Một trong các chính sách, chế độ ưu đãi đối với người lao động là hỗ trợ bằng hiện vật. Cụ thể hỗ trợ bằng hiện vật là gì? Chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Hỗ trợ bằng hiện vật là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 24 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 quy định những đối tượng là người lao động làm việc trong môi trường có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại sẽ được người sử dụng lao động bồi dưỡng bằng hiện vật.
Từ đó có thể thấy bồi thường bằng hiện vật được hiểu là cung cấp cho người lao động những lợi ích về mặt vật chất như đồ dùng, đồ ăn, nước uống,… nhưng không chi trả bằng tiền. Việc hỗ trợ bằng hiện vật như này mang tính thiết thực cho người lao động, được hưởng lợi ngay.
Để áp dụng được mức hỗ trợ bằng hiện vật, người lao động cũng phải đáp ứng các điều kiện nhất định như làm các nghề, công việc thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; hay đang làm việc trong môi trường có một trong các yếu tố nguy hiểm, có hại hoặc tiếp xúc với một yếu tố được xếp từ 4 điểm trở lên thuộc nhóm chỉ tiêu “Tiếp xúc các nguồn gây bệnh truyền nhiễm theo luật định.
2. Nguyên tắc bồi dưỡng bằng hiện vật?
Hiện theo quy định của pháp luật, việc bồi dưỡng bằng hiện vật phải được áp dụng theo các nguyên tắc sau:
– Bảo đảm thuận tiện, an toàn, vệ sinh thực phẩm.
– Nhằm tăng cường sức đề kháng và thải độc của cơ thể.
– Hỗ trợ bằng hiện vật này được áp dụng ngay trong ca, ngày làm việc, ngoại trừ trường hợp đặc biệt do tổ chức lao động không thể tổ chức bồi dưỡng tập trung tại chỗ.
Trường hợp người lao động làm công việc lưu động, phân tán, ít người hoặc các công việc khác có tổ chức lao động không ổn định mà không thể tổ chức bồi dưỡng tập trung tại chỗ, người sử dụng lao động phải cấp hiện vật cho người lao động để người lao động có trách nhiệm tự bồi dưỡng theo quy định.
Khi đó, phía bên người sử dụng lao động phải tiến hành lên danh sách cấp phát, đảm bảo có đầy đủ chữ ký xác nhận của người lao động.
– Việc thực hiện bồi dưỡng của người lao động phải được thường xuyên kiểm tra.
– Không được thay thế hỗ trợ hiện vật này thông qua hình thức trả bằng tiền, không được trả vào lương, kể cả việc đưa vào đơn giá tiền lương thay cho hiện vật bồi dưỡng.
– Đối với người lao động không làm các nghề, công việc thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định, tuy nhiên lại đang làm việc trong điều kiện lao động có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại thì sẽ khuyến khích người sử dụng lao động xem xét, quyết định việc thực hiện bồi dưỡng bằng hiện vật ở mức 1 là 13 nghìn đồng.
– Với khoản chi phí bồi dưỡng bằng hiện vật được hạch toán vào chi phí hoạt động thường xuyên, chi phí sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật.
3. Mức bồi dưỡng bằng hiện vật:
Căn cứ Điều 4 Thông tư số 24/2022/TT-BLĐTBXH quy định mức bồi dưỡng bằng hiện vật như sau:
Bồi thường bằng hiện vật tương đương giá trị bằng tiền cu thể là:
– Mức 1: 13.000 đồng.
– Mức 2: 20.000 đồng.
– Mức 3: 26.000 đồng.
– Mức 4: 32.000 đồng.
Dựa trên điều kiện lao động phân loại xác định đối tượng được hưởng mức bồi dưỡng bằng hiện vật như dưới đây:
– Đối với điều kiện lao động loại IV: nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm:
+ Mức bồi dưỡng là mức 1 áp dụng đối với điều kiện lao động sau:
- Có ít nhất 01 yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế, hoặc;
- có ít nhất 01 chỉ tiêu về điều kiện lao động thuộc số thứ tự 10.1 Mục A Phụ lục i ban hành kèm theo Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH, cụ thể là ” Tiếp xúc các nguồn gây bệnh truyền nhiễm theo Luật phòng, chống các bệnh truyền nhiễm” xếp từ thang điểm 4 trở lên.
+ Mức bồi dưỡng là mức 2 áp dụng đối với điều kiện lao động sau:
- Có ít nhất 02 yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế.
+ Mức bồi dưỡng là mức 3 áp dụng đối với điều kiện lao động sau:
- Có ít nhất 01 yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế.
- Và có ít nhất 01 chỉ tiêu về điều kiện lao động thuộc số thứ tự 10.1 Mục A Phụ lục i ban hành kèm theo Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH, cụ thể là ” Tiếp xúc các nguồn gây bệnh truyền nhiễm theo Luật phòng, chống các bệnh truyền nhiễm” xếp từ thang điểm 4 trở lên.
– Đối với điều kiện lao động loại V: nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm:
+ Mức bồi dưỡng là mức 2 áp dụng đối với điều kiện lao động sau:
- Có ít nhất 01 yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế hoặc;
- Có ít nhất 01 chỉ tiêu về điều kiện lao động thuộc số thứ tự 10.1 Mục A Phụ lục i ban hành kèm theo Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH, cụ thể là ” Tiếp xúc các nguồn gây bệnh truyền nhiễm theo Luật phòng, chống các bệnh truyền nhiễm” xếp từ thang điểm 4 trở lên.
+ Mức bồi dưỡng là mức 3 áp dụng đối với điều kiện lao động sau:
- Có ít nhất 02 yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế.
- Có ít nhất 01 yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế kèm theo phải có ít nhất 01 chỉ tiêu về điều kiện lao động thuộc số thứ tự 10.1 Mục A Phụ lục i ban hành kèm theo Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH, cụ thể là ” Tiếp xúc các nguồn gây bệnh truyền nhiễm theo Luật phòng, chống các bệnh truyền nhiễm” xếp từ thang điểm 4 trở lên.
– Đối với điều kiện lao động loại VI: nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm:
+ Mức bồi dưỡng là mức 3 áp dụng đối với điều kiện lao động sau:
- Có ít nhất 01 yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế hoặc;
- Có ít nhất 01 chỉ tiêu về điều kiện lao động thuộc số thứ tự 10.1 Mục A Phụ lục i ban hành kèm theo Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH, cụ thể là ” Tiếp xúc các nguồn gây bệnh truyền nhiễm theo Luật phòng, chống các bệnh truyền nhiễm” xếp từ thang điểm 4 trở lên.
+ Mức bồi dưỡng là mức 4 áp dụng đối với điều kiện lao động sau:
- Có ít nhất 01 yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế hoặc;
- Có ít nhất 01 chỉ tiêu về điều kiện lao động thuộc số thứ tự 10.1 Mục A Phụ lục i ban hành kèm theo Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH, cụ thể là ” Tiếp xúc các nguồn gây bệnh truyền nhiễm theo Luật phòng, chống các bệnh truyền nhiễm” xếp từ thang điểm 4 trở lên.
- Có ít nhất 01 chỉ tiêu về điều kiện lao động thuộc trường hợp sau quy định theo số thứ tự từ 02-09 Mục A Phụ lục i ban hành kèm theo Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH.
4. Trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động:
– Phải thực hiện tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động để ngăn ngừa bệnh tật và bảo đảm sức khỏe cho người lao động trong trường hợp chưa thể khắc phục được hết các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại trong môi trường lao động.
– Tiến hành cải thiện điều kiện lao động bằng việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật, tăng cường các thiết bị an toàn và vệ sinh lao động.
– Thực hiện xây dựng các cơ cấu hiện vật dùng để bồi dưỡng phù hợp với việc thải độc, tăng cường sức đề kháng của cơ thể tương ứng với các mức bồi dưỡng hiện vật cho người lao động sao cho phù hợp và đảm bảo.
– Phải xác định được những mức bồi thường bằng hiện vật tương ứng với những điều kiện lao động của người lao động.
– Người sử dụng lao động phải tổng hợp các chức danh nghề, công việc đề nghị bồi dưỡng bằng hiện vật gửi bộ, ngành hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổng hợp và có ý kiến gửi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét, quyết định mức bồi dưỡng nếu như chưa thể xác định được ngay mức bồi dưỡng bằng hiện vật với những nghề, công việc có điều kiện lao động phức tạp.
– Các doanh nghiệp tuyệt đối phải thực hiện công tác hỗ trợ, bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động một cách nghiêm túc và có hiệu quả.
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC ÁP DỤNG TRONG VÀI VIẾT:
Luật an toàn vệ sinh lao động 2015.
Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH quy định việc bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại.