Hoạt động hợp tác quốc tế về thuế của cơ quan quản lý thuế? Vấn đề hợp tác quốc tế về thuế của cơ quan quản lý thuế? Trách nhiệm hợp tác quốc tế về thuế của cơ quan quản lý thuế?
Trên thực tế quá trình hội nhập hiện nay trong tất cả các lĩnh vực của xã hội đều được đặt trong nội dung hợp tác quốc tế và kèm theo đó lĩnh vực thuế cũng không loại trừ trong các lĩnh vực được đặt lên hàng đầu về hợp tác quốc tế này. Vậy để hiểu thêm về nội dung hoạt động hợp tác quốc tế về thuế của cơ quan quản lý thuế.
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Hoạt động hợp tác quốc tế về thuế của cơ quan quản lý thuế:
Hợp tác quốc tế là thuật ngữ đề cập đến hoạt động hợp tác giữa các chủ thể trong các quốc gia khác nhau, kể cả ở cấp độ nhà nước và cấp độ các tổ chức kinh tế – xã hội của các quốc gia khác nhau
Từ đó có thể hiểu, hợp tác quốc tế về thuế là hoạt động hợp tác, phối hợp giúp đỡ lẫn nhau, chia sẻ các công việc chung trong lĩnh vực thuế của các quốc gia để thực hiện các mục tiêu về phát triển kinh tế – xã hội nói chung và quản lý thuế nói riêng của mỗi quốc gia trên cơ sở các thỏa thuận được ký kết giữa các quốc gia.
Theo báo cáo của Tổng cục Thuế, trong nửa đầu năm 2020, toàn ngành Thuế đã hợp tác, trao đổi thông tin trong 24 trường hợp với Cơ quan thuế của 12 nước: Nhật Bản, Hàn Quốc, Ba Lan, Cam-pu-chia, Ấn Độ, Nga, Ucraina, Trung Quốc, Singapore, Úc, Ai-len, Séc, qua đó góp phần hỗ trợ cục thuế các địa phương ngăn ngừa hành vi trốn lậu thuế.
Có 04 nguyên tắc trong hợp tác quốc tế về thuế:
– Có đi có lại và đôi bên cùng có lợi.
– Bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc.
– Nguyên tắc tự nguyện.
– Hợp tác trên cơ sở đồng thuận.
2. Vấn đề hợp tác quốc tế về thuế của cơ quan quản lý thuế:
Cùng với quá trình hội nhập quốc tế toàn diện của các quốc gia trên thế giới, hoạt động hợp tác quốc tế về thuế trong những năm qua đã diễn ra rất mạnh mẽ ở những cấp độ khác nhau và những phạm vi khác nhau. Hợp tác quốc tế về thuế cũng giúp cơ quan thuế các quốc gia phối hợp cung cấp thông tin nhằm ngăn ngừa và phát hiện các hành vi gian lận thuế của các công ty đa quốc gia. Vì lẽ đó, trong nhiều năm qua, các quốc gia trên thế giới đã có nhiều nỗ lực trong hợp tác quốc tế về thuế. Tìm hiểu những xu thế này trên thế giới giúp Việt Nam lựa chọn chính sách hợp tác quốc tế phù hợp. Muốn vậy, cần hệ thống hóa và phát triển những lý luận về hợp tác quốc tế về thuế cũng như nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trong hợp tác quốc tế về thuế nhằm tối đa hóa lợi ích của hội nhập và giảm thiểu những tác động tiêu cực của nó.
Trong thời gian qua ở Việt Nam, đã có một số công trình khoa học liên quan trực tiếp đến đề tài luận án hoặc liên quan đến các nội dung nghiên cứu của đề tài luận án được công bố. Luận án trình bày tóm lược các kết quả nghiên cứu thành 3 nhóm. Nhóm thứ nhất nghiên cứu tổng quát và nhiều mặt về hợp tác quốc tế về thuế. Nhóm thứ hai nghiên cứu chuyên sâu một hoặc một vài vấn đề trong lĩnh vực hợp tác quốc tế về thuế. Nhóm thứ ba là các công trình nghiên cứu rộng có liên quan một phần đến hợp tác quốc tế về thuế. Vai trò của hợp tác quốc tế về thuế đối với phát triển kinh tế – xã hội hiện nay rất rõ ràng cụ thể như:
Một là, hợp tác quốc tế về thuế góp phần thúc đẩy đầu tư và thương mại giữa các quốc gia.
Hai là, hợp tác quốc tế về thuế góp phần nâng cao vị thế quốc tế của các quốc gia.
3. Trách nhiệm hợp tác quốc tế về thuế của cơ quan quản lý thuế:
Căn cứ Điều 12 Luật Quản lý thuế 2019 có hiệu lực ngày 01/7/2020, quy định:
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm sau đây:
– Tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính đề xuất đàm phán, ký kết và thực hiện quyền, nghĩa vụ và bảo đảm lợi ích của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
– Đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện thỏa thuận song phương, đa phương với cơ quan quản lý thuế nước ngoài.
– Tổ chức khai thác, trao đổi thông tin và hợp tác nghiệp vụ với cơ quan quản lý thuế nước ngoài, các tổ chức quốc tế có liên quan. Trao đổi thông tin về người nộp thuế, thông tin về các bên liên kết với cơ quan thuế nước ngoài phục vụ công tác quản lý thuế đối với giao dịch liên kết.
– Thực hiện các biện pháp hỗ trợ thu thuế theo các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
=> Cơ quan quản lý thuế có các trách nhiệm được mô tả trên trong hợp tác quốc tế.
Hợp tác quốc tế về thuế được quy tịnh tại Điều 12 Luật Quản lý thuế năm 2019. Theo đó, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm:
Một là, tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính đề xuất đàm phán, ký kết và thực hiện quyền, nghĩa vụ và bảo đảm lợi ích của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Cơ quan quản lý thuế là đơn vị trực tiếp thực hiện các hoạt động về thuế từ thu thuế đến quản lý thuế nên nắm rõ được tình hình về công tác quản lý thuế cũng như mức độ tuân thủ, chấp hành của người nộp thuế. Từ việc nắm bắt này sẽ phát hiện được những hạn chế, từ đó các ý kiến tham mưu sẽ giúp ích rất nhiều cho Bộ Tài chính trong các nội dung về thuế sẽ đàm phán và ký kết.
Hai là, cơ quan quản lý thuế được trao quyền Đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện thỏa thuận song phương, đa phương với cơ quan quản lý thuế nước ngoài. Ưu điểm của mô hình hợp tác song phương trong hợp tác quốc tế về thuế là quá trình đàm phán thường diễn ra nhanh do mối quan hệ lợi ích ràng buộc không phức tạp vì chỉ liên quan đến hai quốc gia. Tuy nhiên, mô hình này có nhược điểm là không giải quyết được những vấn đề phức tạp về thuế liên quan đến các công ty đa quốc gia có hoạt động ở nhiều nước khác nhau.
Ba là, tổ chức khai thác, trao đổi thông tin và hợp tác nghiệp vụ với cơ quan quản lý thuế nước ngoài, các tổ chức quốc tế có liên quan. Trao đổi thông tin về người nộp thuế, thông tin về các bên liên kết với cơ quan thuế nước ngoài phục vụ công tác quản lý thuế đối với giao dịch liên kết. Có nhiều trường hợp chủ thể nộp thuế của Việt Nam thực hiện hoạt động đầu tư, kinh doanh ở nước ngoài và đã nộp thuế theo quy định pháp luật tại các quốc gia nơi các thủ thể thực hiện hoạt động kinh doanh, và để tránh đánh thuế hai lần hoặc quản lý hoạt động đóng thuế của các chủ thể, cần có sự trao đổi, hợp tác giữa các cơ quan thuế các nước để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các chủ thể nộp thuế. Nội dung trao đổi giữa gồm có thông tin người nộp thuế, việc nộp thuế và các vấn đề liên quan khác.
Bốn là, Thực hiện các biện pháp hỗ trợ thu thuế theo các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên bao gồm:
– Đề nghị cơ quan quản lý thuế nước ngoài và các cơ quan có thẩm quyền thực hiện hỗ trợ thu thuế tại nước ngoài đối với các khoản nợ thuế tại Việt Nam mà người nộp thuế có nghĩa vụ phải nộp khi người nộp thuế không còn ở Việt Nam;
– Thực hiện hỗ trợ thu thuế theo đề nghị của cơ quan quản lý thuế nước ngoài đối với các khoản nợ thuế phải nộp tại nước ngoài của người nộp thuế tại Việt Nam bằng biện pháp đôn đốc thu nợ thuế theo quy định của Luật này và phù hợp với thực tiễn quản lý thuế của Việt Nam.
Cơ quan quản lý thuế ở Việt Nam và quốc gia khác (với điều kiện là đối với quốc gia Việt Nam cùng ký kết các hiệp định hoặc cùng là thành viên) sẽ hỗ trợ nhau trong công tác thu nợ thuế khi người nộp thuế đã đi ra nước khác và không thể hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế ở tại quốc gia mình.
Cơ quan thuế thực hiện tốt trách nhiệm của mình trong hợp tác quốc tế về thuế là hoàn thành nhiệm vụ mà Nhà nước giao cho, đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý thuế.