Hoàn trả tạm ứng quỹ dự trữ tài chính. Quy định về quỹ dự trữ tài chính khi nguồn thu chưa tập chung và khoản trả trong năm.
Hoàn trả tạm ứng quỹ dự trữ tài chính. Quy định về quỹ dự trữ tài chính khi nguồn thu chưa tập chung và khoản trả trong năm.
Tóm tắt câu hỏi:
Tạm ứng quỹ dự trữ tài chính khi nguồn thu chưa tập trung và khoản trả trong năm ns. Vậy mức chi từ quỹ dự trữ tài chính không vượt quá 30% thì khoản này có phải hoàn trả không ạ. Hay được cho luôn ạ Em xin cảm ơn??
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Ngân sách nhà nước gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân.
Theo quy định của Luật ngân sách nhà nước 2002
"Điều 9.
1. Dự toán chi ngân sách trung ương và ngân sách các cấp chính quyền địa phương được bố trí khoản dự phòng từ 2% đến 5% tổng số chi để chi phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hoả hoạn, nhiệm vụ quan trọng về quốc phòng, an ninh và nhiệm vụ cấp bách khác phát sinh ngoài dự toán; Chính phủ quyết định sử dụng dự phòng ngân sách trung ương, định kỳ báo cáo Uỷ ban thường vụ Quốc hội, báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất; Uỷ ban nhân dân quyết định sử dụng dự phòng ngân sách địa phương, định kỳ báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân, báo cáo Hội đồng nhân dân tại kỳ họp gần nhất; đối với cấp xã, Uỷ ban nhân dân quyết định sử dụng dự phòng ngân sách xã, định kỳ báo cáo Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, báo cáo Hội đồng nhân dân tại kỳ họp gần nhất.
Chính phủ quy định phân cấp thẩm quyền quyết định sử dụng dự phòng ngân sách trung ương và dự phòng ngân sách địa phương.
2. Chính phủ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh được lập quỹ dự trữ tài chính từ các nguồn tăng thu, kết dư ngân sách, bố trí trong dự toán chi ngân sách hàng năm và các nguồn tài chính khác theo quy định của pháp luật. Quỹ dự trữ tài chính được sử dụng để đáp ứng các nhu cầu chi khi nguồn thu chưa tập trung kịp và phải hoàn trả ngay trong năm ngân sách; trường hợp đã sử dụng hết dự phòng ngân sách thì được sử dụng quỹ dự trữ tài chính để chi theo quy định của Chính phủ nhưng tối đa không quá 30% số dư của quỹ.
Mức khống chế tối đa của quỹ dự trữ tài chính ở mỗi cấp do Chính phủ quy định."
Như vậy, quỹ dự trữ tài chính được sử dụng để đáp ứng các nhu cầu chi khi nguồn thu chưa tập trung kịp và phải hoàn trả ngay trong năm ngân sách.
Ngoài ra, căn cứ theo Điều 58 về quỹ dự trữ tài chính và Điều 60 của Nghị định 60/2003/NĐ – CP
"…3. Quản lý và sử dụng Quỹ dự trữ tài chính:
a) Quỹ dự trữ tài chính được gửi tại Kho bạc Nhà nước và được Kho bạc Nhà nước trả lãi tiền gửi theo mức lãi suất mà Ngân hàng Nhà nước trả cho Kho bạc Nhà nước, khoản lãi này được bổ sung vào Quỹ;
b) Quỹ dự trữ tài chính của Trung ương do Bộ trưởng Bộ Tài chính làm chủ tài khoản; Quỹ dự trữ tài chính của tỉnh do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh làm chủ tài khoản;
c) Việc trích lập Quỹ dự trữ tài chính được thực hiện dần từng năm; mức khống chế tối đa là 25% dự toán chi ngân sách hàng năm của cấp tương ứng;
d) Quỹ dự trữ tài chính được sử dụng để tạm ứng cho các nhu cầu chi khi nguồn thu chưa tập trung kịp và phải hoàn trả trong năm ngân sách, trừ các trường hợp đặc biệt quy định tại điểm e Khoản 3 Điều này. Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định tạm ứng từ Quỹ dự trữ tài chính của Trung ương; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tạm ứng từ Quỹ dự trữ tài chính của tỉnh;.."
"Điều 60. Trường hợp nguồn thu và các khoản vay trong dự toán của ngân sách chưa được thực hiện kịp thời theo tiến độ kế hoạch, cơ quan Tài chính được sử dụng các nguồn tài chính hợp pháp như: Quỹ dự trữ tài chính, tạm ứng từ ngân sách cấp trên và các nguồn tài chính tạm thời nhàn rỗi khác để tạm ứng cho các nhu cầu chi và phải thu hồi hoàn trả lại trong năm ngân sách.
Đối với ngân sách trung ương nếu các nguồn nêu trên vẫn không đáp ứng được thì Bộ trưởng Bộ Tài chính được tạm ứng từ Quỹ Bảo hiểm xã hội, các quỹ tài chính nhà nước hoặc trình Thủ tướng Chính phủ quyết định tạm ứng vốn của Ngân hàng Nhà nước.
Các khoản tạm ứng từ Ngân hàng Nhà nước phải được hoàn trả trong năm ngân sách, trừ trường hợp đặc biệt do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết định.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật thuế qua tổng đài: 1900.6568
Ngoài ra cũng theo Điều 59 Luật ngân sách nhà nước 2002 trường hợp quỹ ngân sách nhà nước thiếu hụt tạm thời thì được tạm ứng từ quỹ dự trữ tài chính và các nguồn tài chính hợp pháp khác để xử lý; riêng đối với ngân sách trung ương, nếu quỹ dự trữ tài chính và các nguồn tài chính hợp pháp khác không đáp ứng được thì Ngân hàng Nhà nước tạm ứng cho ngân sách trung ương theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Việc tạm ứng từ Ngân hàng Nhà nước phải được hoàn trả trong năm ngân sách, trừ trường hợp đặc biệt do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định.