Bài viết dưới đây là Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương. Chúc các bạn có thêm nhiều kiến thức và tài liệu để ôn tập thật tốt. Cùng tham khảo nhé.
Mục lục bài viết
1. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương ngắn gọn nhất:
Bài thơ viết vào tháng 4 năm 1976, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ thắng lợi vẻ vang lập lại hòa bình trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Để kỷ niệm và cũng như dành sự tôn trọng, yêu quý nhớ ơn của Bác – người lãnh tụ đã hy sinh cả đời vì nước vì dân đất nước đã xây dựng và khánh thành Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh, Lúc này tác giả Viễn Phương cùng đoàn người con xa ra Bắc vào viếng Bác. Nhà thơ đã viết bài thơ này và nằm trong tuyển tập “ “Như mây mùa xuân” năm 1978.
2. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương hay nhất:
Mẫu 1:
Bác Hồ luôn là đề tài muôn thuở trong thơ ca Việt Nam. Bác là nguồn cảm hứng bất tận để các nhà thơ, nhà văn thể hiện tài năng của mình trong tác phẩm. Có thể nói, Bác là hình ảnh đẹp nhất, tươi sáng nhất trong thơ ca Việt Nam. Có rất nhiều tác phẩm viết về Bác, về những lần thăm viếng, gặp gỡ Bác, nhưng có lẽ cảm xúc nhất trong số đó là “Viếng lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương. Bài thơ là nỗi niềm của một người con ở phương Nam được về thăm Bác sau khi Bác mất.
Viễn Phương là nhà thơ tiêu biểu và xuất hiện khá nhiều trong văn học cách mạng miền Nam từ những ngày tháng còn chiến tranh. Nhưng có lẽ bài thơ “Viếng lăng Bác” là tác phẩm thành công nhất của ông khi viết về Bác. Cả bài thơ chứa đựng nỗi buồn, xót thương và tình cảm chân thành dành cho vị Cha già dân tộc của một người con xa xứ lần đầu được về thăm Người.
Mẫu 2:
Bác Hồ đã ra đi mãi mãi, để lại nỗi buồn vô hạn cho hàng triệu người dân Việt Nam. Bác đã ra đi khi miền Nam chưa độc lập, Việt Nam chưa thống nhất. Mong muốn lớn nhất của Bác là được vào Nam đã không được thực hiện.
Vì vậy, năm 1976, khi cuộc chiến tranh chống Mỹ vừa kết thúc thắng lợi và lăng Bác được khánh thành, nhà thơ Viễn Phương – một người con yêu dấu của miền Nam đã thay mặt nhân dân miền Nam đến viếng lăng Bác. Nhân dịp này, ông cũng đã sáng tác bài thơ “Viếng lăng Bác” trong tập thơ Như mây mùa xuân.
Bài thơ “Viếng lăng Bác” là tình cảm chân thành, sâu sắc của một người con miền Nam xa quê hương về thăm Người Cha già dân tộc, vừa kính cẩn, vừa tha thiết, sâu lắng. Bài thơ được viết theo thể thơ tám chữ với bốn khổ thơ. Mỗi khổ thơ lại là một cung bậc cảm xúc khác nhau từ lúc nhà thơ nhìn thấy lăng Bác cho đến trước khi rời lăng Bác về quê hương.
Mẫu 3:
Gần nửa thế kỷ đã trôi qua, Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, Người đã cống hiến, hy sinh cả cuộc đời cho đất nước, cho nhân dân, những công lao to lớn của Người vẫn còn in đậm trong tâm trí của mỗi người dân Việt Nam.
Và một lần nữa, chúng ta không khỏi xúc động trước những câu thơ trong bài thơ “Viếng lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương. Bài thơ là tấm lòng thành kính nhất không chỉ của tác giả mà còn của toàn thể người dân Việt Nam gửi đến Bác.
Quả thực, tác phẩm của Viễn Phương đã thể hiện rõ điều đó. Ông có nhiều bài thơ hay, nhưng nổi bật nhất là bài “Viếng lăng Bác”.
Bài thơ được in trong tập “Như mây mùa xuân” năm 1978 với những cảm xúc chân thành, sâu sắc, niềm tin, sự kính trọng và lòng biết ơn của nhà thơ cũng như toàn thể nhân dân miền Nam, của nhân dân cả nước đối với vị Cha già vĩ đại của dân tộc. Bài thơ thực sự đã trở thành nén hương thành kính của nhà thơ cũng như của nhân dân cả nước dâng lên Bác. Một bài thơ hay, một cảm xúc chân thành, đọng lại trong lòng người đọc.
Mẫu 4:
Mỗi nhà văn, nhà thơ đều có cảm xúc riêng khi viết về Hồ Chí Minh: đó là nỗi buồn, tiếc nuối, tự hào, khâm phục đối với một cuộc đời hết lòng vì dân, vì nước. Nhà thơ Viễn Phương, người con từ miền Nam lần đầu tiên vào Lăng viếng Bác, cũng giật mình nhận ra sự thay đổi trong chính cảm xúc của mình khi nhìn thấy Bác ngủ yên. Bài thơ “Viếng Lăng Bác” là sự kính trọng, ngưỡng mộ, biết ơn sâu sắc của nhà thơ đối với vị lãnh tụ vĩ đại.
Năm 1976, đất nước thống nhất, Lăng Bác được khánh thành, tác giả đã theo đoàn người từ miền Nam vào Lăng viếng Bác. Nỗi xúc động của một người lần đầu tiên vào Lăng Bác thực sự sâu lắng trong trái tim tác giả. Bài thơ như lời tri ân, lời bày tỏ chân thành của một người con xa xứ được về thăm Bác. Những câu thơ này đã nói lên tấm lòng của những người con Việt Nam khi được về thăm Lăng Bác.
2. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương điểm cao nhất:
Mẫu 1:
Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhân vật lịch sử được nhân dân Việt Nam yêu quý nhất. Người để lại hình ảnh một người Cha già hiền hậu, cái tên thân thuộc gọi là Bác, hiện thân cho những điều cao cả, mạnh mẽ của dân tộc. Lăng Bác đã trở thành nơi lưu giữ vẻ đẹp của Bác Hồ trong suốt cuộc đời, là nơi ngưỡng mộ thành kính của nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế.
Nhiều nhà thơ đã viết thơ về Bác và lăng Bác. Nhưng trong số đó, ấn tượng nhất là tác phẩm “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương. Đây là bài thơ ngắn và cảm động, thể hiện tấm lòng của nhân dân miền Nam đối với Bác.
Mẫu 2:
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh – người Cha kính yêu của nhân dân Việt Nam thường nói: “Miền Nam trong trái tim” và hứa sẽ về thăm miền Nam vào ngày thống nhất đất nước. Tuy nhiên, khi miền Nam giải phóng, đất nước thống nhất, Bác Hồ đã không còn nữa.
Người miền Nam nhớ Bác Hồ chỉ biết đến lăng Bác và Viễn Phương là một trong số đó. Với cảm xúc dâng trào của những người con về thăm cha, Viễn Phương đã sáng tác bài thơ “Viếng lăng Bác”, thể hiện tình cảm của nhà thơ và của con dân miền Nam đối với Bác, đó là tiếng lòng thành kính dâng lên Bác.
Đây là một trong những bài thơ cảm động và ấn tượng nhất trong những vần thơ viết về lãnh tụ Hồ Chí Minh. Bài thơ được sáng tác theo thể thơ tự do, gồm 4 khổ thơ, mỗi khổ 4 câu. Cảm hứng bao trùm bài thơ là tình cảm, sự kính trọng, lòng biết ơn và tự hào, xen lẫn nỗi đau khi tác giả từ miền Nam về thăm Lăng Bác.
Mẫu 3:
Nỗi mong đợi và ước ao của người dân miền Nam được Bác Hồ về thăm đã không còn nữa! Người đã ra đi mãi mãi để lại bao tiếc nuối trong lòng mỗi người dân miền Nam. Viễn Phương – một nhà thơ trẻ miền Nam – đã vinh dự được vào thăm Lăng Bác. Tác giả đã thay mặt cho người dân miền Nam bày tỏ tấm lòng thành của mình khi đứng trước Người Cha già kính yêu của dân tộc. Cảm động tận đáy lòng, Viễn Phương viết bài “Viếng lăng Bác”.
Mẫu 4:
Chủ tịch Hồ Chí Minh – người Cha kính yêu của nhân dân Việt Nam, đã dành trọn cuộc đời cho sự nghiệp giải phóng đất nước. Người đã ra đi vào năm 1969, để lại biết bao đau thương, mất mát cho Tổ quốc. Nhiều nhà thơ đã sáng tác thơ tưởng nhớ Bác và “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương là một trong những bài thơ đẹp nhất.
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
…
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này
Năm 1976, sau khi đất nước giành được độc lập, thống nhất Bắc – Nam, Lăng Bác được khánh thành. Nhà thơ Viễn Phương đã từ miền Nam về thăm Lăng Bác. Xúc động trước Bác, nhà thơ đã viết nên bài thơ “Viếng lăng Bác” như lời tâm sự chân thành của hàng triệu người dân miền Nam gửi đến Bác. Đây là một bài thơ độc đáo, giàu ý nghĩa, lay động lòng người đọc.