Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay thì việc hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực, hoạt động là vô cùng cần thiết không chỉ Việt Nam mà còn với tất cả các quốc gia trên thế giới. Trong quá trình tố tụng cạnh tranh cũng vậy, vấn đề hợp tác quốc tế trong quá trình tố tụng cạnh tranh cũng có ý nghĩa quan trọng.
Mục lục bài viết
1. Hợp tác quốc tế trong quá trình tố tụng cạnh tranh:
Trước hết có thể thấy đối tượng áp dụng của
“Điều 2. Đối tượng áp dụng
– Tổ chức, cá nhân kinh doanh (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) bao gồm cả doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, lĩnh vực thuộc độc quyền nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
– Hiệp hội ngành, nghề hoạt động tại Việt Nam.
– Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có liên quan.”
Chính vì ghi nhận thêm những yếu tố “nước ngoài” mà các nhà làm luật Việt Nam đã chú trọng nhiều hơn đến “sự kiện hợp tác quốc tế” trong quá trình tố tụng cạnh tranh tại Luật Cạnh tranh hiện hành. Hợp tác quốc tế trong quá trình tố tụng cạnh tranh cũng được xem là một điểm sáng mới trong Luật Cạnh tranh năm 2018 so với quy định trong
Điều 108 Luật Cạnh tranh năm 2018 quy định về phạm vi hợp tác quốc tế trong quá trình tố tụng cạnh tranh như sau:
– Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia tiến hành hoạt động hợp tác với các cơ quan cạnh tranh của nước ngoài trong quá trình tố tụng cạnh tranh để kịp thời phát hiện, điều tra và xử lý đối với các hành vi có dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh.
– Phạm vi hợp tác quốc tế trong quá trình tố tụng cạnh tranh bao gồm tham vấn, trao đổi thông tin, tài liệu hoặc các hoạt động hợp tác quốc tế phù hợp khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Phạm vi hợp tác quốc tế trong quá trình tố tụng cạnh tranh:
Theo quy định tại Điều 108 Luật Cạnh tranh 2018 về hợp tác quốc tế trong quá trình tố tụng cạnh tranh như sau:
Hợp tác quốc tế trong quá trình tố tụng cạnh tranh
1. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia tiến hành hoạt động hợp tác với các cơ quan cạnh tranh của nước ngoài trong quá trình tố tụng cạnh tranh để kịp thời phát hiện, điều tra và xử lý đối với các hành vi có dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh.
2. Phạm vi hợp tác quốc tế trong quá trình tố tụng cạnh tranh bao gồm tham vấn, trao đổi thông tin, tài liệu hoặc các hoạt động hợp tác quốc tế phù hợp khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Theo đó, hợp tác quốc tế trong quá trình tố tụng cạnh tranh được thực hiện trong phạm vi gồm tham vấn, trao đổi thông tin, tài liệu hoặc các hoạt động hợp tác quốc tế phù hợp khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
3. Nguyên tắc hợp tác quốc tế trong quá trình tố tụng cạnh tranh:
Căn cứ Điều 109 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về nguyên tắc hợp tác quốc tế trong quá trình tố tụng cạnh tranh như sau:
Nguyên tắc hợp tác quốc tế trong quá trình tố tụng cạnh tranh
1. Hợp tác quốc tế trong tố tụng cạnh tranh được thực hiện trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật của Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Trường hợp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chưa ký kết hoặc chưa gia nhập điều ước quốc tế có liên quan thì việc hợp tác quốc tế trong tố tụng cạnh tranh được thực hiện theo nguyên tắc có đi có lại nhưng không được trái với Hiến pháp, pháp luật của Việt Nam, phù hợp với pháp luật quốc tế và tập quán quốc tế.
Như vậy, việc hợp tác quốc tế trong quá trình tố tụng cạnh tranh được thực hiện dựa trên những nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
Đồng thời việc hợp tác quốc tế này phải bình đẳng và cùng có lợi, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật của Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Trong trường hợp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chưa ký kết hoặc chưa gia nhập điều ước quốc tế có liên quan thì việc hợp tác quốc tế trong tố tụng cạnh tranh được thực hiện theo nguyên tắc có đi có lại nhưng không được trái với Hiến pháp, pháp luật của Việt Nam, phù hợp với pháp luật quốc tế và tập quán quốc tế.
4. Tham khảo thêm hoạt động hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự:
– Trong hoạt động tố tụng hình sự có trường hợp người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam, đang bị cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam điều tra, truy tố hoặc xét xử nhưng đã trốn khỏi Việt Nam đến nước mà người đó mang quốc tịch hoặc nước khác hoặc ngược lại, có trường hợp người Việt Nam phạm tội trên lãnh thổ nước ngoài, đang bị cơ quan có thẩm quyền nước ngoài điều tra, truy tố, xét xử nhưng đã trốn khỏi nước ngoài về Việt Nam. Trong những trường hợp đó, Việt Nam hoặc nước khác thường có yêu cầu dẫn độ. Tuy nhiên, nếu nước khác hoặc Việt Nam từ chối dẫn độ, thì cần phải có việc chuyển giao, tiếp nhập tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án giữa cơ quan có thẩm quyền Việt Nam với cơ quan có thẩm quyền nước ngoài để xem xét quyết định tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội.
– Theo Điều 497
– Theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền, việc tiếp nhận, chuyển giao tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án để yêu cầu nước ngoài tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự phải có đủ các điều kiện: người bị yêu cầu tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự là người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam, đang bị cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam điều tra, truy tố hoặc xét xử nhưng đã trốn khỏi Việt Nam đến nước mà người đó mang quốc tịch hoặc nước khác; cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam đã yêu cầu nước ngoài dẫn độ về Việt Nam, nhưng cơ quan có thẩm quyền của nước đó từ chối việc dẫn độ.
– Việc chuyển giao tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án để yêu cầu nước ngoài tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội phải bảo đảm các nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, đảm bảo an ninh chính trị của Việt Nam; tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam, các điều ước quốc tể mà Việt Nam là thành viên; phù hợp tập quán quốc tế; đảm bảo bí mật nhà nước chế độ bảo mật thông tin, tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án; không làm ảnh hưởng đến việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội khác trong cùng vụ án hoặc việc giải quyết vụ án khác tại Việt Nam; tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án chuyển giao là những tài liệu, đồ vật không thể thiếu để phục vụ cho cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội
– Khi yêu cầu nước ngoài tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội, cơ quan có thẩm quyền có yêu cầu (cơ quan yêu cầu) phải lập hồ sơ.
– Hồ sơ gồm có công văn của cơ quan yêu cầu đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét việc chuyển hồ sơ cho nước ngoài; văn bản yêu cầu nước ngoài truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội; sao y bản chính hồ sơ gốc của vụ án; các tài liệu chứng minh đối tượng đang có mặt tại nước được yêu cầu; văn bản từ chối dẫn độ của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài; các tài liệu, đồ vật có liên quan đến vụ án.
– Hồ sơ phải được đánh số bút lục và có danh mục tài liệu, vật chứng kèm theo (nếu có) và được lập thành 03 bộ. Cơ quan yêu cầu có trách nhiệm dịch hồ sơ ra ngôn ngữ phù hợp. Trường hợp cơ quan yêu cầu không xác định được ngôn ngữ của nước được yêu cầu hoặc ngôn ngữ khác mà nước được yêu cầu chấp nhận thì gửi văn bản đến Bộ Ngoại giao đề nghị xác định.
– Cơ quan yêu cầu có trách nhiệm chuyển hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Trường hợp chuyển trực tiếp thì việc giao, nhận phải được lập thành biên bản. Trường hợp chuyển qua đường bưu điện, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm kiểm tra tài liệu, vật chứng có trong hồ sơ trước khi thụ lý.
– Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm vào sổ thụ lý hồ sơ; kiểm tra tính đầy đủ và tính hợp lệ của hồ sơ; xem xét, quyết định loại tài liệu, đồ vật chuyển giao cho nước ngoài liên hệ với cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài về việc chuyển giao tài liệu, đồ vật để yêu cầu tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội theo điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước được yêu cầu là thành viên.
– Việt Nam và nước được yêu cầu chưa có điều ước quốc tế về lĩnh vực này thì đề nghị Bộ Ngoại giao xem xét, quyết định việc đề nghị nước ngoài tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội trên cơ sở áp dụng nguyên tắc có đi có lại; thông báo cho cơ quan yêu cầu biết về việc chuyển giao tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án cho nước ngoài.
– Trường hợp giữa Việt Nam và nước được yêu cầu đều là thành viên của Điều ước quốc tế tương trợ tư pháp về hình sự, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trực tiếp liên hệ và chuyển giao tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án cho nước ngoài theo quy định của điều ước quốc tế.
– Trường hợp Việt Nam và nước được yêu cầu không cùng là thành viên của Điều ước quốc tế tương trợ tư pháp về hình sự, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có công văn kèm theo hồ sơ gửi đến Bộ Ngoại giao để thực hiện trách nhiệm liên hệ chuyển giao cho nước được yêu cầu.
– Tùy theo từng trường hợp, việc chuyển giao tài liệu, đồ vật có liên quan đến vụ án cho nước ngoài có thể thực hiện trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
– Trường hợp chuyển giao trực tiếp, việc chuyển giao phải được lập thành biên bản, thể hiện đầy đủ các tài liệu có trong hồ sơ, danh mục và tình trạng đồ vật được chuyển giao, có chữ ký của bên giao (đại diện các cơ quan có liên quan của Việt Nam tại địa điểm bàn giao) và bên nhận (đại diện của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài tại địa điểm bàn giao).
– Trường hợp chuyển giao qua đường bưu điện, cơ quan thực hiện việc chuyển giao phải niêm phong tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án trước khi gửi và phải lưu biên nhận của bưu điện.
– Chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện việc chuyển giao hồ sơ, vật chứng cho nước ngoài do cơ quan thực hiện việc chuyển giao (Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc Bộ Ngoại giao) chi trả từ ngân sách nhà nước.