Quy định về việc hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho lao động ở nông thôn? Phân tích quy định hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho lao động ở nông thôn?
Trong quá trình phát triển nền kinh tế và chuyển đổi cơ chế nghề nghiệp ở nông thông sáng nên kinh thế thì trường. Để nhằm mục đích nâng cao chất lượng lao động của lao động nông thôn thì một trong những giải pháp cần thiết và cấp bách ngày lúc này mà nhà nước đang và sẽ áp dụng đối với người lao động ở nông thôn đó là việc thực hiện chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho lao động này với mục tiêu giải quyết việc làm trong chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội. Nhưng để người nông dân lao động ở nông thôn thay đổi suy nghĩa về công việc lao động của mình để thực hiện việc chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm khác là một vẫn đề rất nan giải. Chính vì, nắm bắt được tình hình này, Nhà nước ta đã đưa ra các quy định về việc hộ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm ở thông thôn.
Vậy pháp luật hiện hành của nước ta đã quy định về vấn đề hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm ở nông thôn có nội dung như thế nào? Trong nội dung bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ gửi tới quý bạn đọc nội dung về việc hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho lao động ở nông thôn như sau:
Luật sư tư vấn luật miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
Cơ sở pháp lý:
1. Quy định về việc hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho lao động ở nông thôn
Hiện nay, khi một Quốc gia mà muốn phát triển nền kinh tế xã hội, trước mắt cần phải giải quyết đươc cần đề công ăn việc làm của người lao động ở khi vực nông thôn. Do đó, để nhà nước thực hiện việc chuyển đổi nghề nghiệp và việc làm cho người dân là một vấn đề rất khó khăn. Vậy Nhà nước đã thực hiện việc hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho lao động ở nông thôn theo như quy định tại Điều 15 Luật việc làm 2013 đã có quy định về vấn đề này như sau:
“1. Căn cứ chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, Nhà nước hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động ở khu vực nông thôn.
2. Người lao động ở khu vực nông thôn tham gia chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm được hưởng các chế độ sau đây:
a) Hỗ trợ học nghề;
b) Tư vấn miễn phí về chính sách, pháp luật về lao động, việc làm, học nghề;
c) Giới thiệu việc làm miễn phí;
Vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm theo quy định tại các điều 11, 12 và 13 của Luật này”.
Theo Khoản 1 Điều 15
Thứ nhất, Nhà nước có thực hiện hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động ở khu vực nông thôn phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội.
Thứ hai, Người lao động ở khu vực nông thôn khi tham gia chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm được hưởng các chế độ như hỗ trợ học nghề, tư vấn miễn phí về chính sách, pháp luật về lao động, việc làm, học nghề và giới thiệu việc làm miễn phí. Ngoài ra còn có thể vay vốn từ quỹ quốc gia về việc làm theo quy định của pháp luật.
Do đó, Nhà nước ta hướng tới các mục đích và nhằm tạo điều kiện cho người lao động, xác định mục tiêu giải quyết việc làm cho đối tượng người lao động ở nông thôn là một trong chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội,…Chính bởi vì chính sách đó mà nhà nước ta đã tạo điều kiện để người lao động ở khu vực nông thôn- khu vực có điều kiện kinh tế phát triển kém hơn khu vực thành phố được giúp đỡ kề kinh phí, chi phí đào tạo để góp phần thuận lợi hơn trong việc tìm kiếm việc làm, hướng đến phát triển thị trường lao động phù hợp với định hướng phát triển kinh tế- xã hội. Điều phát triển này là một trong các điều vô cũng cần thiết để đất nước chó thể chuyển đổi một nền kinh tế có nguồn lao động dồi dào nhưng đo kèm với đó là kinh nghiệm và trình độ lao động cũng phải đạt được mức cần thiết để phù hợp với sự phát triển hiện tại của đất nước ta.
Như vậy, có thể thấy trên chính sách quyết định này thì khi người lao động ở khu vực nông thôn được xác định là đối tượng thuộc diện được được đào tạo học nghề trong thời gian dưới ba tháng hoặc cơ sở đào tạo nghề sẽ được hỗ trợ chi phí học nghề khi có người lao động ở vùng này khi thực hiện việc học nghề trình độ sơ cấp theo quy định của Thủ tướng Chính phủ hiện hành về vấn đề này.
2. Phân tích quy định hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho lao động ở nông thôn
Từ quy định được nêu ra ở mục 1 thì việc hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho lao động ở nông thôn và cụ thể được quy định tại Khoản 2 Điều 15 Luật việc làm năm 2013 đã có quy định đối với người lao động ở khu vực nông thôn khi tham gia chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm, được hưởng các chế độ sau:
Thứ nhất, người lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề
Người lao động ở khu vực nông thôn được Nhà nước hỗ trợ học phí học nghề dưới 03 tháng hoặc học nghề trình độ sơ cấp ở cơ sở đào tạo nghề theo quy định của Chính phủ (Dựa trên quy định tại Điều 16 Luật việc làm năm 2013. Mức chi phí hỗ trợ của Nhà nước bao gồm:
Một là, Chi phí đào tạo quy định tại Điều 4 Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg, được hướng dẫn tại Khoản 1 Điều 7 Thông tư số 152/2016/TT-BTC và được bổ sung tại Khoản 4 Điều 1 Thông tư số 40/2019/TT-BTC. Các đối tượng khác nhau có mức hỗ trợ khác nhau, việc quy định này của pháp luật hiện hành được tể hiện tùy vào mức độ khó khăn cần giúp đỡ của các đối tượng mà pháp luật đx quy định mức hộ trợ nhiều hay ít của các đối tương là khác nhau. Ví dụ như, mức hộ trợ của người khuyết tật tối đa là sáu triệu, mức hộ trợ của người dân tộc thiểu số, người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh, lao động nữ bị mất việc làm, ngư dân tối đa là 4 triệu đồng,…
Hai là, Hỗ trợ tiền ăn và tiền đi lại cho nhóm người lao động thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh, lao động nữ bị mất việc làm tham gia học các chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng Theo Điều 5 Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg, hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 7 Thông tư số 152/2016/TT-BTC. Theo như quy định tại Điều này thì pháp luật hiện hành đã có quy định về mức hưởng tiền ăn là 30.000 đồng/người/ngày thực học và đối với những người lao động tham gia vào các khóa đào tạo mà nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 15km trở lên thì sẽ được hưởng mức tiền đi lại là 200.000 đồng/người/khóa.
Ngoài ra, pháp luật hiện hành đã có các quy định riêng đối với trường hợp người khuyết tật và người học cư trú ở xã, thôn, bản thuộc vùng khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ: mức hỗ trợ tiền đi lại 300.000 đồng/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 5 km trở lên.
Thứ hai, người lao động nông thôn được tư vấn miễn phí về chính sách, pháp luật về lao động, việc làm, học nghề
Các hoạt động tư vấn miễn phí về chính sách, pháp luật về lao động, việc làm, học nghề được các cơ quan Nhà nước quản lý về lao động và quản lý về giáo dục, đào tạo tổ chức, phối hợp với các cơ sở đào tạo, dạy nghề cho người lao động nhằm mục đích hướng nghiệp, hướng dẫn chính sách của Nhà nước về chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động cũng như chế độ cho người lao động khi tham gia.
Thứ ba, người lao động nông thôn được giới thiệu việc làm miễn phí có thể thực hiện cùng với hoạt động tư vấn miễn phí về chính sách, pháp luật về lao động, việc làm, học nghề trong sự kiện, hoạt động tuyên truyền mà cơ quan Nhà nước tổ chức, phối hợp với các cơ sở đào tạo, dạy nghề.
Thứ tư, người lao động nông thôn được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm khi thỏa mãn các điều kiện để vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm.
Như vậy, theo như các quy định đã được nêu ra ở trên, khi Nhà nước muốn thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, Nhà nước hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động ở khu vực nông thôn trong quá trình người lao động ở nông thôn tham gia vào cáo khóa đào tạo nghề nghiệp như người khuyết tật, người lao động nghèo, có hoàn cảnh khó khăn và thuộc địa bàn có kinh tế đặc biệt khó khăn. Theo như các quy định được nêu ở trên thì ngoài việc quy định về hộ trợ tiền đạo tạo học nghề thì Nhà nước cũng có quy định về việc có các mức hỗ trợ tiền án và hỗ trợ đi lại đối với những đối tượng thuộc diện để người lao động nào ở vùng nông thôn cũng có thể tiếp cận được với việc phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước ta trong việc thay đổi, nâng cấp đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động ở khu vực nông thôn.