Khi người lao động bị tai nạn lao động, sau thời gian phục hồi không thể đảm nhận công việc cũ thì công ty sẽ sắp xếp công việc khác phù hợp với sức khỏe của người lao động. Khi đó doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp khi bị tai nạn lao động.
Mục lục bài viết
- 1 1. Điều kiện để người sử dụng lao động được hỗ trợ kinh phí chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động bị tai nạn lao động:
- 2 2. Mức hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp là bao nhiêu?
- 3 3. Hồ sơ, thủ tục nhận hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp:
- 4 4. Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc mấy lần?
- 5 5. Mẫu văn bản của người sử dụng lao động đề nghị hỗ trợ kinh phí đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:
1. Điều kiện để người sử dụng lao động được hỗ trợ kinh phí chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động bị tai nạn lao động:
Căn cứ Điều 12 Nghị định số 88/2020/NĐ-CP quy định người sử dụng lao động được hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề để chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động bị tai nạn khi người lao động thuộc điều kiện sau:
– Người lao động bị suy giảm khả năng lao động do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 31% trở lên.
– Người lao động được người sử dụng lao động sắp xếp các công việc mới thuộc quyền quản lý phù hợp với nguyện vọng, sức khỏe của người lao động. Tuy nhiên công việc đó cần phải đào tạo nghề để chuyển đổi.
Theo đó, người sử dụng lao động được hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề để chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động khi người lao động phải đáp ứng các điều kiện trên.
2. Mức hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp là bao nhiêu?
– Mức hỗ trợ: không quá 50% mức học phí và không quá mười lăm lần mức lương cở thuộc thẩm quyền quyết định của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
– Số lần hỗ trợ cho một người lao động: tối đa hai lần và trong 01 năm chỉ nhận được 1 lần.
Mức hỗ trợ này sẽ sử dụng Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp dùng để hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc (căn cứ Điều 42 Luật an, vệ sinh lao động năm 2015).
Học phí: được tính trên cơ sở giá dịch vụ đào tạo nghề theo quy định.
3. Hồ sơ, thủ tục nhận hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
Hồ sơ nhận hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp bao gồm:
– Văn bản của người sử dụng lao động đề nghị hỗ trợ kinh phí đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (theo mẫu).
– Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa (bản sao có chứng thực).
– Các chứng từ thanh toán các chi phí đào tạo (bản sao có chứng thực).
Bước 2: Nộp hồ sơ:
Sau khi chuẩn bị đủ hồ sơ như trên, người sử dụng lao động nộp một bộ hồ sơ đầy đủ đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
Bước 3: Tiếp nhận và giải quyết:
– Sau khi nhận hồ sơ đủ như trên, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tiến hành thẩm định hồ sơ và ra quyết định việc hỗ trợ, sau đó gửi quyết định đến cơ quan Bảo hiểm xã hội.
Thời gian giải quyết trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định.
Trường hợp Sở Lao động – Thương binh và Xã hội không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản đến cho người sử dụng lao động và nêu rõ lý do.
– Cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm chi trả kinh phí hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp cho người sử dụng lao động. Thời gian giải quyết là trong 05 ngày làm việc tính từ ngày nhận được quyết định hỗ trợ của Sở Lao động – thương binh và xã hội.
Nếu cơ quan bảo hiểm xã hội không chi trả thì phải có văn bản nêu rõ lý do gửi đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
Như vậy, trường hợp công ty có người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đáp ứng đủ các điều kiện thì người sử dụng lao động sẽ được hỗ trợ chi phí chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động này với điều kiện người sử dụng lao động phải chuẩn bị hồ sơ đề nghị hỗ trợ và thực hiện theo đúng trình tự mà pháp luật quy định.
4. Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc mấy lần?
Căn cứ Điều 55 Luật an toàn, vệ sinh lao động năm 2015 quy định về số lần hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động như sau:
– Nếu như người lao động bị tai nạn lao động sẽ được người sử dụng lao động sắp xếp chông việc mới thuộc quyền quản lý của họ. Trường hợp phải đào tạo người lao động để chuyển đổi nghề nghiệp sẽ được hỗ trợ học phí.
– Lưu ý là mức hỗ trợ sẽ là không quá 50% mức học phí và không quá 15 lần mức lương cơ sở.
– Số lần hỗ trợ: tối đa là 02 lần và 01 lần trong năm đối với mỗi người lao động.
Như vậy, theo quy định trên, số lần hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc tối đa đối với mỗi người lao động là hai lần và trong 01 năm chỉ được nhận hỗ trợ một lần.
5. Mẫu văn bản của người sử dụng lao động đề nghị hỗ trợ kinh phí đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:
Mẫu số 03
CƠ QUAN CHỦ QUẢN (nếu có) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……./……. V/v đề nghị hỗ trợ kinh phí đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp | ………., ngày … tháng … năm …
|
Kính gửi: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ………..(1)
I. THÔNG TIN VỀ CƠ SỞ
1. Tên cơ sở (2): ……
2. Địa chỉ trụ sở (3): ………
3. Điện thoại cố định: ………Điện thoại di động: ……(4)
4. Thư điện tử (Email): ……….;
5. Người đại diện (5): ………. Chức vụ ……
II. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ
1. Đề nghị hỗ trợ kinh phí đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động đang làm việc tại cơ sở theo quy định tại Nghị định số …../2020/NĐ-CP ngày …. tháng …. năm 2020 của Chính phủ, cụ thể như sau:
a) Danh sách người lao động đề nghị hỗ trợ: Thông tin chi tiết gửi kèm theo văn bản đề nghị này;
b) Tổng số tiền hỗ trợ bằng số là ……….đồng.
Bằng chữ ……
c) Tài khoản nhận tiền hỗ trợ của cơ sở (6):
– Tên chủ tài khoản: ………
– Số tài khoản: ………….
– Tại Ngân hàng/kho bạc: ………
2. Đăng ký nhận thông báo kết quả giải quyết thủ tục hành chính bằng: (7)
Văn bản □ Thư điện tử □ Tin nhắn □
Nơi nhận: | NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG |
DANH SÁCH NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ KINH PHÍ ĐÀO TẠO CHUYỂN ĐỔI NGHỀ NGHIỆP
(Kèm theo Văn bản số ………. ngày …… tháng …. năm …. của cơ sở (2))
Số TT | Họ và tên | Ngày tháng năm sinh | Giới tính | Số sổ bảo hiểm xã hội/Mã số bảo hiểm xã hội | Số điện thoại người lao động (nếu có) | Công việc khi bị tai nạn lao động/bệnh nghề nghiệp | Công việc sau khi chuyển đổi nghề | Kinh phí đào tạo nghề | Thời điểm (năm) đã được hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề (nếu có) | Kinh phí đề nghị hỗ trợ | Ghi chú |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
___________________________
Ghi chú
(1) Ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.
(2) Ghi đầy đủ tên cơ sở.
(3) Ghi đầy đủ địa chỉ nơi cơ sở đóng trụ sở: Số nhà, ngõ (ngách, hẻm), đường phố, tổ (thôn, xóm, ấp), xã (phường, thị trấn), huyện (thị xã, thành phố), tỉnh, thành phố.
(4) Ghi rõ số điện thoại của cơ sở; số điện thoại di động của cá nhân liên hệ giải quyết hỗ trợ người lao động của cơ sở.
(5) Ghi đầy đủ họ và tên người đại diện của cơ sở.
(6) Điền đầy đủ thông tin về tên chủ tài khoản; số tài khoản; ngân hàng, kho bạc nhà nước nơi cơ sở mở tài khoản.
(7) Chỉ được lựa chọn một hình thức và đánh dấu X vào ô trống □.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Luật an toàn, vệ sinh lao động năm 2015.
Nghị định số 88/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc.