Quy hoạch chi tiết 1/500 là gì? So sánh bản đồ quy hoạch 1/500 và bản đồ quy hoạch 1/2000? Hồ sơ, thủ tục điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500? Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500?
Việc phân lô bán nền, xây dựng các dự án công trình đều phải có bản thiết kế quy hoạch một cách cụ thể. Mỗi bản thiết kế đều phải dựa trên các bản đồ tỉ lệ 1/500, 1/2000, 1/1000… Và đặc biệt hiện nay, có rất nhiều người bắt gặp cụm từ quy hoạch chi tiết 1/500 trong các dự án xây dựng. Vậy quy hoạch chi tiết 1/500 được hiểu như thế nào? Cũng như trong quá trình thực hiện quy hoạch cần điều chỉnh nội dung gì, những hồ sơ, quy trình tiến hành điều chỉnh quy hoạch 1/500 bao gồm những loại giấy tờ nào? Bài viết dưới đây sẽ giải quyết rõ các vấn đề nêu trên:
Mục lục bài viết
1. Quy hoạch chi tiết 1/500 là gì?
Quy hoạch 1/500 được hiểu là quy hoạch chi tiết xây dựng theo tỷ lệ 1/500, là hình thức triển khai cụ thể về quy hoạch đô thị với tỉ lệ 1/2000. Quy hoạch 1/500 là cơ sở cho việc định vị chi tiết công trình, cơ sở hạ tầng và kỹ thuật xây dựng cũng như tiến hành thiết kế, thực hiện xây dựng.
Những quy định chung của giấy phép quy hoạch chi tiết 1/500:
Đối với mỗi nhà quản lý các dự án xây dựng, giấy phép quy hoạch chi tiết 1/500 là rất quan trọng và cần thiết. Do vậy, các chủ đầu tư hay doanh nghiệp phải nắm thật rõ các quy định chung khi cấp giấy phép thủ tục điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500 như sau:
– Chủ đầu tư là người phải lập dự án và quy hoạch đô thị và triển khai đầu tư theo đúng giấy phép đã quy hoạch.
– Chủ đầu tư được cấp phép quy hoạch cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện về năng lực đầu tư xây dựng.
– Doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định theo đúng giấy phép quy hoạch.
– Thời hạn tối đa đối với giấy phép quy hoạch là 24 tháng. Thời hạn này tính từ ngày được cấp giấy phép đến ngày được phê duyệt quy hoạch chi tiết.
– Đối với các dự án riêng lẻ, thời hạn tối đa là 12 tháng.
2. So sánh bản đồ quy hoạch 1/500 và bản đồ quy hoạch 1/2000:
* Về khái niệm:
– Quy hoạch 1/500: là hình thức triển khai cụ thể về quy hoạch đô thị với tỉ lệ 1/2000. Quy hoạch 1/500 là cơ sở cho việc định vị chi tiết công trình, cơ sở hạ tầng và kỹ thuật xây dựng cũng như tiến hành thiết kế, thực hiện xây dựng.
– Quy hoạch 1/2000: nằm trong giai đoạn 1 của quy hoạch, là bước triển khai của quy hoạch chung xây dựng đô thị làm cơ sở cho việc triển khai và lập quản lý quy hoạch chi tiết xây dựng đồ án quy hoạch chi tiết 1/500
* Về nội dung:
– Quy hoạch 1/500: lập quy hoạch chi tiết từng công trình: dân số, sử dụng đất, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, tổ chức không gian, đánh giá môi trường,…
– Quy hoạch 1/2000: lập các bản đồ không gian, kiến trúc cảnh quan, quy hoạch giao thông, bản đồ tổng mặt bằng sử dụng đất, các sơ đồ đơn tuyến hạ tầng kỹ thuật và cơ điện.
* Về ý nghĩa, mục đích:
– Quy hoạch 1/500: xác định mối quan hệ giữa các công trình thuộc quy hoạch 1/500 với các yếu tố bên ngoài của quy hoạch.
– Quy hoạch 1/2000: nhằm quản lý đô thị
* Người thực hiện:
– Quy hoạch 1/500: chủ đầu tư
– Quy hoạch 1/2000: chính quyền địa phương thực hiện hoặc chủ đầu tư
3. Các loại dự án phải được xây dựng theo quy hoạch 1/500:
* Đối với công trình xây dựng tập trung:
Các công trình xây dựng tập trung bao gồm các khu chức năng trong và ngoài đô thị như: khu đô thị, khu dân cư, khu du lịch, khu cụm công nghiệp, du lịch thương mại, giáo dục, y tế… Trước khi lập dự án đầu tư xây dựng, chủ đầu tư phải lập quy hoạch chi tiết 1/500 trên cơ sở quy hoạch chi tiết 1/2000 đã được phê duyệt.
– Đối với các dự án quy mô trên 5ha (trên 2ha đối với nhà chung cư): phải tiến hành lập quy hoạch chi tiết 1/500 trên cơ sở quy hoạch 1/2000 đã được phê duyệt.
– Đối với các dự án có quy mô nhỏ hơn 5ha: không bắt buộc phải lập quy hoạch chi tiết 1/500 nhưng phải đảm bảo bản vẽ tổng thể mặt bằng, phương án kiến trúc công trình, giải pháp về hạ tầng kỹ thuật trong nội dung thiết kế cơ sở phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng 1/2000 đã được phê duyệt.
* Đối với công trình đơn lẻ:
Các công trình đơn lẻ không cần lập và trình hồ sơ lên phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 nhưng vẫn phải đảm bảo bản vẽ tổng mặt bằng, phương án thiết kế công trình, các giải pháp về hạ tầng kỹ thuật trong nội dung thiết kế cơ sở phải phù hợp với quy hoạch xây dựng 1/2000 đã được cơ quan cấp có thẩm quyền phê duyệt, phải đảm bảo được cơ sở hạ tầng kỹ thuật phù hợp về cả không gian kiến trúc với khu vực xung quanh.
Tuy nhiên, đối với những công trình có quy mô trên 5ha hoặc nhà ở chung cư có quy mô diện tích trên 2ha sẽ phải tiến hành lập quy hoạch xây dựng tỉ lệ 1/500 trên cơ sở quy hoạch chi tiết 1/2000 đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
3. Hồ sơ, thủ tục điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500:
3.1. Hồ sơ điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500:
Bộ hồ sơ nộp lên cơ quan có thẩm quyền để tiến hành điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500 gồm những giấy tờ sau:
–
– Văn bản ý kiến từ cơ quan kiểm tra quy hoạch. Với quy hoạch chi tiết sẽ cần bản sao công chứng văn bản về điều chỉnh quy hoạch chi tiết theo ý kiến của Ủy ban nhân dân xã, phường.
– Quyết định phê chuẩn đồ án quy hoạch cần điều chỉnh cục bộ (bản sao có chứng thực)
– Văn bản ghi nhận quan điểm dân cư tại khu vực điều chỉnh quy hoạch của tỉnh thành hay vùng tiếp giáp có ảnh hưởng trực tiếp từ quy hoạch này.
3.2. Các thành phần trong bản vẽ cần điều chỉnh quy hoạch:
Thành phần bản vẽ cần điều chỉnh quy hoạch phải bao gồm các nội dung sau:
– Bản đồ quy hoạch của đồ án đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết
– Bản đồ về vị trí và giới hạn của lô đường, phân khu vực cần điều chỉnh
– Bản đồ tổng quy hoạch mặt bằng sử dụng đất dựa theo phương án điều chỉnh
– Dự thảo các quy định điều hành với đồ án điều chỉnh cục bộ của quy hoạch chi tiết
– Bản đồ quy hoạch liên lạc, hệ thống hạ tầng công nghệ, chỉ giới xây dựng, chỉ giới đường đỏ,…
– Bản chính dự thảo quy định về điều hành đồ án điều chỉnh cục bộ các quy hoạch chi tiết
– Đĩa CD có nội dung lưu trữ về tờ trình, bản vẽ phương án điều chỉnh cục bộ của đồ án quy hoạch chi tiết.
3.3. Trình tự nộp hồ sơ điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500:
Các chủ đầu tư tiến hành nộp hồ sơ điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500 theo trình tự như sau:
– Hồ sơ sau khi đã hoàn tất nộp tại trụ sở ban điều hành đầu tư xây dựng.
– Sau đó sẽ nhận giấy biên nhận nếu hồ sơ được cơ quan có thẩm quyền xác nhận đầy đủ, hợp lệ. Khi cần các giấy tờ bổ sung, phía bên doanh nghiệp sẽ nhận được phiếu yêu cầu bổ sung.
– Nếu tất cả giấy tờ đầy đủ và yêu cầu cần điều chỉnh hợp lệ, ban điều hành đầu tư xây dựng sẽ ra quyết định điều chỉnh.
4. Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500:
Bản quy hoạch chi tiết 1/500 của các dự án sẽ phải đảm bảo tính pháp lý và đồng thời phải được cơ quan có thẩm quyền tiến hành phê duyệt. Theo căn cứ tại Điều 31 Nghị định số 36/2010/NĐ-CP quy định về thẩm quyền phê duyệt cụ thể như sau:
– Bộ Xây dựng tổ chức thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị thuộc trách nhiệm tổ chức lập của mình và nhiệm vụ, đồ án quy hoạch do Thủ tướng Chính phủ giao
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Bộ Xây dựng thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị thuộc trách nhiệm tổ chức lập của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và đồ án quy hoạch đô thị do chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng tổ chức lập
– Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt đồ án quy hoạch theo tỷ lệ 1/500 nằm trong thẩm quyền của UBND cấp huyện. Các loại đồ án thuộc quy hoạch phân khu, quy hoạch xây dựng nông thôn, quy hoạch chi tiết xây dựng
Như vậy, khi thực hiện đầy đủ các hồ sơ và thủ tục trên, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành xem xét để đưa ra các quyết định phê duyệt điều chỉnh bản quy hoạch 1/500. Căn cứ vào đó, các đơn vị sẽ tiến hành các hoạt động tiếp theo để đảm bảo dự án được triển khai một cách hiệu quả và thuận lợi nhất.