Bức xạ là chùm hạt hoặc sóng điện từ có khả năng ion hóa vật chất. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì khi xây dựng cơ sở bức xạ cần phải xin giấy phép. Vậy, hồ sơ, thủ tục xin giấy phép xay dựng cơ sở bức xạ như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Hồ sơ và thủ tục xin cấp Giấy phép xây dựng cơ sở bức xạ:
Để đề nghị cấp giáy phép xây dựng cơ sở bức xạ thì người có yêu cầu cần thực hiện theo cấc bước sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp giáy phép xây dựng cơ sở bức xạ Theo đó, người đề nghị cấp giáy phép xây dựng cơ sở bức xạ cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm các giấy tờ, tài liệu sau đây:
Một là, đơn đề nghị cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ theo mẫu Hai là, báo cáo phân tích an toàn đối với việc xây dựng cơ sở bức xạ theo mẫu
Ba là, quyết định thành lập tổ chức hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ,
Bốn là, báo cáo phân tích an toàn đối với việc xây dựng cơ sở bức xạ chứng minh đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định
Bước 2: Nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép xây dựng cơ sở bức xạ
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ như đã nêu trên thì bạn có thể nộp hồ sơ đến Cục An toàn bức xạ và hạt nhân
Bước 3: Giải quyết cấp Giấy phép xây dựng cơ sở bức xạ
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì khi tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng cơ sở bức xạ Cục An toàn bức xạ và hạt nhân có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ đầy đủ hợp lệ thì Cục An toàn bức xạ và hạt nhân tiến hành thẩm định hồ sơ và cấp giấy phép trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì Cục An toàn bức xạ và hạt nhân có trách nhiệm trả lời bằng văn bản, hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung các giấy tờ, tài liệu còn thiếu để hoàn thiện hồ sơ. Nếu không cấp giấy phép thì chậm nhất trong thời hạn này, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do và căn cứ pháp lý.
2. Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng cơ sở bức xạ:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————–
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP TIẾN HÀNH CÔNG VIỆC BỨC XẠ
(xây dựng cơ sở bức xạ)
Kính gửi: ………
1. Tên tổ chức3/cá nhân đề nghị cấp giấy phép:
2. Địa chỉ:
3. Điện thoại: 4. Fax:
5. E-mail:
6. Người đứng đầu tổ chức4:
– Họ và tên:
– Chức vụ:
– Số giấy CMND / Hộ chiếu:
7. Đề nghị cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ sau:
TT | Tên công việc bức xạ | Nơi tiến hành công việc bức xạ |
1 |
|
|
2 |
|
|
….. |
|
|
8. Các tài liệu kèm theo:
(1)
(2)
…
Tôi cam đoan các khai báo là đúng sự thật, bảo đảm chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về an toàn bức xạ và các điều kiện ghi trong giấy phép.
| ….., ngày … tháng … năm … |
3. Quy định của pháp luật về cơ sở bức xạ:
3.1. Cơ sở bức xạ là gì?
Theo các quy định của pháp luật có liên quan thì ta có thể hiểu bức xạ là chùm hạt hoặc sóng điện từ có khả năng ion hóa vật chất còn nguồn bức xạ là nguồn phóng xạ hoặc thiết bị bức xạ.
Theo đó, hiện nay có các loại cơ sở bức xạ bao gồm cơ sở vận hành máy gia tốc; cơ sở xạ trị; cơ sở chiếu xạ khử trùng, chiếu xạ xử lý vật liệu; cơ sở sản xuất, chế biến chất phóng xạ; kho lưu giữ chất thải phóng xạ quốc gia; cơ sở lưu giữ, xử lý, chôn cất chất thải có hoạt độ phóng xạ lớn hơn mười nghìn lần mức miễn trừ khai báo.
3.2. Quy định về thiết kế cơ sở bức xạ:
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì việc thiết kế cơ sở bức xạ phải phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Cụ thể là cơ sở bức xạ phải lập báo cáo phân tích an toàn khi xin cấp giấy phép xây dựng, thay đổi quy mô và phạm vi hoạt động, chấm dứt hoạt động.Đồng thời phải lập báo cáo đánh giá an toàn khi xin cấp hoặc cấp lại giấy phép tiến hành công việc bức xạ
3.3. Quy định về chấm dứt hoạt động cơ sở bức xạ:
Như chúng ta đã biết thì để hoạt động cơ sở bức xạ thì cần phải cin giấy phép hoạt động và đáp ứng rất nhiều yêu cầu cũng như điều kiện khắt khe. Và khi chấm dứt hoạt động cơ sở bức xạ cũng cần tuân theo những quy định nhất định.
Theo đó thì khi chấm dứt hoặt động cơ sở bức xạ thì phải trình cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân phê duyệt kế hoạch tháo dỡ, tẩy xạ, xử lý nguồn bức xạ, chất thải phóng xạ và tổ chức thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt.Tiếp theo đó thì cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân tổ chức kiểm tra việc tháo dỡ, tẩy xạ, xử lý nguồn bức xạ, chất thải phóng xạ và ra quyết định công nhận cơ sở bức xạ đã hết trách nhiệm bảo đảm an toàn.
3.4. Quy định về hoạt động của cơ sở bức xạ:
Ta cần xác định được hoạt động của cơ sở bức xạ sẽ bao gồm viêc sử dụng nguồn phóng xạ và sản xuất, chế biến chất phóng xạ.Mỗi hoạt động cần phải đảm bảo được các yêu cầu về nhân lực, an toàn, an ninh. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, đối với việc sử dụng nguồn phóng xạ: Theo quy định của pháp luật hiện hành thì khi sử dụng nguồn phóng xạ phải đảm bảo nhân viên bức xạ phải có Giấy chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ phù hợp với công việc bức xạ. Đồng thời phải có người phụ trách an toàn. Người phụ trách an toàn phải có Chứng chỉ nhân viên bức xạ và được bổ nhiệm bằng văn bản trong đó quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn. Bên cạnh đó thì phải bảo đảm mức liều chiếu xạ trong điều kiện làm việc bình thường. Cụ thể đối với nhân viên bức xạ thì liều hiệu dụng không vượt quá 20 mSv/năm và không vượt quá 50 mSv trong một năm bất kỳ trong giai đoạn này; liều tương đương đối với da không vượt quá 500 mSv/năm theo loại hình công việc bức xạ cụ thể. Còn đối với công chúng thì liều hiệu dụng không vượt quá 1 mSv/năm và không vượt quá 5 mSv trong một năm bất kỳ trong giai đoạn này; liều tương đương đối với da không vượt quá 50 mSv/năm đối với công chúng theo tình huống chiếu xạ cụ thể. Đồng thời phải hiết lập khu vực kiểm đảm bảo nơi có mức liều chiếu xạ tiềm năng lớn hơn hoặc bằng 6 mSv/năm; nơi có khả năng gây nhiễm bẩn phóng xạ; phòng điều khiển của lò phản ứng hạt nhân, thiết bị xạ trị, máy gia tốc, thiết bị chiếu xạ công nghiệp và khu vực giám sát phải đảm bảo nơi có mức liều chiếu xạ tiềm năng lớn hơn 1 mSv/năm và nhỏ hơn 6 mSv/năm.
Bên cạnh đó cần có nội quy an toàn bức xạ phù hợp với công việc bức xạ và trang bị liều kế cá nhân và đánh giá liều chiếu xạ cá nhân cho nhân viên bức xạ ít nhất 03 tháng một lần;
Thứ hai, đối với hoạt động sản xuất, chế biến chất phóng xạ: Đối với hoạt động này thì nhân viên bức xạ cũng cần phải có Giấy chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ phù hợp với công việc bức xạ; được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ về sản xuất chất, chế biến phóng xạ và phải có Chứng chỉ nhân viên bức xạ; có người phụ trách an toàn và người phụ trách an toàn phải có chứng chỉ nhân viên bức xạ và được bổ nhiệm bằng văn bản trong đó quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn. Bên cạnh đó để hoạt động sản xuất, chế biến phóng xạ cần có buồng thao tác để tổng hợp, chế biến chất phóng xạ; có thiết bị theo dõi suất liều chiếu xạ lắp đặt cố định bên trong và bên ngoài phòng sản xuất, chế biến chất phóng xạ;
Ngoài ra đối với hoạt động sản xuất, chế biến phóng xạ cũng cần phải có biện pháp để kiểm soát và chống nhiễm bẩn phóng xạ, thu gom, xử lý và lưu giữ chất thải phóng xạ; có kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ cấp cơ sở theo quy định.
Tóm lại, từ những lập luận và phân tích cùng những căn cứ pháp lý nêu ra ở trên thì có thể thấy rằng dù là hoặt động sử dụng nguồn phóng xạ hay hoạt động sản xuất, chế biến chất phóng xạ thì cũng cần phải đáp ứng được những điều kiện nhất định về nhân lực như là nhân viên bức xạ cũng cần phải có Giấy chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ phù hợp với công việc bức xạ và phải có người phụ trách an toàn và người phụ trách an toàn phải có chứng chỉ nhân viên bức xạ và được bổ nhiệm bằng văn bản trong đó quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn. Ngoài ra với mỗi hoặt động thì cần phải đáp ứng được những điều kiện riêng về cơ sở sản xuất, trang thiết bị …
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật năng lượng nguyên tử 2008