Theo quy định hiện nay, khi cải tạo xe cơ giới cần phải tiến hành thẩm định thiết kế trước khi thực hiện cải tạo. Vậy hồ sơ và thủ tục thẩm định thiết kế xe cơ giới cải tạo cần những gì? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây:
Mục lục bài viết
1. Hồ sơ thẩm định thiết kế xe cơ giới cải tạo:
Căn cứ Quyết định số 62/QĐ-BGTVT 2024 quy định hồ sơ thẩm định thiết kế xe cơ giới cải tạo gồm có:
- Bản chính văn bản đề nghị thẩm định thiết kế theo mẫu. Đối với trường hợp nộp hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến thì cần có biểu mẫu điện tử.
- Hồ sơ thiết kế gồm:
+ Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở cơ quan thẩm định thiết kế hoặc qua hệ thống bưu chính: 02 bộ.
+ Đối với trường hợp nộp hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến: nộp 01 hồ sơ dạng điện tử.
Theo đó, hồ sơ thiết kế gồm:
+ Thuyết minh thiết kế kỹ thuật xe cơ giới theo quy định (Trường hợp nộp trực tiếp hoặc nộp qua hệ thống bưu chính thì nộp bản chính; còn trường hợp nộp qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến thì nộp tài liệu dạng điện tử).
+ Bản vẽ kỹ thuật theo quy định (Trường hợp nộp trực tiếp hoặc nộp qua hệ thống bưu chính thì nộp bản chính; còn trường hợp nộp qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến thì nộp tài liệu dạng điện tử).
Lưu ý: trường hợp sau sẽ được miễn hồ sơ thiết kế: xe ô tô tập lái, sát hạch lắp đặt hoặc tháo bỏ bàn đạp phanh phụ bằng cách liên kết với bàn đạp phanh chính thông qua một thanh đòn dẫn động cơ khí; trường hợp lắp, thay thế hoặc tháo bỏ nắp che khoang chở hàng, hành lý của xe ô tô PICKUP làm thay đổi kích thước lòng thùng hàng nhưng không làm thay đổi kích thước bao của xe; trường hợp xe ô tô tải tự đổ và xe ô tô xi téc nhập khẩu, sản xuất lắp ráp, cải tạo trước ngày 01 tháng 11 năm 2014 có nhu cầu tự nguyện cắt giảm thể tích thùng hàng, xi téc để phù hợp quy định;…..
- Tài liệu thông số, tính năng kỹ thuật của xe cơ giới cải tạo và các tổng thành, hệ thống cải tạo, thay thế bản sao có xác nhận của đơn vị thiết kế hoặc bản sao điện tử đối với trường hợp nộp hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến.
- Một trong các giấy tờ sau đây:
+ Giấy Đăng ký xe ô tô.
+ Đối với trường hợp đang làm thủ tục sang tên, di chuyển thì cần Phiếu sang tên, di chuyển.
+ Đối với xe cơ giới đã qua sử dụng được phép nhập khẩu, chưa có biển số đăng ký thì cần Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu hoặc giấy tờ chứng nhận đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu.
2. Trình tự thẩm định thiết kế xe cơ giới cải tạo:
Bước 1: Nộp hồ sơ:
Sau khi chuẩn bị đủ hồ sơ như trên, cơ sở thiết kế có trách nhiệm nộp hồ sơ đến Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết:
Sau khi nhận đủ hồ sơ như trên, cơ quan thẩm định thiết kế sẽ tiếp nhận và kiểm tra đầy đủ thành phần hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, không hợp lệ: đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp và qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến thì cán bộ hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện lại ngay trong ngày làm việc. Đối với trường hợp nộp hồ sơ qua hệ thống bưu chính thì thời gian hướng dẫn hoàn thiện lại hồ sơ là 02 ngày làm việc.
+ Trường hợp hồ sơ đáp ứng đủ điều kiện: cơ quan có thẩm quyền tiến hành thẩm định thiết kế theo quy định.
Nếu hồ sơ thiết kế đạt yêu cầu, cơ quan thẩm định thiết kế sẽ cấp Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế sau 05 ngày làm việc tính từ ngày nhận đủ hồ sơ thiết kế.
Nếu như cơ quan có thẩm quyền không cấp hồ sơ, cơ quan thẩm định thiết kế sẽ thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho cơ sở thiết kế sau 02 ngày làm việc tính từ ngày có kết quả thẩm định.
Trường hợp hồ sơ thiết kế đầy đủ tuy nhiên nội dung cần phải bổ sung, sửa đổi thì phải thực hiện thông báo cho Cơ sở thiết kế để tiến hành bổ sung, sửa đổi hồ sơ thiết kế.
Trong vòng 30 ngày tính từ ngày thông báo, cơ sở thiết kế phải có trách nhiệm bổ sung, hoàn thiện hồ sơ thiết kế và nộp lại. Sau đó, cơ quan thẩm định thiết kế cấp Giấy chứng nhận thiết kế trong vòng 05 ngày làm việc tính từ ngày nhận được hồ sơ sửa đổi, bổ sung nếu như hồ sơ thiết kế đạt yêu cầu. Còn trường hợp hồ sơ không đạt yêu cầu thì cơ quan thẩm định sẽ có trách nhiệm thông báo hồ sơ thiết kế xe cơ giới không đạt.
3. Mẫu văn bản đề nghị thẩm định thiết kế xe cơ giới cải tạo:
PHỤ LỤC III
MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH THIẾT KẾ XE CƠ GIỚI CẢI TẠO
(Ban hành kèm theo Thông tư số 85/2014/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
(CƠ SỞ THIẾT KẾ) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …… | ……, ngày tháng năm |
Kính gửi: Cục Đăng kiểm Việt Nam/Sở Giao thông vận tải…
Căn cứ Thông tư số ……/2014/TT-BGTVT ngày …./…../2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc cải tạo phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
(Cơ sở thiết kế) có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số … ngày …../…./…. của (cơ quan cấp); đề nghị Cục Đăng kiểm Việt Nam (Sở Giao thông vận tải) thẩm định thiết kế xe cơ giới cải tạo sau:
– Tên thiết kế: …… (tên thiết kế) ……
– Ký hiệu thiết kế: …… (ký hiệu thiết kế) ……
1. Đặc điểm xe cơ giới:
– Biển số đăng ký (nếu đã được cấp):
– Số khung:
– Số động cơ:
– Nhãn hiệu – số loại:
2. Nội dung cải tạo chính:
(Ghi tóm tắt đầy đủ các nội dung thiết kế cải tạo thay đổi của xe cơ giới)
3. Thông số kỹ thuật trước và sau cải tạo:
STT | Thông số kỹ thuật | Đơn vị | Xe cơ giới trước cải tạo | Xe cơ giới sau cải tạo |
1 | Loại phương tiện |
|
|
|
2 | Kích thước bao ngoài (dài x rộng x cao) | mm |
|
|
3 | Chiều dài cơ sở | mm |
|
|
4 | Vết bánh xe (trước/sau) | mm |
|
|
5 | Khối lượng bản thân | kg |
|
|
6 | Số người cho phép chở | người |
|
|
7 | Khối lượng hàng chuyên chở CPTGGT | kg |
|
|
8 | Khối lượng toàn bộ CPTGGT | kg |
|
|
….. | Các thông số kỹ thuật khác của xe cơ giới có thay đổi do cải tạo |
|
|
|
(Cơ sở thiết kế) xin chịu trách nhiệm về nội dung thiết kế và hồ sơ xe cơ giới cải tạo.
| CƠ SỞ THIẾT KẾ |
4. Trách nhiệm của các cơ quan trong việc thẩm định thiết kế xe cơ giới cải tạo:
(1) Các Sở giao thông vận tải có trách nhiệm trong việc thẩm định các thiết kế cải tạo xe cơ giới có đăng ký biển số tại địa phương mình, cụ thể:
- Lắp đặt ghế ngồi trên thùng xe của xe ô tô tải tập lái, sát hạch.
- Thực hiện cải tạo xe ô tô chở người từ 16 chỗ (kể cả chỗ người lái) trở xuống thành xe ô tô tải VAN.
- Thực hiện cải tạo xe ô tô chở người thành xe ô tô cứu thương, ô tô tang lễ.
- Thực hiện cải tạo, lắp đặt các hệ thống, tổng thành như:
+ Khung; động cơ.
+ Buồng lái, thân xe hoặc thùng chở hàng, khoang chở khách.
+ Truyền lực.
+ Hệ thống điện, đèn chiếu sáng và tín hiệu của: xe tải (trừ xe tải chuyên dùng và ô tô tải không có thùng xe đã qua sử dụng nhập khẩu); xe chở người đến 25 chỗ (kể cả chỗ người lái), kể cả trường hợp cải tạo xe chở người trên 25 chỗ thành xe chở người đến 25 chỗ.
(2) Trách nhiệm của Cục Đăng kiểm Việt Nam:
- Thực hiện cải tạo các loại xe khác thành xe chuyên dùng, ô tô đầu kéo.
- Thực hiện cải tạo đối với xe cơ giới tay lái nghịch.
- Các trường hợp khác quy định tại điểm đ khoản 5 Điều 4 Thông tư 43/2023/TT-BGTVT.
(3) Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải: tiến hành thẩm định thiết kế cải tạo xe cơ giới (ngoại trừ các trường hợp thuộc mục (1)).
THAM KHẢO THÊM: