Hiện nay, một số doanh nghiệp vẫn còn thắc mắc các quy định liên quan về thuế. Trong đó, nhiều nhất vẫn là hóa đơn chiết khấu thương mại có được ghi âm không?
Mục lục bài viết
1. Hóa đơn chiết khấu thương mại có được ghi âm không?
Căn cứ theo quy định hiện nay thì hóa đơn chiết khấu trong thương mại không sẽ được ghi âm. Chỉ trong trường hợp nếu có sai sót về giá trị thì sẽ được lập hóa đơn để thực hiện điều chỉnh, trường hợp nếu điều chỉnh tăng thì sẽ ghi dấu dương, nếu lúc điều chỉnh giảm thì sẽ ghi dấu âm. Cụ thể như sau:
Căn cứ theo quy định tại điểm đ khoản 6 Điều 10 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định về các trường hợp cơ sở kinh doanh áp dụng hình thức chiết khấu thương mại dành cho khách hàng thì phải được thể hiện rõ khoản chiết khấu thương mại, khuyến mại trên hóa đơn.
Dựa theo Khoản 2 Điều 19 Nghị định này quy định, đối với trường hợp hóa đơn điện tử đã gửi cho người mua mà người mua hoặc người bán phát hiện ra có sai sót về số tiền ghi trên hóa đơn hoặc sai về thuế suất, tiền thuế thì sẽ được lựa chọn lập hóa đơn điều chỉnh hoặc thay thế hóa đơn đã lập có sai sót.
Đồng thời, cũng dựa theo điểm e khoản 1 Điều 7 Thông tư số 78/2021/TT-BTC, quy định đối với nội dung về giá trị có sai sót thì điều chỉnh tăng thì sẽ ghi dấu dương, còn nếu điều chỉnh giảm thì sẽ ghi dấu âm đúng với thực tế điều chỉnh.
Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 22 Điều 7
Có nghĩa là, trên mỗi tờ hóa đơn điện tử phải thể hiện được rõ các khoản chiết khấu thương mại. Đối với trường hợp việc chiết khấu được thực hiện sau thì bên bán sẽ phải lập hóa đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hóa đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh.
Như vậy, theo quy định hiện nay thì đối với chiết khấu thương mại không phải khoản điều chỉnh giảm do hóa đơn có sai sót nên sẽ không được áp dụng việc ghi số âm nhưng đối với phần giá trị chiết khấu sẽ được tính giảm trừ trong giá tính thuế GTGT.
Và chỉ trong trường hợp hóa đơn chiết khấu thương mại có sai sót về số tiền, hoặc thuế suất, tiền thuế thì lúc này mới được lập hóa đơn điều chỉnh tăng sẽ ghi dấu dương hoặc nếu điều chỉnh giảm thì sẽ ghi dấu âm.
2. Hóa đơn chiết khấu thương mại hiện nay:
Theo quy định hiện nay thì có thể chia ra làm 02 trường hợp:
Trường hợp 1: Chương trình khuyến mại chưa được đăng ký với Sở công thương. Thì lúc này kế toán sẽ phải thực hiện xuất hóa đơn và phải kê khai, nộp thuế như hóa đơn dịch vụ bán ra thông thường (giá tính thuế là giá theo thực tế xuất bán ….)
Trường hợp 2: Chương trình khuyến mại đã đăng ký với Sở công thương thì lúc này kế toán sẽ thực hiện như sau:
Đầu tiên, để có thể sử dụng đối với hàng khuyến mại thì loại hàng dùng để làm khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu sẽ phải được đăng ký với Sở Công Thương, cục xúc tiến thương mại. Đối với các chương trình khuyến mại sẽ phải được ghi rõ và cụ thể về thời gian thực hiện, hình thức khuyến mại, nội dung khuyến mại, sản phẩm hàng hóa dùng khuyến mại.
3. Cách viết hóa đơn chiết khấu thương mại hiện nay:
Đối với trường hợp 1: Khi doanh nghiệp thực hiện chính sách áp dụng chiết khấu thương mại ngay khi khách hàng mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ, thì quy trình lập hóa đơn sẽ được thực hiện như sau:
– Xác định mức chiết khấu thương mại: Khi thực hiện chương trình chiết khấu thì doanh nghiệp cần xác định về mức chiết khấu thương mại sẽ áp dụng cho từng sản phẩm hoặc từng dịch vụ cụ thể. Mức chiết khấu có thể được tính theo một tỷ lệ cố định, hoặc một số tiền cụ thể hoặc theo như các điều kiện đặc biệt trong chương trình khuyến mãi.
– Lập hóa đơn: Đối với mỗi sản phẩm thì trên hóa đơn giá bán sẽ được ghi là giá đã chiết khấu cho khách hàng. Những thông tin về thuế GTGT sẽ được tính căn cứ trên giá bán đã chiết khấu. Tổng giá thanh toán sẽ bao gồm giá bán đã chiết khấu và thuế GTGT.
– Thông tin chi tiết: Trong hóa đơn cần thể hiện rõ và chi tiết về số lượng, và mô tả sản phẩm, dịch vụ, giá gốc, mức giá được chiết khấu, thuế GTGT và tổng giá cần phải thanh toán.
– Minh bạch cho khách hàng:
Đối với trường hợp 2: Khi doanh nghiệp thực hiện áp dụng chiết khấu theo số lượng hoặc doanh số, luasc này quy trình lập hóa đơn sẽ được điều chỉnh tùy thuộc vào việc số tiền chiết khấu so với số tiền trên hóa đơn của lần mua cuối cùng. Dưới đây là chi tiết quy trình này:
– Xác định đúng mức chiết khấu theo số lượng hoặc doanh số: Doanh nghiệp sẽ cần xác định mức chiết khấu áp dụng cho mỗi đợt mua hàng hoặc dịch vụ, căn cứ dựa trên số lượng hoặc doanh số cụ thể.
– Lập hóa đơn ban đầu: Trên mỗi tờ hóa đơn ban đầu, thì giá bán sẽ là giá không có chiết khấu. Chi tiết về số lượng, mô tả sản phẩm hoặc dịch vụ, giá gốc, thuế GTGT và tổng giá thanh toán sẽ được ghi chi tiết.
– Kiểm tra số tiền chiết khấu: Sau khi giao dịch đã kết thúc, thì doanh nghiệp sẽ tính toán số tiền chiết khấu dựa trên tổng số lượng hoặc doanh số đã mua.
– Nếu như số tiền chiết khấu nhỏ hơn hóa đơn cần điều chỉnh: Nếu trường hợp số tiền chiết khấu nhỏ hơn so với số tiền trên hóa đơn của lần mua cuối cùng, thì doanh nghiệp có thể trừ trực tiếp số tiền chiết khấu đó trên hóa đơn đó.
– Nếu trường hợp số tiền chiết khấu lớn hơn hóa đơn cần điều chỉnh: Nếu số tiền chiết khấu lớn hơn so với số tiền đã thu trên hóa đơn của lần mua cuối cùng, thì doanh nghiệp phải nhanh chóng lập hóa đơn điều chỉnh giảm kèm bảng kê chi tiết các hóa đơn trước đó. Bảng kê này cần liệt kê rõ ràng các thông tin về số hóa đơn, số tiền chiết khấu và số tiền thuế đã được điều chỉnh.
Đối với trường hợp 3: Kết thúc một chương trình chiết khấu thì số tiền chiết khấu được lập ra và quy trình để lập hóa đơn điều chỉnh sẽ được thực hiện như sau:
– Khi kết thúc chương trình chiết khấu: Sau khi chương trình hoặc kỳ chiết khấu đã kết thúc, thì người bán sẽ tiến hành thực hiện việc tính toán tổng số tiền chiết khấu dựa trên doanh số thì về được hoặc các điều kiện cụ thể đã được đặt ra trong chương trình.
– Lập hóa đơn điều chỉnh: Người bán sẽ phải lập hóa đơn để điều chỉnh thể hiện rõ về số tiền chiết khấu đã được tính toán. Trên hóa đơn, những thông tin chi tiết về số lượng hóa đơn cần điều chỉnh, số tiền chiết khấu, và số tiền thuế điều chỉnh sẽ được ghi chi tiết.
– Lập bảng kê chi tiết: Kèm theo mỗi hóa đơn điều chỉnh, thì người bán cũng sẽ phải thực hiện lập bảng kê chi tiết, liệt kê danh sách các số hóa đơn cần điều chỉnh. Bảng kê sẽ được cung cấp thông tin chi tiết về số hóa đơn, số tiền chiết khấu và số tiền thuế đã được điều chỉnh cho từng giao dịch.
Quy trình thực hiện trong việc chiết khấu như chúng tôi đã nêu trên sẽ giúp doanh nghiệp linh hoạt điều chỉnh số tiền chiết khấu dựa trên số lượng hoặc doanh số, đồng thời đảm bảo tính chính xác và minh bạch trong quản lý tài chính và kế toán của họ.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định số 123/2020/NĐ-CP Hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ.
– Thông tư số 78/2021/TT-BTC Hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ.