Bệnh nghề nghiệp là loại bệnh phát sinh do người lao động phải tiếp xúc thường xuyên với các yếu tố có hại có khả năng mắc bệnh nghề nghiệp. Để bù đắp một phần thiệt hại về thu nhập cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp, pháp luật bảo hiểm xã hội đã dành những sự quan tâm đúng mực cho những đối tượng này.
Mục lục bài viết
1. Điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp:
Để được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp, người lao động cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 44 Luật bảo hiểm xã hội 2014, cụ thể như sau:
“1. Bị bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành khi làm việc trong môi trường hoặc nghề có yếu tố độc hại;
2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh quy định tại khoản 1 Điều này.”
Người lao động khi đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp thuộc Danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành mà phát hiện bị bệnh nghề nghiệp trong thời gian quy định thì được giám định để xem xét, giải quyết chế độ theo quy định của Chính phủ.
Tuy nhiên, để đủ điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp, người lao động không những phải mắc các bệnh thuộc Danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế ban hành mà còn phải có kết quả giám định suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên. Nếu đáp ứng hai điều kiện trên thì người lao động làm hồ sơ nộp cho người sử dụng lao động để giải quyết.
2. Hồ sơ xin hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp:
Theo quy định tại Điều 58 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015, hồ sơ xin hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp đối với người lao động đang làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp bao gồm:
– Sổ bảo hiểm xã hội;
– Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi điều trị bệnh nghề nghiệp; giấy khám bệnh nghề nghiệp nếu người lao động mắc bệnh nghề nghiệp mà không điều trị nội trú;
– Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa hoặc Giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS nếu người lao động bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp;
– Văn bản đề nghị cơ quan bảo hiểm xã hội giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp theo mẫu 05-HSB ban hành kèm theo Công văn 2430/BHXH-CĐ.
Nếu người lao động phát hiện bị bệnh nghề nghiệp khi đã nghỉ hưu thì theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 37/2016/NĐ-CP, hồ sơ xin hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp có thêm bản sao quyết định hưởng chế độ hưu trí.
Ví dụ: Anh Nguyễn Văn A đang là công nhân cho Công ty X, do điều kiện làm việc nặng nhọc, độc hại nên anh A đã bị mắc bệnh nghề nghiệp. Anh A hiện đã điều trị nội trú tại Bệnh viện Điều dưỡng phục hồi chức năng-Điều trị bệnh nghề nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh. Nay anh A muốn làm hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp thì anh cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
– Sổ bảo hiểm xã hội;
– Giấy ra viện do Bệnh viện Điều dưỡng phục hồi chức năng-Điều trị bệnh nghề nghiệp cấp;
– Văn bản đề nghị giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp theo mẫu 05-HSB.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ các giấy tờ cần thiết, người sử dụng lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm xem xét và tổ chức giải quyết cho người lao động. Trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trường hợp người lao động sau khi hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp mà sức khỏe chưa phục hồi thì người sử dụng lao động có trách nhiệm lập danh sách và nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày người lao động được xác định là chưa phục hồi sức khỏe.
Sau khi được cơ quan bảo hiểm xã hội đồng ý giải quyết, người lao động mắc bệnh nghề nghiệp sẽ được chi trả như sau:
– Đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 5%-30%: Suy giảm 5% được chi trả 05 lần mức lương cơ sở, cứ thêm 1% thì hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở;
– Đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên: Suy giảm 31% được chi trả 30 lần mức lương cơ sở, sau đó cứ thêm 1% thì được thêm 02 lần mức lương cơ sở.
Ngoài ra, người lao động mắc bệnh nghề nghiệp còn được nhận thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội. Thời điểm hưởng chế độ được tính từ tháng người lao động điều trị ổn định xong, ra viện hoặc từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa trong trường hợp không điều trị nội trú.
3. Mức hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp của người lao động:
Theo quy định tại Điều 143 “
Khi bị mắc phải bệnh nghề nghiệp, để hỗ trợ và chia sẻ rủi ro đối với người lao động, pháp luật quy định người lao động có thể được hưởng một khoản kinh phí hỗ trợ được quy định tại
Về điều kiện để được hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp:
– Đối với đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định 37/2016/NĐ-CP (Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Việt Nam làm việc theo
+ Đã được chẩn đoán bị bệnh nghề nghiệp tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp đủ điều kiện;
+ Đã tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động đủ 12 tháng trở lên và đang được tham gia tính đến tháng liền kề trước của tháng đề nghị hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động;
+ Người sử dụng lao động đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động trong thời gian người lao động làm các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp;
+ Người sử dụng lao động đã tổ chức khám, phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động theo quy định.
– Đối với đối tượng là người lao động đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp) đã đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời gian làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp và trong thời gian bảo đảm bệnh nghề nghiệp.
Về mức hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp:
– Mức hỗ trợ bằng 50% chi phí chữa bệnh nghề nghiệp tính theo biểu giá chữa bệnh nghề nghiệp tại thời điểm người lao động chữa bệnh nghề nghiệp theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế sau khi đã được bảo hiểm y tế chi trả, nhưng không quá 10 lần mức lương cơ sở/người.
– Số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi người lao động là 02 lần và trong 01 năm chỉ được nhận hỗ trợ 01 lần.
4. Trình tự giải quyết hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp:
Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động. Danh mục các loại bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế chủ trì phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành sau khi lấy ý kiến của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và tổ chức đại diện người sử dụng lao động.
Để hỗ trợ phòng ngừa bệnh nghề nghiệp đối với người lao động, Nghị định 37/2016/NĐ-CP quy định về việc hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp. Theo đó, khi đủ các điều kiện quy định tại Điều 11 của Nghị định này, người lao động sẽ được cơ quan bảo hiểm xã hội hỗ trợ mức kinh phí nhất định. Cụ thể:
Điều 11: Điều kiện hỗ trợ khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động:
1. Đối với đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định này có đủ Điều kiện sau đây:
a) Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đủ từ 12 tháng trở lên và đang tham gia tính đến tháng liền kề trước của tháng đề nghị hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động;
b) Người sử dụng lao động thực hiện quan trắc môi trường lao động theo quy định;
c) Người lao động được đề nghị hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp là người đã được phát hiện bệnh nghề nghiệp tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp đủ Điều kiện.
2. Đối với đối tượng quy định tại Khoản 3 Điều 2 Nghị định này khi đi khám phát hiện bệnh nghề nghiệp phải còn trong thời gian bảo đảm bệnh nghề nghiệp theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế
Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp được quy định như sau:
– Đối với trường hợp đủ Điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định 37/2016/NĐ-CP, hồ sơ bao gồm:
+ Văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành;
+ Bản sao có chứng thực kết quả quan trắc môi trường lao động;
+ Hồ sơ xác định mắc bệnh nghề nghiệp của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp đủ Điềukiện.
– Đối với trường hợp đủ Điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 11 Nghị định 37/2016/NĐ-CP, hồ sơ bao gồm:
+ Văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành;
+ Bản sao có chứng thực kết quả quan trắc môi trường lao động trong thời gian người lao động làm việc tại đơn vị có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp (nếu có);
+ Hồ sơ xác định mắc bệnh nghề nghiệp của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp đủ Điềukiện;
+ Bản sao chứng từ thanh toán các chi phí khám bệnh nghề nghiệp theo quy định.
Trình tự giải quyết hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp:
– Đối với trường hợp đủ Điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định 37/2016/NĐ-CP, người sử dụng lao động nộp hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều 13 Nghị định này cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
– Đối với trường hợp đủ Điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 11 Nghị định 37/2016/NĐ-CP, người lao động nộp hồ sơ theo quy định tại Khoản 2 Điều 13 Nghị định 37/2016/NĐ-CP cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, mang theo bản chính chứng từ thanh toán để đối chiếu với bản sao.
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định việc hỗ trợ. Trường hợp không hỗ trợ thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định hỗ trợ, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết hỗ trợ chi phí khám bệnh nghề nghiệp.
5. Khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp:
Các cơ sở y tế có đủ điều kiện khám bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật khám bệnh, chữa bệnh thực hiện việc khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động, khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp (sau đây gọi tắt là cơ sở khám bệnh nghề nghiệp).
Thông tư 28/2016/TT-BYT hướng dẫn quản lý bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quy định như sau:
Đối tượng và thời gian khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp
– Người lao động đã được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp.
– Thời gian khám định kỳ bệnh nghề nghiệp thực hiện theo quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư 28/2016/TT-BYT.
Thông tư 28/2016/TT-BYT hướng dẫn quản lý bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quy định như sau: “Điều 12. Hồ sơ khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp
1. Người sử dụng lao động chuẩn bị hồ sơ khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp bao gồm:
a) Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Hồ sơ bệnh nghề nghiệp.
2. Trường hợp người lao động đã thôi việc, nghỉ việc, nghỉ chế độ thì người lao động tự chuẩn bị hồ sơ bệnh nghề nghiệp.
Quy trình và nội dung khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp
– Quy trình khám định kỳ cho người mắc bệnh nghề nghiệp:
+ Trước khi khám định kỳ cho người mắc bệnh nghề nghiệp, người sử dụng lao động hoặc người lao động phải gửi cho cơ sở khám bệnh nghề nghiệp các giấy tờ theo quy định tại Điều 12 Thông tư 28/2016/TT-BYT;
+ Sau khi nhận đủ hồ sơ, cơ sở khám bệnh nghề nghiệp thông báo thời gian, địa Điểm và các nội dung khác liên quan đến khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp tới người sử dụng lao động hoặc người lao động;
+ Cơ sở khám bệnh nghề nghiệp tổ chức khám cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp;
+ Kết thúc đợt khám, cơ sở khám bệnh nghề nghiệp có trách nhiệm ghi đầy đủ kết quả khám định kỳ người mắc bệnh nghề nghiệp trong hồ sơ bệnh nghề nghiệp; tổng hợp kết quả khám định kỳ bệnh nghề nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục 11 ban hành kèm theo Thông tư 28/2016/TT-BYT và trả kết quả cho người sử dụng lao động trong thời gian 20 ngày làm việc.
– Nội dung khám định kỳ bệnh nghề nghiệp:
+ Thực hiện theo quy định tại Điểm a, b, d Khoản 2 Điều 9 và hướng dẫn tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư 28/2016/TT-BYT;
+ Việc bổ sung nội dung khám lâm sàng và cận lâm sàng cho từng bệnh nghề nghiệp dựa vào tiến triển, biến chứng của bệnh theo chỉ định của bác sỹ.