Hậu quả do những vụ hoả hoạn, cháy nổ gây ra thường rất nghiêm trọng. Bên cạnh việc quy định về phòng cháy chữa cháy, cơ quan có thẩm quyền cũng đặt ra các quy định liên quan đến trách nhiệm hoàn trả và bồi thường thiệt hại khi xảy ra hoả hoạn, cháy nổ xảy ra.
Mục lục bài viết
1. Hoàn trả và bồi thường thiệt hại tài sản huy động chữa cháy:
Căn cứ theo quy định tại Điều 27 Nghị định 136/2020/NĐ-CP được quy định đối với việc thực hiện hoàn trả và bồi thường thiệt hại phương tiện, tài sản được huy động để chữa cháy như sau:
– Đối với phương tiện, tài sản của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân được cơ quan có thẩm quyền huy động để chữa cháy và phục vụ cho việc chữa cháy phải được hoàn trả ngay sau khi kết thúc chữa cháy.
– Trong trường hợp phương tiện, tài sản được huy động mà bị tổn hao; nhà, công trình bị phá dỡ theo quy định tại các điểm c, d khoản 1 Điều 38 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001 sửa đổi bổ sung 2013 thì sẽ được cơ quan có thẩm quyền xác định để được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì đối với
2.Thủ tục huy động lực lượng, phương tiện và tài sản để chữa cháy như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định Thẩm quyền và thủ tục huy động lực lượng, phương tiện và tài sản để chữa cháy như sau:
2. 1. Thẩm quyền huy động lực lượng, phương tiện và tài sản để chữa cháy:
– Những người đứng đầu của cơ quan, tổ chức và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ là cơ quan được quyền huy động về lực lượng, các phương tiện và các tài sản của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong phạm vi của mình quản lý. Đối với trường hợp cần huy động lực lượng, phương tiện và tài sản ngoài phạm vi quản lý của mình thì phải đề nghị người có thẩm quyền huy động quyết định;
– Trưởng phòng của Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh, Trưởng Công an cấp huyện sẽ được quyền huy động đối với các lực lượng, phương tiện và tài sản của lực lượng phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi quản lý của mình. Sau khi đã huy động các lực lượng thì tiến hành thông báo cho người có thẩm quyền quản lý lực lượng, phương tiện và tài sản đó biết. Đối với trường hợp cần huy động lực lượng, phương tiện và tài sản ngoài phạm vi quản lý của mình thì sẽ đề nghị người có thẩm quyền huy động quyết định;
– Chủ tịch của Ủy ban nhân dân cấp huyện là cơ quan được quyền huy động các lực lượng, phương tiện và các tài sản của cơ quan, tổ chức trong phạm vi quản lý của mình. Đối với trường hợp cần huy động lực lượng, phương tiện, tài sản ngoài phạm vi quản lý của mình thì cần đề nghị người có thẩm quyền huy động quyết định;
– Giám đốc của Công an cấp tỉnh sẽ được quyền huy động đối với các lực lượng, phương tiện và tài sản của lực lượng Công an thuộc phạm vi quản lý của mình. Trong trường hợp cần huy động lực lượng, phương tiện và tài sản ngoài phạm vi quản lý của mình thì đề nghị người có thẩm quyền huy động quyết định;
– Cục trưởng của Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ sẽ được quyền thực hiện việc huy động lực lượng, phương tiện và tài sản của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi cả nước. Trường hợp cần huy động lực lượng, phương tiện và tài sản ngoài phạm vi quản lý của mình thì đề nghị người có thẩm quyền huy động quyết định. Sau khi huy động thì thông báo cho người có thẩm quyền quản lý lực lượng, phương tiện và tài sản đó biết;
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ được quyền huy động các lực lượng, phương tiện và các tài sản của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong phạm vi, khu vực quản lý của mình và lực lượng quân đội đóng ở địa phương. Sau khi đã thực hiện biện pháp huy động thì có trách nhiệm sẽ thông báo cho người có thẩm quyền quản lý lực lượng, phương tiện, tài sản đó biết;
– Bộ trưởng Bộ Công an sẽ được quyền thực hiện việc huy động lực lượng, phương tiện và tài sản của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong phạm vi cả nước. Sau khi đã huy động thì thông báo cho người có thẩm quyền quản lý lực lượng, phương tiện và tài sản đó biết.
2.2. Thủ tục huy động lực lượng, phương tiện và tài sản để chữa cháy:
– Việc huy động đối với các lực lượng, phương tiện và tài sản để thực hiện việc chữa cháy phải được thể hiện bằng Lệnh huy động, điều động lực lượng, phương tiện và tài sản để chữa cháy thực hiện theo Mẫu số PC20; đối với những trường hợp khẩn cấp, lệnh huy động vẫn có thể thực hiện bằng lời nói, nhưng chậm nhất không được quá 03 ngày làm việc và phải thể hiện lệnh đó bằng văn bản. Người thực hiện việc ra lệnh huy động bằng lời nói phải xưng rõ họ tên, chức vụ, đơn vị công tác, đồng thời sẽ phải nêu rõ các căn cứ để thực hiện việc huy động và yêu cầu về người, phương tiện, tài sản cần huy động, thời gian, địa điểm tập kết;
– Đối với trường hợp cần phải huy động các lực lượng, phương tiện và tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân bên ngoài phạm vi quản lý, người chỉ huy chữa cháy báo cáo đề xuất và được người có thẩm quyền huy động đồng ý thì sẽ được phép huy động các lực lượng, phương tiện, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó để chữa cháy nhưng sau đó phải tham mưu cho người có thẩm quyền huy động ban hành quyết định huy động bằng văn bản.
Như vậy căn cứ theo quy định nêu trên thủ tục huy động lực lượng, phương tiện và tài sản để chữa cháy như sau:
– Việc huy động lực lượng, phương tiện và tài sản để chữa cháy phải được cơ quan có thẩm quyền thể hiện bằng Lệnh huy động, điều động lực lượng, phương tiện và tài sản để chữa cháy.
+ Trong trường hợp khẩn cấp, lệnh huy động thì cơ quan có thẩm quyền vẫn có thể bằng lời nói, nhưng chậm nhất không quá 03 ngày làm việc và phải thể hiện lệnh đó bằng văn bản.
+ Đối với trường hợp người ra lệnh bằng lời nói thì phải xưng rõ về họ tên, chức vụ, đơn vị công tác, đồng thời sẽ phải nêu rõ các căn cứ huy động và yêu cầu về người, phương tiện, tài sản cần huy động, thời gian, địa điểm tập kết;
– Trong trường hợp cần huy động các lực lượng, phương tiện và tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân ngoài phạm vi quản lý, người chỉ huy chữa cháy báo cáo đề xuất và được người có thẩm quyền huy động đồng ý thì được phép huy động lực lượng, phương tiện, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó để chữa cháy nhưng sau đó phải tham mưu cho người có thẩm quyền huy động ban hành quyết định huy động bằng văn bản.
3. Thực hiện ưu tiên và bảo đảm quyền ưu tiên cho người và phương tiện được huy động chữa cháy và tham gia chữa cháy như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 25 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định về việc thực hiện ưu tiên và bảo đảm quyền ưu tiên cho người và phương tiện được huy động chữa cháy và tham gia chữa cháy như sau:
– Đối với các loại xe, tàu, xuồng, máy bay và các phương tiện giao thông khác của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy khi đi chữa cháy và phục vụ chữa cháy sẽ được sử dụng các tín hiệu ưu tiên, quyền ưu tiên lưu thông và các quyền ưu tiên khác theo quy định của pháp luật.
– Trường hợp là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, các phương tiện thủy nội địa của cơ quan, tổ chức và cá nhân sẽ được huy động và làm nhiệm vụ chữa cháy được hưởng quyền ưu tiên căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 36 Luật Phòng cháy và chữa cháy và sẽ được ưu tiên qua cầu, phà và được miễn phí lưu thông trên đường.
– Người được huy động để làm nhiệm vụ chữa cháy khi xuất trình lệnh huy động hoặc thông báo về yêu cầu huy động của người có thẩm quyền huy động trong trường hợp lệnh huy động bằng lời nói thì chủ phương tiện hoặc người điều khiển phương tiện giao thông hoặc những người sẽ có trách nhiệm liên quan giải quyết đi ngay trong thời gian sớm nhất.
Trên đây là tư vấn của Luật sư Luật Dương Gia các nội dung mà liên quan đến hoàn trả và bồi thường thiệt hại tài sản huy động chữa cháy. Trường hợp quý bạn cần những hỗ trợ cụ thể hay những giải đáp hợp lý, cụ thể hơn thì quý bạn đọc có thể liên hệ qua số điện thoại hotline 1900.6568 thì sẽ được chúng tôi hỗ trợ tư vấn cho quý bạn đọc nhé. quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001 sửa đổi bổ sung 2013
– Nghị định 136/2020/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.