theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành. Theo đó, để trở thành một chuyên gia tư vấn quản lý thì người đó phải đảm bảo tiêu chuẩn S.W.A.N (viết tắt của Smart- Work hard- Ambitious- Nice). Hay có thể nói ngược lại S.W.A.N là tiêu chuẩn của một nhà tư vấn quản trị.
– S- Smart: Để trở thành một chuyên gia tư vấn quản lý hoạt động trong ngành tư vấn quản lý thì người đó phải trang bị cho mình những kiến thức sâu rộng về công việc quản lý. Nếu không có kiến thức sâu rộng về công việc quản lý thì không thể nào thành công được trong công việc tư vấn quản lý cho khách hàng. Những câu hỏi mà khách hàng đặt ra khá đa dạng và rộng nên nếu chuyên gia tư vấn quản lý không có kiến thức sâu rộng và đa dạng thì khó có thể hoàn thành công việc mình đàn thực hiện. Smart chứng tỏ chuyên gia tư vấn quản lý là một người thông minh, nhanh nhạy và có thể đưa ra tư vấn về quản lý doanh nghiệp, quản lý cộng đồng như một người đứng đầu, một nhà lãnh đạo;
– W- Work hard: Làm việc chăm chỉ là một yếu tố cần thiết trong mọi công việc mà không riêng gì công việc tư vấn quản lý. Một chuyên gia tư vấn quản lý thường phải “ôm việc” vì khối lượng công việc lớn, thậm chí thường xuyên phải “OT”- làm việc ngoài giờ. Bên cạnh đó, chuyên gia tư vấn quản lý sẽ phải di chuyển rất nhiều để gặp gỡ khách hàng và thực hiện các công việc như phân tích, báo cáo tình hình hoạt động,… Do khối lượng công việc nhiều và thường xuyên phải đi lại nên nhiều người đã bỏ cuộc. Do đó, phải có sự chăm chỉ và nỗ lực thì mới trở thành một chuyển viên tư vấn quản lý;
– A- Ambitious: Để trở thành một chuyên viên tư vấn quản lý- làm việc trong ngành nghề tư vấn quản lý thì người đó phải có sự hoài bão và khát vọng, nỗ lực chinh phục những khó khăn. Làm một chuyên gia tư vấn quản lý phải tư vấn quản lý cho nhiều lĩnh vực, nhiều doanh nghiệp khác nhau nên phải có hoài bão, khát khao mới có thể làm được;
– N- Nice: Đây là một yếu tố then chốt của một người làm ngành dịch vụ- ở đây là dịch vụ tư vấn quản lý. Khách hàng sử dụng dịch vụ tư vấn quản lý có những đặc điểm, tính cách khác nhau. Có những khách hàng thiện chí, tiếp thu những ý kiến tư vấn của cuyên gia tư vấn quản lý. Đôi khi có những khách hàng khó tính, thích tranh cãi vô lý nên chuyên gia tư vấn quản lý phải có một thái độ “nice- tốt” với khách hàng. Làm nghề tư vấn nói chung và tư vấn quản lý nói riêng thì chuyên viên tư vấn không thể đơn phương độc mã mà phải làm việc với đồng đội của mình, vì vậy tinh thần hợp tác, chia sẻ, hỗ trợ và giúp nhau phát triển là cực kỳ quan trọng. Luộn thể hiện thái độ lắng nghe khách hàng, tiếp thu ý kiến đóng góp của khách hàng và chia sẻ những kiến thức hiểu biết mà mình cho là phù hợp với hoạt động quản lý của công ty khách hàng.
Trên đó là 04 yếu tố cần có của một chuyên viên tư vấn quản lý nói riêng và ngành dịch vụ tư vấn nói chung. Nếu không đáp ứng được đầy đủ 04 yếu tố thì việc tư vấn quản lý sẽ trở nên khó thành công và không thể thu hút khách hàng.
4. Điều kiện và thủ tục thành lập công ty tư vấn quản lý:
Để thành lập công ty và hoạt động trong lĩnh vực tư vấn quản lý thì người thành lập công ty chỉ cần thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đâu tư cũng như làm theo những quy định có liên quan mà pháp luật đã quy định. Bởi vì ngành nghề hoạt động tư vấn quản lý là ngành nghề không nằm trong danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật Đầu tư năm 2020.
Theo đó, việc đăng ký kinh doanh, thành lập công ty kinh doanh hoạt động tư vấn quản lý cần thực hiện theo trình tự, thủ tục sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập công ty hoạt động tư vấn quản lý:
Hồ sơ đăng ký thành lập công ty bao gồm các giấy tờ, tài liệu được quy định tại Nghị định số 01/2021/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
– Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty tư vấn quản lý (Công ty Trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần);
– Điều lệ của công ty;
– Danh sách thành viên nếu là công ty Trách nhiệm hữu hạn 02 thành viên trở lên hoặc Danh sách cổ đông sáng lập nếu là công ty Cổ phần;
– Bản sao hợp lệ Căn cước công dân/ Chứng minh thư nhân dân/hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật;
– Bản sao hợp lệ Căn cước công dân/ Chứng minh thư nhân dân/hộ chiếu của các thành viên góp vốn là cá nhân (Công ty TNHH)/ cổ đông góp vốn là cá nhân (Công ty Cổ phần);
– Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của thành viên góp vốn là tổ chức, văn bản cử người đại diện theo ủy quyền của tổ chức, bản sao hợp lệ Căn cước công dân/ Chứng minh thư nhân dân/hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền;
–
– Bản sao hợp lệ Căn cước công dân/ Chứng minh thư nhân dân/ hộ chiếu của người được uỷ quyền nộp hồ sơ thành lập công ty.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền:
Sau khi chuẩn bị hồ sơ gồm đầy đủ các giấy tờ, tài liệu nêu trên thì người có yêu cầu sẽ nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp kinh doanh hoạt động tư vấn quản lý đặt trụ sở.
Tuy nhiên, hiện nay người nộp hồ sơ có thể thực hiện nộp hồ sơ online Cổng thông tin quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp.
Bước 3: Phòng Đăng ký kinh doanh giải quyết hồ sơ và trả kết quả:
Sau khi tiếp nhận hồ sơ của người yêu cầu đnawg ký kinh doanh thì Phòng đăng ký kinh doanh sẽ kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của hồ sơ.
Theo đó, trong thời hạn từ 03 đến 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty tư vấn quản lý có hồ sơ hợp lệ. Đối với hồ sơ không hợp lệ thì Phòng đăng ký kinh doanh sẽ từ chối giải quyết và nêu rõ lý do bằng văn bản.
Công bố nội dung đăng ký kinh doanh:
Doanh nghiệp phải thực hiện công bố về việc thành lập doanh nghiệp trên Công thông tin quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Điều 32
Lưu ý, lệ phí công bố thành lập là 100 nghìn đồng/ lần.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Doanh nghiệp năm 2020;
– Luật Đầu tư năm 2020;
– Nghị định số 01/2021/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 04/1/2021 Về đăng ký doanh nghiệp;
– Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 06/7/2018 Ban hành Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.