Khái niệm Cảnh sát biển là gì? Cảnh sát biển tên tiếng Anh là gì? Trách nhiệm quản lý nhà nước đối với Cảnh sát biển Việt Nam? Nội dung quản lý nhà nước đối với Cảnh sát biển Việt Nam?
Cảnh sát biển hay lực lượng bảo vệ bờ biển là một tổ chức an ninh hàng hải của một quốc gia cụ thể. Thuật ngữ này bao hàm nhiều trách nhiệm ở các quốc gia khác nhau, từ trở thành một lực lượng quân sự được vũ trang mạnh với nhiệm vụ hải quan và an ninh cho đến trở thành một tổ chức tình nguyện có nhiệm vụ tìm kiếm và cứu nạn mà không có cơ quan thực thi pháp luật. Ở hầu hết các quốc gia, chức năng của lực lượng tuần duyên điển hình khác với chức năng của hải quân (nghĩa vụ quân sự) và cảnh sát quá cảnh (cơ quan thực thi pháp luật), trong khi ở một số quốc gia có những điểm tương đồng với cả hai. Vậy hoạt động quản lý nhà nước đối với Cảnh sát biển Việt Nam ra sao? Hãy tìm hiểu nội dung này trong bài viết dưới đây nhé!
Tổng đài Luật sư
Căn cứ pháp lý
– Luật cảnh sát biển Việt Nam 2018.
Mục lục bài viết
1. Khái niệm Cảnh sát biển là gì?
Cảnh sát biển, một lực lượng, thường là hải quân, thực thi luật hàng hải của một quốc gia và hỗ trợ các tàu bị đắm hoặc gặp nạn trên hoặc gần bờ biển của quốc gia đó. Những lực lượng như vậy bắt nguồn từ đầu thế kỷ 19 với vai trò hạn chế buôn lậu.
Lực lượng bảo vệ bờ biển cũng có thể chịu trách nhiệm duy trì các ngọn hải đăng, phao và các thiết bị hỗ trợ hàng hải khác và thực hiện viện trợ khẩn cấp cho các thuyền viên buôn bán và các nạn nhân của thiên tai, chẳng hạn như lũ lụt và bão. Ở một số quốc gia, nhiệm vụ của lực lượng bảo vệ bờ biển bao gồm phá băng ở các tuyến đường thủy nội địa và thu thập và phổ biến dữ liệu khí tượng liên quan đến lũ lụt, bão và bão.
Được nhận định là lực lượng chuyên trách của Nhà nước, Cảnh sát biển Việt Nam hoạt động theo các quy định của pháp luật Việt Nam. Trong quá trình hoạt động nghề nghiệp của mình Cảnh sát biển Việt Nam luôn luôn tôn trọng và tuân thủ các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên theo Điều 3 Luật cảnh sát biển Việt Nam 2018.
Cảnh sát biển Việt Nam còn được biết đến với vai trò là lực lượng vũ trang nhân dân. Cảnh sát biển Việt Nam cũng như các lực lượng vũ trang khác cũng được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý thống nhất của Chính phủ.
Cảnh sát biển là một nhánh duy nhất của Quân đội chịu trách nhiệm về một loạt các nhiệm vụ hàng hải, từ đảm bảo thương mại an toàn và hợp pháp đến thực hiện các nhiệm vụ cứu hộ trong điều kiện khắc nghiệt.
Cảnh sát biển cung cấp một loạt các cơ hội nghề nghiệp cho tất cả các loại sở thích. Ví dụ, với khả năng tiếp cận công nghệ và sáng kiến nghiên cứu mới nhất, Cảnh sát biển có thể cung cấp các kỹ năng nghề nghiệp chuyên nghiệp trong lĩnh vực khoa học biển và môi trường. Các nghề nghiệp khác bao gồm các cơ hội trong thực thi pháp luật và kỹ thuật cơ khí, cùng với nhiều lựa chọn bán thời gian trong Khu bảo tồn Cảnh sát biển.
Chúng tôi bảo vệ sự an toàn cá nhân và an ninh của người dân của chúng tôi; hệ thống giao thông biển và cơ sở hạ tầng; tài nguyên thiên nhiên và kinh tế của chúng ta; và sự toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia chúng ta – khỏi các mối đe dọa từ bên trong và bên ngoài, do tự nhiên và nhân tạo. Chúng tôi bảo vệ những lợi ích này tại các cảng và đường thủy nội địa của Việt Nam, dọc theo bờ biển, trên các vùng biển quốc tế.
2. Cảnh sát biển tên tiếng Anh là gì?
Cảnh sát biển Việt Nam tên tiếng Anh là: “Vietnam Coast Guard” hay viết tắt là “VCG”.
3. Trách nhiệm quản lý nhà nước đối với Cảnh sát biển Việt Nam?
Trên cơ sở quy định tại Điều 38 của Luật Cảnh sát biển Việt Nam năm 2018 đã đưa ra quy định trách nhiệm quản lý nhà nước đối với Cảnh sát biển Việt Nam như sau:
“1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước đối với Cảnh sát biển Việt Nam.
2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước đối với Cảnh sát biển Việt Nam.
Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về tổ chức, quản lý, chỉ huy, điều hành hoạt động của Cảnh sát biển Việt Nam.
3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện quản lý nhà nước đối với Cảnh sát biển Việt Nam”.
Như vậy, có thể thấy rằng, Luật quy định rõ ràng, về việc quản lý nhà nước và trách nhiệm của các Bộ, ngành, chính quyền địa phương. Do đó, có quy định cụ thể về quản lý nhà nước đối với Cảnh sát biển Việt Nam cũng như trách nhiệm của các Bộ, ngành, chính quyền địa phương.
Cũng chính vì thế mà, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước đối với Cảnh sát biển Việt Nam. Theo như quy định tại Khoản 2 Điều này lại nêu lên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước đối với Cảnh sát biển Việt Nam. Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về tổ chức, quản lý, chỉ huy, điều hành hoạt động của Cảnh sát biển Việt Nam. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện quản lý nhà nước đối với Cảnh sát biển Việt Nam.
Tiếp theo đó, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tạo điều kiện cho Cảnh sát biển Việt Nam sử dụng quỹ đất tại địa phương để xây dựng trụ sở đóng quân, trú đậu tàu thuyền, kho tàng, bến bãi; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về Cảnh sát biển Việt Nam; thực hiện chính sách về nhà ở xã hội cho cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Cảnh sát biển Việt Nam là một lực lượng quân sự, đa nhiệm vụ, lực lượng hàng hải, cung cấp sự kết hợp độc đáo giữa các khả năng quân sự, thực thi pháp luật, nhân đạo, quản lý và ngoại giao. Những khả năng này củng cố vai trò rộng lớn của chúng tôi: an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và quản lý hàng hải.
Theo quy định của Luật, Cảnh sát biển Việt Nam được tổ chức tập trung, thống nhất theo phân cấp từ Bộ Tư lệnh đến đơn vị cấp cơ sở. Hoạt động của Cảnh sát biển Việt Nam phải tuân thủ Hiến pháp và Pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
4. Nội dung quản lý nhà nước đối với Cảnh sát biển Việt Nam?
Đối với vùng biển nước ta là các vùng biển rộng, có điều kiện thời tiết khắc nghiệt, khó khăn, xuất phát từ đặc điểm môi trường hoạt động của Cảnh sát biển Việt Nam nên nhiều trường hợp cần có sự tham gia, phối hợp công tác, hỗ trợ, giúp đỡ của các cơ quan, cá nhân, tổ chức để thực hiện nhiệm vụ. Do đó, để bảo đảm chế độ, chính sách cho tổ chức, cá nhân hỗ trợ Cảnh sát biển Việt Nam Luật Cảnh sát biển Việt Nam đã có những quy định cụ thể để giả quyết những khó khăn vướng mắc đã đề ra.
Trên cơ sở quy định tại Điều 37 của Luật Cảnh sát biển Việt Nam, có 7 nội dung quản lý nhà nước đối với Cảnh sát biển Việt Nam, bao gồm:
“1. Ban hành, trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về Cảnh sát biển Việt Nam.
2. Tổ chức, chỉ đạo hoạt động của Cảnh sát biển Việt Nam.
3. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam.
4. Thực hiện chế độ, chính sách đối với Cảnh sát biển Việt Nam.
5. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; sơ kết, tổng kết, khen thưởng, xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động của Cảnh sát biển Việt Nam.
6. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.
7. Hợp tác quốc tế của Cảnh sát biển Việt Nam”.
Một trong những nội dung đặc biệt ở Điều này đó chính là vấn đề hợp tác quốc tế đã được ghi nhận so với Pháp lệnh trước đây, Luật Cảnh sát biển Việt Nam quy định rõ ràng hơn về hợp tác quốc tế của Cảnh sát biển Việt Nam, bố cục một mục riêng. Do đó, những nội dung và hình thức hợp tác quốc tế, tạo hành lang pháp lý thông thoáng, thuận lợi để Cảnh sát biển Việt Nam thực hiện trách nhiệm quốc gia ven biển theo quy định của các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Để đảm bảo sự hoạt động tốt nhất của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam thì Đảng và Nhà nước ta đã trú trọng đến việc đưa ra các văn bản quy phạm pháp luật về Cảnh sát biển Việt Nam; tổ chức, chỉ đạo hoạt động; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, chiến sĩ; thực hiện chế độ, chính sách kịp thời để nâng cao tinh thân làm việc cũng như nâng cao ký thuật trong quá trình hoạt động và công tác của Cảnh sát biển Việt Nam.
Bên cạnh việc đào tạo, bồi dưỡng thì pháp luật còn quy định về việc kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; sơ kết, tổng kết, khen thưởng, xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động của Cảnh sát biển Việt Nam. Đây là một trong những quy định rất cần thiết trong việc xây dựng lực lượng cảnh sát biển Việt Nam hoàn thiện và vững mạnh.