Hoạt động tư vấn của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WIPO. Cải cách thể chế thành lập của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WIPO.
Mục lục bài viết
1. Cải cách thể chế thành lập của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WIPO:
Các quốc gia thành viên của WIPO trong những năm gần đây đã thông qua hoặc xem xét một loạt các chính sách mà để thực thi chúng đòi hỏi phải sửa đổi Công ước WIPO và ít nhất là một số điều ước khác do WIPO quản lý.
Chính sách đầu tiên như vậy liên quan tới hệ thống đóng góp tài chính đơn xuất và những thay đổi bảng phân hạng mức đóng góp. Vào năm 1993, Hội nghị WIPO và các Hội đồng của Liên hiệp Paris và Liên hiệp Berne đã thông qua hệ thống đóng góp tài chính đơn xuất thay thế cho hệ thống đóng góp đa xuất được quy định trong Công ước WIPO và các điều ước mà WIPO quản lý. Theo hệ thống đóng góp đơn xuất, một quốc gia thành viên của bất kỳ điều ước nào của WIPO cũng sẽ thanh toán một xuất như phần đóng góp của mình cho việc tham gia các điều ước bất kể số lượng các điều ước mà quốc gia đó là thành viên. Việc này được thông qua trên cơ sở thí điểm và tạm thời, chưa quyết định việc xác định hệ quả và khả năng sửa đổi sau này các điều khoản có liên quan của Công ước WIPO và các điều ước do WIPO quản lý quy định việc thanh toán phần đóng góp của các nước thành viên. Năm 1989, 1991 và 1993, các cơ quan này cũng thông qua bảng phân hạng mức đóng góp mới trên cơ sở tạm thời như vậy, chưa quyết định việc sửa đổi những điều ước quan trọng nhằm làm cho các điều khoản của những điều ước phù hợp với cách phân hạng mới này.
Chính sách thứ hai là kết quả của Nhóm công tác về Chính sách và Thông lệ đối với việc đề cử và bổ nhiệm của Tổng Giám đốc, do Uỷ ban Điều phối WIPO thành lập năm 1988. Căn cứ những khuyến nghị của Nhóm công tác, Uỷ ban Điều phối WIPO và Đại hội đồng, các Hội đồng của Liên hiệp Paris và Liên hiệp Berne và Hội nghị WIPO đã thông qua đề nghị sửa đổi Điều 9(3) của Công ước thành lập Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới, giới hạn một nhiệm kỳ của Tổng Giám đốc là 12 năm.
Loạt chính sách thứ ba phát sinh từ việc phê chuẩn Chương trình và Ngân sách năm hoá và hợp lý hoá cơ cấu quản lý của WIPO. Các đề nghị về đơn giản hoá và hợp lý hoá liên 1 đến những uỷ ban do Hội đồng các nước thành viên thành lập trực tiếp; cũng đã có những đề nghị tương tự khác liên quan tới những cơ quan hoặc tổ chức do các điều ước mà WIPO quản lý thành lập.
Do thấy cần nhằm đưa ra kiến nghị về thủ tục đối với việc sửa đổi điều ước do các chính sách giới hạn nhiệm kỳ của Tổng Giám đốc, Văn phòng WIPO đã sử dụng cơ hội này. thực tiễn mới liên quan tới hệ thống đóng góp đơn xuất và các phân hạng mức đóng góp và để đề xuất những phương án khác để thay đổi cơ cấu quản lý của WIPO.
Đinh điểm của các kiến nghị của Văn phòng và việc phê chuẩn những chính sách nói trên của các nước thành viên là sự ra đời của một Nhóm công tác về Cải cách cơ cấu. Nhóm công tác này được Đại hội đồng WIPO thành lập tại Cuộc họp tháng 9 năm 1999. Việc tham dự Nhóm này dành với tất cả các nước thành viên của WIPO cũng như tất cả các nước thành viên của Liên hiệp Paris và Liên hiệp Berne. Nhóm công tác đã họp hai lần vào năm 2000 và được lên kế hoạch họp ít nhất là hai lần vào năm 2001, trước khi trình bản khuyến nghị của mình cho Hội đồng các quốc gia thành viên của WIPO.
Một số kiến nghị về cải cách cơ cấu vẫn đang được Nhóm công tác nghiên cứu, có thể được trình bày theo năm chủ đề sau:
Hệ thống đóng góp đơn xuất và những thay đổi trong phân hạng mức đóng góp
Bản kiến nghị đầu tiên về cải cách cơ cấu liên quan đến sửa đổi các điều ước do WIPO quản lý nhằm chính thức hóa hệ thống đóng góp đơn xuất được thông qua năm 1993 và các phân hạng mức đóng góp mới được thông qua vào các năm 1989, 1991 và 1993.
Các Ủy ban điều hành của Liên hiệp Paris, Liên hiệp Beme và Liên hiệp PCT
Lý do thành lập Ủy ban điều hành của các Liên hiệp Paris, Liên hiệp Berne và Liên viên hơn Hội đồng nhằm xem xét các vấn đề về bản chất là cấp bách, và vì vậy mà không thể hiệp PCT dường như là nhu cầu được nhận thấy là phải có đối với một cơ quan có ít thành chờ tới phiên họp thường kỳ tiếp theo của Hội đồng, hoặc những vấn đề ít quan trọng hơn và không đòi hỏi Hội đồng phải bận tâm.
Trong thực tiễn, các Ủy ban điều hành chưa bao giờ thực hiện được các chức năng như đã định. Ủy ban điều hành PCT thực sự chưa từng được thành lập; và cũng như các Ủy ban điều hành Paris và Berne chưa bao giờ nhóm họp riêng, một việc tối thiểu trong hoạt động.
Nhóm kiến nghị thứ hai về cải cách thể chế thành lập nhằm sửa đổi Công ước WIPO, Công ước Paris, Công ước Berne và PCT bằng việc bỏ các Ủy ban điều hành của các Liên hiệp Paris, Berne và PCT.
Hội nghị WIPO
Hội nghị WIPO, như đã nói ở trên, bao gồm tất cả các nước thành viên của WIPO. Trong thực tế, Hội nghị chưa từng nhóm họp tách riêng với Đại hội đồng. Hội nghị họp trong cùng thời gian và trong cùng phòng họp của Đại hội đồng và khác biệt duy nhất hình thức bề ngoài về thủ tục là người chủ trì. Cũng trong thực tế, Hội nghị xem xét chỉ một số lượng ít ỏi các đối tượng công việc riêng lẻ. Thực ra việc phân công chức năng được dự tính giữa Đại hội đồng và Hội nghị đã không được thực hiện.
Nhóm kiến nghị thứ ba về cải cách thể chế thành lập nhằm sửa đổi Công ước WIPO để bãi bỏ Hội nghị WIPO.
Các Hội nghị đại diện khác
Các Hội nghị đại diện tồn tại trong nhiều Liên hiệp là các cơ quan tiền thân của Hội đồng các Liên hiệp đó. Hội đồng các quốc gia thành viên của một Liên hiệp được giới thiệu là kết quả của những cải cách tại Hội nghị Ngoại giao Stockholm năm 1967, trong Văn kiện Stockholm của các điều ước đã được sửa đổi tại Hội nghị Ngoại giao đó. Vì vậy các Hội nghị đại diện chỉ tồn tại trong các Liên hiệp mà:
– được thành lập theo các điều ước có các Văn kiện được ký kết trước năm 1967 và
– có các nước thành viên chưa từng gia nhập hoặc chưa từng phê chuẩn Văn kiện Stockholm (1967) của Hiệp ước. Các Hội nghị đại diện sau đây hiện vẫn tồn tại:
- Hội nghị đại diện của Liên hiệp Paris; Hội nghị đại diện của Liên hiệp Berne,
- Hội nghị đại diện của Liên hiệp La-hay;
- Hội nghị đại diện của Liên hiệp Nice; và
- Hội đồng Liên hiệp Lisbon.
Thẩm quyền do các thể chế thành lập trao cho các Hội nghị đại diện cực kỳ hạn chế. Trong thực tế, các cơ quan chưa từng xem xét một cách độc lập bất kỳ đối tượng công việc cụ thể nào. Việc nhóm họp chỉ nhằm mang tính hình thức. Hơn nữa, số lượng các quốc gia tham dự các cơ quan đó thì ít và đang giảm đi, vì số các quốc gia gia nhập Văn kiện Stockholm của các điều ước có liên quan ngày càng tăng.
Nhóm kiến nghị thứ tư về cải cách thể chế thành lập là nhằm sửa đổi các công ước liên quan và những văn bản khác để bỏ các Hội nghị đại diện.
Hội đồng Hợp nhất
Theo kiến nghị này, Đại hội đồng WIPO sẽ là cơ quan có thẩm quyền ra quyết định đối với tất cả các điều ước của WIPO. Mọi Hội đồng thành lập bởi các điều ước của WIPO sẽ được Đại hội đồng WIPO thay thế để sẽ có một tổ chức, một Hội đồng của các nước thành viên, một Văn phòng và một xuất đóng góp từ các nước thành viên. Sẽ vẫn còn tiếp tục có một số các điều ước khác, với những thành viên khác, quy định về quyền và nghĩa vụ trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, tất cả các điều ước sẽ được quản lý theo cơ cấu hợp nhất.
Nhóm kiến nghị thứ năm về cải cách thể chế thành lập nhằm sửa đổi các công ước và hiệp ước liên quan để tập trung các cơ quan quản lý của WIPO thành một Hội đồng duy nhất.
2. Mở rộng hoạt động tư vấn và tuyên truyền rộng rãi hơn của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WIPO:
Ngoài việc sử dụng cơ chế như đã nêu ở trên, WIPO đang nỗ lực tìm cách xây dựng cho mình cơ sở nền móng rộng nhất có thể có được trên toàn thế giới. Vì mục đích này, nhiều cơ quan tư vấn đã được thành lập, và WIPO theo đuổi một chính sách hướng đến công chúng.
Ủy ban Tư vấn chính sách.
Tháng 3 năm 1998, Tổng Giám đốc WIPO đã đề nghị các nước thành viên thành lập một Ủy ban gồm những cá nhân xuất sắc của quốc tế từ các lĩnh vực chính trị, ngoại giao và hành chính, để “nâng cao khả năng giám sát và phản ứng của Văn phòng trước các phát của khu vực và quốc tế về sở hữu trí tuệ, công nghệ thông tin và về các lĩnh vực khác liên đến môi trường chính sách và hoạt động của WIPO một cách kịp thời, có hiểu biết và hiệu quả.” Gần đây (tháng 6 năm 2000), trong số các thành viên có cả Hoàng tử El-Hassan của Jordan, Fidel Ramos (Philippines), và Petar Stoyanov (Bulgaria).
Các nước thành viên đã tán thành đề nghị này. Ủy ban Tư vấn chính sách (PAC) đã phải xem xét các vấn đề quan trọng như tiến trình toàn cầu hóa, công nghệ kỹ thuật số, phát minh đột phá về công nghệ sinh học, chuyển giao công nghệ cho các nước đang phát triển, bảo tồn đa dạng sinh học và môi trường, thương mại điện tử, bảo tồn văn hóa bản địa, khả năng tồn tại của một “bằng sáng chế quốc tế”, đảm bảo khả năng có dược phẩm một cách liên tục và rộng rãi và quan hệ của việc này với hệ thống sở hữu trí tuệ. Những ý kiến của Ủy ban này được báo cáo lên Tổng Giám đốc, người sẽ tự kết luận để đưa ra đề xuất về chính sách tương ứng để các nước thành viên xem xét.
Cuộc họp đầu tiên của Ủy ban diễn ra vào tháng 4 năm 1999. Hoàng tử El-Hassan của Jordan đã được bầu làm Chủ tịch Ủy ban với 25 thành viên, cơ quan đã tổ chức thảo luận chi tiết về cả hai vấn đề toàn cầu hóa và nhu cầu hóa giải việc chính trị hóa hay làm phức tạp hóa các vấn đề sở hữu trí tuệ. Sau đó cơ quan sẽ giải quyết để lập ra một Nhóm đặc nhiệm nhằm phát triển chương trình làm việc của mình: kể cả việc soạn thảo Tuyên bố về Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPD), nêu một cách rõ ràng và đơn giản tới công chúng những lợi ích của sở hữu trí tuệ và quyền sở hữu trí tuệ, và sự triển khai một loạt các nghiên cứu chuyên môn chứng minh mối quan hệ giữa việc vận hành hệ thống sở hữu trí tuệ và của cải tạo ra.
Nhóm đặc nhiệm đã họp hai lần, tại Amman vào tháng 7 năm 1999 và Washington, D.C., vào tháng 3 năm 2000, và xem xét giải quyết các vấn đề đề cập ở trên cũng như các vấn đề khác. Công trình nghiên cứu đầu tiên trong một loạt các nghiên cứu, thành viên tác giả là Thứ trưởng Nhật Bản Arai, khảo cứu chi tiết kinh nghiệm của Nhật Bản về sở hữu trí tuệ và của cải tạo ra, và đã được xuất bản tháng 12 năm 1999 trong một ấn phẩm của Ủy ban tư vấn chính sách mới. Kết quả công việc về Tuyên bố Sở hữu trí tuệ thế giới là việc PAC thông qua Tuyên bố này tại cuộc họp lần thứ hai vào tháng 6 năm 2000. Người ta đã quyết định là Tuyên bố sẽ được đệ trình Hội đồng các quốc gia thành viên của WIPO tại cuộc họp tháng 9 năm 2000.
Cuộc họp thứ hai của PAC cũng đã nghe và thảo luận các trình bày về Học viện toàn cầu của WIPO, tiếp cận của WIPO tới thông tin toàn cầu, dự án WIPONET dựa trên công nghệ thông tin và các lợi ích tiềm năng của nó đối với các nước đang phát triển, phát triển về từ động hóa của Hiệp ước Hợp tác Sáng chế và kết quả của Hội nghị Ngoại giao gần đây về việc phê chuẩn Hiệp ước Luật Sáng chế.
Ủy ban tư vấn công nghiệp
Ủy ban Tư vấn công nghiệp (IAC) được thành lập năm 1998, là một phần trong các nỗ lực của Tổng Giám đốc WIPO nhằm xem xét phạm vi rộng lớn nhất các quan điểm trong lĩnh vực xác lập chính sách. Ủy ban gồm có 20 đại diện trình độ cao đến từ khu vực tư nhân. Những đại diện này được mời theo khả năng cá nhân của họ, cùng với việc xem xét phân bổ theo khu vực địa lý có sự cân bằng và tính đến nhu cầu của đủ mọi lĩnh vực công nghiệp được đại diện. Trong số các ngành công nghiệp được đại diện có mặt những ngành có liên quan tới lĩnh vực giải trí (phim ảnh, nhà hát, âm nhạc), viễn thông, dược phẩm và công nghệ sinh học.
Sáng kiến về IAC xuất phát từ lòng tin của Tổng Giám đốc về một tổ chức như WIPO, có nhiệm vụ thúc đẩy bảo hộ sở hữu trí tuệ trên toàn thế giới đồng hành cùng với sự phát triển trong khu vực tư nhân.
IAC thường họp hai lần một năm, có tầm quan trọng cốt yếu đối với WIPO trong cảnh thực tế là trước hơn hết công nghiệp được hưởng lợi từ sự bảo hộ sở hữu trí tuệ. Ngoài ra, những thách thức mà nền công nghiệp phải đối mặt từ sự phát triển kỹ thuật công nghệ nhanh chóng và việc toàn cầu hóa trực tiếp ảnh hưởng và bị ảnh hưởng bởi sở hữu trí tuệ. Vì vậy mà IAC cung cấp một diễn đàn cho các nhà lãnh đạo công nghiệp nhằm trao đổi quan điểm với WIPO. IAC cũng nâng cao năng lực của Văn phòng quốc tế WIPO để giám sát và đáp ứng những nhu cầu của khu vực thị trường và của người sử dụng hệ thống sở hữu trí tuệ một cách kịp thời, có hiểu biết và hiệu quả.
Chỉ đơn thuần là một cơ quan tư vấn cho Tổng Giám đốc của WIPO nên những kiến nghị của IAC sẽ không mang tính ràng buộc, và dù cách nào IAC cũng không thay thế thẩm quyền ra quyết định của các nước thành viên của WIPO.
1.68 Từ khi thành lập, IAC đã tổ chức các cuộc thảo luận các vấn đề trên diện rộng, bao gồm thương mại điện tử, sở hữu trí tuệ và việc tạo ra của cải, công nghệ sinh học và ảnh hưởng của nền kinh tế toàn cầu đối với hệ thống sở hữu trí tuệ, cũng như các nỗ lực của WIPO nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết của công chúng về sở hữu trí tuệ và đóng góp của nó đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Quan điểm của IAC được chuyển cho các nước thành viên của WIPO trong suốt các kỳ họp hàng năm của các Hội đồng của Tổ chức.
Nhóm tư vấn đặc biệt về Tư hữu hóa
Hiểu rõ tầm quan trọng của vấn đề tư hữu hóa ở nhiều quốc gia, Tổng Giám đốc của WIPO đã lập ra một cơ quan mới, Nhóm tư vấn đặc biệt về Tư hữu hóa, vào năm 2000, để hỗ trợ các nước thành viên trong việc xác định những chính sách sở hữu trí tuệ mạnh cho nỗ lực của họ về vấn đề tư hữu hóa. Đây là một nhóm gồm 9 chuyên gia đại diện cho các lĩnh vực thuộc chính phủ, ngoại giao và các trường đại học.
Nhóm đã họp hai lần vào năm 2000, và đặc biệt đã xem xét cách thức xác định và định giá thích đáng các tài sản sở hữu trí tuệ có thể được đưa vào quá trình tư hữu hóa, đặc biệt thông qua việc cung cấp tư vấn của chuyên gia, đào tạo và cung cấp các hướng dẫn cho việc định giá các tài sản sở hữu trí tuệ trong quá trình tư hữu hóa.
WIPO và việc tuyên truyền rộng rãi tới công chúng
Từ năm 1998 WIPO đã nỗ lực phối hợp nhằm vươn tới không chỉ đối với cộng đồng sở hữu trí tuệ mà còn tới cả công chúng, để hóa giải việc phức tạp hóa một lĩnh vực đặc biệt cho đông đảo công chúng. Mục đích là thúc đẩy hiểu biết chung về vai trò của sở hữu trí tuệ, về nhu cầu cổ vũ và bảo hộ sở hữu trí tuệ. WIPO đã tập trung những nỗ lực này vào việc sử dụng ba loại phương tiện – công nghệ thông tin, các tài liệu thông tin mang tinh truyền thống, và các hoạt động khuyến khích “trực tiếp” việc trao đổi và giao lưu cá nhân và qua phương tiện truyền thông.
Công cụ chính được sử dụng trong công nghệ thông tin để tiếp cận với đông đảo công chúng là Internet. Trang web của WIPO đã mở rộng phạm vi để số người truy cập vào trang chủ này và các trang phụ của nó lên tới 80,5 triệu người trong năm 2000. Hàng nghìn trang thông tin, bao gồm tài liệu của hầu hết các cuộc họp của WIPO, và nhiều công bố đã được in, đều có thể truy cập trên trang web thông qua 4 ngôn ngữ là tiếng Ả Rập, Anh, Pháp và Tây Ban Nha.
Các tư liệu thông tin được ấn hành dưới hình thức truyền thống – như sách, sách mỏng, tờ rơi – đã tăng lên, cùng với các hình thức mới như các áp phích và CD-ROMs. Việc bán các tư liệu thông tin được tăng cường thông qua việc lập ra một Trung tâm mới cho khách thăm vào năm 1998, và một cửa hàng sách điện tử vào năm 1999.
Các hoạt động truyền thông và triển lãm về các khía cạnh của sở hữu trí tuệ mở rộng việc hướng tới công chúng. Việc phát hành các thông cáo báo chí, các bài viết trên báo, và truyền thông trên rađiô và vô tuyến truyền hình trên khắp thế giới đã phổ biến rộng rãi tới công chúng về WIPO và các hoạt động của WIPO, cũng giống như các triển lãm về các khía cạnh khác nhau của sở hữu trí tuệ (chẳng hạn những nhà sáng chế nữ, các sáng chế được dùng trong đời sống hàng ngày trong gia đình, âm nhạc trong thời đại kỹ thuật số) được tổ chức tại WIPO và tại một số nơi khác.
WIPO cũng đã làm việc với một số tổ chức và quốc gia thành viên (đặc biệt trong khuôn khổ hợp tác để phát triển) trong lĩnh vực tuyên truyền rộng rãi tới công chúng, với mục tiêu nâng cao nhận thức trong công chúng về bản chất và tầm quan trọng của sở hữu trí tuệ.