Tôi muốn hỏi Hoạt động tìm kiếm và cứu nạn người gặp nguy hiểm tại khu vực có thiên tai xảy ra bao gồm những gì? Mong luật sư tư vấn giúp tôi!
Tóm tắt câu hỏi;
Chào luật sư! Tôi muốn hỏi Hoạt động tìm kiếm và cứu nạn người gặp nguy hiểm tại khu vực có thiên tai xảy ra bao gồm những gì? Mong luật sư tư vấn giúp tôi! Tôi xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Điều 29 Luật phòng chống thiên tai năm 2013 quy định về Hoạt động tìm kiếm, cứu nạn trong ứng phó thiên tai như sau:
“1. Hoạt động tìm kiếm và cứu nạn người gặp nguy hiểm tại khu vực có thiên tai xảy ra bao gồm:
a) Sơ tán người ra khỏi nơi nguy hiểm, ưu tiên đối tượng dễ bị tổn thương;
b) Cấp cứu kịp thời người gặp nguy hiểm; tìm kiếm người, phương tiện mất tích;
c) Lập các trạm cấp cứu tạm thời hoặc trưng dụng có thời hạn trụ sở cơ quan, trường học, cơ sở y tế tại khu vực có thiên tai để tiếp nhận cấp cứu người bị nạn;
d) Huy động người, vật tư, trang thiết bị, thuốc chữa bệnh để tham gia cứu chữa người bị nạn;
đ) Dựng các lán trại tạm thời cho người dân bị mất nhà ở;
e) Cấp phát lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, nước sạch và nhu yếu phẩm thiết yếu;
g) Các biện pháp cần thiết khác phù hợp với đặc điểm thiên tai của địa phương và khu vực.
2. Trách nhiệm tìm kiếm cứu nạn được quy định như sau:
a) Tổ chức, cá nhân chủ động tìm kiếm cứu nạn và có trách nhiệm tham gia tìm kiếm cứu nạn theo sự huy động của cơ quan có thẩm quyền;
b) Ủy ban nhân dân, Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn địa phương các cấp có trách nhiệm chủ động triển khai hoạt động tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn; trường hợp vượt quá khả năng phải báo cáo, đề nghị Ủy ban nhân dân, Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp trên hoặc Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai và Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn hỗ trợ;
c) Các bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm chủ động triển khai hoạt động tìm kiếm cứu nạn thuộc phạm vi quản lý; trường hợp vượt quá khả năng phải báo cáo, đề nghị Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai và Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn hỗ trợ;
d) Các đơn vị chuyên trách, kiêm nhiệm làm nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn tại một số bộ có trách nhiệm tổ chức thực hiện tìm kiếm cứu nạn theo sự chỉ đạo của Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn;
đ) Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức phối hợp thực hiện công tác tìm kiếm cứu nạn trong phạm vi cả nước; chủ trì phối hợp với lực lượng hỗ trợ của quốc tế và khu vực trong tìm kiếm cứu nạn”.
>>> Luật sư
Như vậy, căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 29 Luật phòng chống thiên tai năm 2013 thì Hoạt động tìm kiếm và cứu nạn người gặp nguy hiểm tại khu vực có thiên tai xảy ra bao gồm:
– Sơ tán người ra khỏi nơi nguy hiểm, ưu tiên đối tượng dễ bị tổn thương;
– Cấp cứu kịp thời người gặp nguy hiểm; tìm kiếm người, phương tiện mất tích;
– Lập các trạm cấp cứu tạm thời hoặc trưng dụng có thời hạn trụ sở cơ quan, trường học, cơ sở y tế tại khu vực có thiên tai để tiếp nhận cấp cứu người bị nạn;
– Huy động người, vật tư, trang thiết bị, thuốc chữa bệnh để tham gia cứu chữa người bị nạn;
– Dựng các lán trại tạm thời cho người dân bị mất nhà ở;
– Cấp phát lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, nước sạch và nhu yếu phẩm thiết yếu;
– Các biện pháp cần thiết khác phù hợp với đặc điểm thiên tai của địa phương và khu vực.