Khi không còn nhu cầu sử dụng mã số mã vạch, các doanh nghiệp và tổ chức cần phải thực hiện thủ tục đăng ký ngừng sử dụng mã số mã vạch. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì thành phần hồ sơ và quy trình, thủ tục xin ngừng sử dụng mã số/mã vạch được thực hiện như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Hồ sơ và thủ tục xin ngừng sử dụng mã số, mã vạch:
Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khi không có nhu cầu sử dụng mã số mã vạch thì cần phải thực hiện thủ tục xin ngừng sử dụng mã số, mã vạch tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Quy trình và thành phần hồ sơ xin ngừng sử dụng mã số, mã vạch sẽ được thực hiện cụ thể như sau:
(1) Thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục xin ngừng sử dụng mã số mã vạch sẽ bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu cơ bản như sau:
– Công văn xin ngừng sử dụng mã số mã vạch;
– Quyết định hoặc bằng chứng giải thể doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về giải thể doanh nghiệp;
– Bằng chứng doanh nghiệp đã hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ tài chính tính tới thời điểm xin cần sử dụng mã số mã vạch;
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch cũ đã được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
(2) Số lượng hồ sơ: 1 bộ
(3) Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
(4) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở hoặc qua đường bưu điện tới Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
Thời hạn giải quyết: 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính trong trường hợp này là Quyết định thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch, khi Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng ra quyết định thu hồi đối với giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch thì các doanh nghiệp sẽ chính thức chấm dứt ngừng sử dụng mã số mã vạch đó.
Sau khi hoàn thành thủ tục xin ngừng sử dụng mã số mã vạch, mã số mã vạch xin tạm ngừng đó sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng thu hồi. Doanh nghiệp sẽ không còn có quyền và nghĩa vụ liên quan tới mã số mã vạch đó. Sau khi thu hồi mã số mã vạch, các sản phẩm và hàng hóa của doanh nghiệp tiếp tục sử dụng mã số mã vạch phải trả lại cho Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch được thực hiện thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 của Thông tư 10/2020/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ, có quy định cụ thể về vấn đề hướng dẫn thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số, mã vạch. Cụ thể như sau:
– Trong trường hợp thực hiện thủ tục cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch thì sẽ áp dụng cho các đối tượng sau đây:
+ Tổ chức và cá nhân chưa tiến hành thủ tục đăng ký sử dụng mã số, mã vạch tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Tổ chức và cá nhân đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch này tiếp tục có nhu cầu đăng ký cấp mới trong những trường hợp như sau: Đã sử dụng hết quý mã số được cung cấp, đăng ký bổ sung mã số, bị thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch tuy nhiên đáp ứng đầy đủ điều kiện để được cấp lại giấy chứng nhận mới theo quy định của pháp luật, hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch đã được cấp trước đó hết hiệu lực.
– Thực hiện thủ tục cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch cho các đối tượng như sau: Các tổ chức và cá nhân đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền và giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch đó còn thời hạn hiệu lực tuy nhiên bị mất, bị hư hỏng, thay đổi thông tin liên quan tới tên và địa chỉ của các tổ chức/cá nhân;
– Tổ chức và cá nhân nộp thành phần hồ sơ trực tiếp tại bộ phận một cửa của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng hoặc có thể gửi thông qua dịch vụ bưu chính đến Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, tiếp tục thực hiện theo quy định tại Điều 19 của Nghị định 132/2008/NĐ-CP của Chính phủ (sửa đổi tại Nghị định 13/2022/NĐ-CP), và thực hiện thủ tục kê khai theo quy định tại Điều 4 của Thông tư 10/2020/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ;
– Về thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch cũng cần phải tuân theo quy định của pháp luật. Trong đó, thời hạn có hiệu lực của giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch trong trường hợp cấp mới sẽ không được phép vượt quá 03 năm kể từ ngày cấp căn cước theo quy định tại Điều 19c của Nghị định 132/2008/NĐ-CP của Chính phủ (sửa đổi tại Nghị định 13/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định quy định thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Luật Đo lường), bên cạnh đó, thời hạn có hiệu lực của giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch trong trường hợp cấp lại sẽ được thực hiện theo thời hạn có hiệu lực của giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch đã được cấp trước đó.
3. Đăng ký sử dụng mã số mã vạch đem lại những lợi ích gì?
Đăng ký mã số mã vạch là một trong những thủ tục quan trọng mà các doanh nghiệp cần phải thực hiện. Đặc biệt là với các doanh nghiệp kinh doanh với số lượng sản phẩm lớn thì phương pháp thủ công sẽ đem lại rất nhiều bất tiện, mã số mã vạch là một trong những phương pháp hiện đại để có thể kiểm soát sản phẩm tốt nhất trong quá trình quản lý và buôn bán sản phẩm ra thị trường. Hơn nữa, để bảo vệ sản phẩm của mình trước hàng giả, đem lại cho khách hàng dấu hiệu nhận biết trong quá trình mua sản phẩm, mã số mã vạch sẽ là giải pháp nhằm tạo thuận lợi trong quá trình quản lý và bảo vệ thương hiệu sản phẩm của mình trên thị trường. Doanh nghiệp nên đăng ký mã số mã vạch vì một số lý do cơ bản sau:
– Mã số mã vạch giúp tăng hiệu suất cho doanh nghiệp. Mã số mã vạch giúp cho các doanh nghiệp và công ty giảm thiểu tối đa các công đoạn tính tay, nhập dữ liệu bằng tay/hoặc bằng các phương pháp thủ công, tối giản chi phí nhân công, tăng năng suất làm việc;
– Độ chính xác cao. Với cấu trúc tối ưu hóa và được tạo ra bởi sản phẩm công nghệ, mã số mã vạch giúp cho người dùng có thể tra cứu được các thông tin liên quan đến sản phẩm, không bị nhầm lẫn với các sản phẩm khác;
– Hỗ trợ cho khách hàng truy cứu thông tin, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Với tính năng hiệu quả, chính xác, tra cứu thông tin nhanh, mã số mã vạch giúp cho khách hàng tiết kiệm về mặt thời gian để có thể tra cứu chủng loại, chất lượng hàng hóa, số lượng hàng hóa, phương thức thanh toán, quá trình tra cứu cũng trở nên dễ dàng và chính xác hơn, tạo điều kiện cho khách hàng yên tâm trong quá trình lựa chọn hàng hóa và sử dụng cụ;
– Hỗ trợ trong vấn đề quản lý hoạt động nội bộ, dễ dàng đưa sản phẩm vào hệ thống bán lẻ. Mã số mã vạch được coi là công cụ hiệu quả trong quá trình quản lý hoạt động nội bộ của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong quá trình quản lý nhân sự, quản lý kho, quản lý vốn điều lệ của doanh nghiệp, vì vậy quản lý hàng hóa thông qua mã số mã vạch được hầu hết các doanh nghiệp lựa chọn hiện nay.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 132/2008/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
– Nghị định 13/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định quy định thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Luật Đo lường;
– Nghị định 74/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 132/2008/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
– Thông tư 10/2020/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều Nghị định 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 và Nghị định 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ về sử dụng mã số, mã vạch.
THAM KHẢO THÊM: