Biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng là gì? Biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng tiếng anh là gì? Quy định của pháp luật về hoãn, tạm đình chỉ chấp hành biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng? Những bất cập, hạn chế trong quy định hoãn, tạm đình chỉ chấp hành biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng?
Áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng là một trong những biện pháp phòng ngừa hữu hiệu với tội phạm, đặc biệt là đối với các đối tượng càn quấy, thường xuyên vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Trường giáo dưỡng là cơ sở giáo dục đặc biệt được Nhà nước thành lập nhằm mục đích giáo dục, cải tạo người phạm tội là trẻ em dưới 18 tuổi. Trường giáo dưỡng được hiểu là nơi tập trung những trẻ em phạm tội tuổi thành niên (trẻ vị thành niên từ 12 tới dưới 18 tuổi) chưa cấu thành tội phạm, cần được giáo dục đặc biệt khi chưa cần thiết phải áp dụng hình phạt. Trường hợp người phạm tội là trẻ vị thành niên có hành vi vi phạm pháp luật nhưng chưa cần thiết áp dụng hình phạt thì Tòa án sẽ quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng. Tuy nhiên trên thực tế, có rất nhiều trường hợp người phạm tội vì lý do nào đó mà không thể chấp hành biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng thì cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét, quyết định hoãn, tạm đình chỉ chấp hành biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng.
2. Biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng là gì?
Việc áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng dành cho những trẻ em phạm tội tuổi thành niên nhằm mục đích trang bị văn hóa, sinh hoạt, lao động và học nghề dưới sự giáo dục và quản lý của nhà trường. Giáo dục tại trường giáo dưỡng được quy định tại Điều 96
“Điều 96. Giáo dục tại trường giáo dưỡng
1. Tòa án có thể áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng từ 01 năm đến 02 năm đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, nếu thấy do tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội, do nhân thân và môi trường sống của người đó mà cần đưa người đó vào một tổ chức giáo dục có kỷ luật chặt chẽ.
2. Người được giáo dục tại trường giáo dưỡng phải chấp hành đầy đủ những nghĩa vụ về học tập, học nghề, lao động, sinh hoạt dưới sự quản lý, giáo dục của nhà trường.”
Theo đó, biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng có thể hiểu là biện pháp do Tòa án quyết định áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, nếu thấy do tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội, do nhân thân và môi trường sống của người đó mà cần đưa người đó vào một tổ chức giáo dục có kỷ luật chặt chẽ, là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với trường hợp chủ thể của hành vi vi phạm pháp luật là những trẻ em tuổi vị thành niên phạm tội cố ý hoặc vô ý nhưng chưa cần thiết phải áp dụng hình phạt.
Về bản chất pháp lý, biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng là biện pháp tư pháp ngoài các hình phạt do Tòa án áp dụng đối với người phạm tội là trẻ vị thành niên theo quy định của Bộ luật hình sự. Biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng làm cách ly người phạm tội khỏi xã hội nhưng không bị giam giữ như trường hợp áp dụng hình phạt tù và buộc họ phải chịu sự quản lý chặt chẽ của nhà trường, tuy nhiên người phạm tội vẫn được học tập văn hóa và nghề nghiệp.
2. Biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng tiếng anh là gì?
Biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng tiếng anh là “Educational measures in reformatories”
3. Quy định của pháp luật về hoãn, tạm đình chỉ chấp hành biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng
Theo Điều 142 Luật thi hành án hình sự 2019, quy định hoãn, tạm đình chỉ chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng như sau:
“1. Người dưới 18 tuổi có thể được hoãn chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng trong trường hợp sau đây:
a) Bị bệnh nặng, đang cấp cứu hoặc vì lý do sức khỏe khác mà không thể đi lại được và được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ cấp huyện trở lên xác nhận;
b) Có lý do chính đáng khác được Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện xác nhận.
2. Đối với trường hợp hoãn chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có nhiệm vụ làm thủ tục đề nghị Tòa án đã ra quyết định áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng xem xét, quyết định hoãn. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị của người phải chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc của người đại diện của họ;
b) Kết luận của cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên về tình trạng bệnh của người phải chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng;
c) Giấy bảo lãnh của người đại diện của người phải chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng, có xác nhận của chính quyền địa phương.
3. Trường hợp học sinh trường giáo dưỡng bị bệnh nặng thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng lập hồ sơ và có văn bản đề nghị Tòa án cấp huyện nơi có trường giáo dưỡng xem xét, quyết định tạm đình chỉ. Hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, Chánh án Tòa án cấp huyện phải xem xét, quyết định.
5. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định về việc hoãn, tạm đình chỉ chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng, Tòa án đã ra quyết định hoãn, tạm đình chỉ phải gửi quyết định đó cho cá nhân, cơ quan sau đây:
a) Người phải chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng, người đại diện của người đó;
b) Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện đã đề nghị áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng;
c) Viện kiểm sát cùng cấp;
d) Tòa án đã ra quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng trong trường hợp tạm đình chỉ.
6. Khi không còn lý do hoãn, tạm đình chỉ, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người bị áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tạitrường giáo dưỡng cư trú phải thông báo cho Tòa án đã ra quyết định và đưa người đó vào trường giáo dưỡng.”
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, người phạm tội phải chấp hành biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng mà bị bệnh nặng, đang cấp cứu hoặc vì lý do sức khỏe khác mà không thể đi lại được và được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ cấp huyện trở lên xác nhận hoặc được Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện cho phép thì được hoãn chấp hành biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng. Còn đối với trường hợp học sinh trường giáo dưỡng bị bệnh nặng thì có thể được xem xét, quyết định tạm đình chỉ hấp hành biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng.
Ngoài ra, Điều 111, Điều 112
– Người phải chấp hành quyết định nhưng chưa đưa vào trường giáo dưỡng được hoãn chấp hành quyết định trong các trường hợp sau đây:
+ Đang ốm nặng có chứng nhận của bệnh viện;
+ Gia đình đang có khó khăn đặc biệt được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.
Khi điều kiện hoãn chấp hành quyết định không còn thì quyết định được tiếp tục thi hành.
– Trong trường hợp người đang chấp hành quyết định tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc bị ốm nặng mà được đưa về gia đình điều trị thì được tạm đình chỉ chấp hành quyết định; thời gian điều trị được tính vào thời hạn chấp hành quyết định; nếu sau khi sức khoẻ được phục hồi mà thời hạn chấp hành còn lại từ 03 tháng trở lên thì người đó phải tiếp tục chấp hành; nếu trong thời gian tạm đình chỉ mà người đó có tiến bộ rõ rệt hoặc lập công thì được miễn chấp hành phần thời gian còn lại. Đối với người mắc bệnh hiểm nghèo, phụ nữ mang thai thì được miễn chấp hành phần thời gian còn lại.
Như vậy, theo quy định của pháp luật quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính thì người phải chấp hành quyết định nhưng chưa đưa vào trường giáo dưỡng sẽ được hoãn chấp hành quyết định khi bị ốm nặng có chứng nhận của bệnh viện hoặc gia đình đang có khó khăn đặc biệt; còn đối với người đang chấp hành quyết định tại trường giáo dưỡng sẽ được tạm đình chỉ chấp hành quyết định khi bị ốm nặng cho đến khi sức khỏe được phục hồi.
4. Những bất cập, hạn chế trong quy định hoãn, tạm đình chỉ chấp hành biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng
– Theo Điều 112 Luật XLVPHC quy định về tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng: “Trong trường hợp người đang chấp hành quyết định tại trường giáo dưỡng bị ốm nặng mà được đưa về gia đình điều trị thì được tạm đình chỉ chấp hành quyết định; thời gian điều trị được tính vào thời hạn chấp hành quyết định; nếu sau khi sức khỏe được phục hồi mà thời hạn chấp hành còn lại từ 03 tháng trở lên thì người đó phải tiếp tục chấp hành”. Theo đó, người đang chấp hành quyết định tại trường giáo dưỡng sẽ được tạm đình chỉ chấp hành quyết định khi bị ốm nặng cho đến khi sức khỏe được phục hồi. Tuy nhiên, Luật XLVPHC không quy định cụ thể thế nào là “ốm nặng” và thế nào là “sức khỏe được phục hồi”. Quy định này không cụ thể, không rõ ràng, gây khó khăn trong quá trình áp dụng pháp luật.
Để giải quyết vấn đề này, Chính phủ đã ban hành
– Theo khoản 2, Điều 113 Luật XLVPHC quy định: “trong thời gian được hoãn hoặc được tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng mà người đó tiếp tục có hành vi vi phạm đã bị xử lý hoặc có căn cứ cho rằng người đó bỏ trốn thì Tòa án nhân dân cấp huyện đã ra quyết định hoãn hoặc tạm đình chỉ hủy bỏ quyết định đó và ra quyết định buộc chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng”. Như vậy, điều kiện để Tòa án hủy bỏ quyết định hoãn hoặc tạm đình chỉ là khi đối tượng đó: tiếp tục có hành vi vi phạm đã bị xử lý; có căn cứ cho rằng người đó bỏ trốn.
Tuy nhiên, tiêu chí “tiếp tục có hành vi vi phạm đã bị xử lý” tương đối dễ xác định, trong khi đó, tiêu chí “có căn cứ cho rằng người đó bỏ trốn” rất khó xác định và phụ thuộc hoàn toàn vào nhận định của người có thẩm quyền. Cần lưu ý là trong trường hợp này, người có thẩm quyền chỉ cần xác định là “có căn cứ cho rằng người đó bỏ trốn” chứ không cần phải đợi đến “có hành vi bỏ trốn trên thực tế” là đã thỏa mãn điều kiện để Tòa án hủy bỏ quyết định cho phép hoãn hoặc tạm đình chỉ. Vấn đề cần nói ở đây là chủ thể nào sẽ có thẩm quyền chứng minh là “có căn cứ cho rằng người đó bỏ trốn”. Trong trường hợp này, Tòa án sẽ tự chứng minh và tự quyết định hay Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã nơi đối tượng cư trú sẽ chứng minh rồi gửi hồ sơ yêu cầu Tòa án ra quyết định? Một khi câu hỏi này không được trả lời cụ thể sẽ gây ra những khó khăn đáng kể trong quá trình áp dụng pháp luật.