Đăng ký tàu biển làm việc cơ quan có thẩm quyền thực hiện thủ tục lưu giữ lại các thông tin về tàu biển vào sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam, sau đó cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu biển cho người nộp hồ sơ. Vậy thành phần hồ sơ, quy trình và thủ tục đăng ký tàu biển loại nhỏ tại Việt Nam được thực hiện như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Thủ tục đăng ký tàu biển loại nhỏ tại Việt Nam:
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Nghị định 171/2016/NĐ-CP về vấn đề đăng ký tàu biển thì đăng ký tàu biển loại nhỏ là quá trình thực hiện thủ tục đăng ký tàu biển có động cơ công suất máy chính với trọng lượng dưới 75 kW, hoặc các loại tàu biển không có động cơ tuy nhiên tàu biển đó có tổng dung tích dưới 50 tấn hoặc các loại tàu biển có tổng trọng tải với khối lượng dưới 100 tấn, hoặc các loại tàu biển có chiều dài đường nước thiết kế dưới 20m.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Bộ luật hàng hải Việt Nam thì hoạt động đăng ký tàu biển loại nhỏ là một trong những hình thức đăng ký tàu biển Việt Nam, vì vậy quy trình và thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục đăng ký tàu biển loại nhỏ cũng cần phải tuân thủ theo quy định chung của pháp luật.
Cụ thể, quy trình đăng ký tàu biển loại nhỏ tại Việt Nam hiện nay đang được thực hiện theo quy định tại Điều 14 của Nghị định 171/2016/NĐ-CP. Theo đó, quy trình này sẽ được tiến hành như sau:
Bước 1: Các tổ chức và cá nhân có nhu cầu thực hiện thủ tục đăng ký tàu biển loại nhỏ tại Việt Nam sẽ chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ để nộp tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục đăng ký tàu biển loại nhỏ sẽ được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 14 của Nghị định 171/2016/NĐ-CP. Thành phần hồ sơ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Sau khi chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, nộp hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền. Có thể nộp trực tiếp hoặc nộp thông qua dịch vụ bưu chính.
Bước 2: Sau khi chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, nộp hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền. Cơ quan thực hiện thủ tục đăng ký tàu biển sẽ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp nhận hồ sơ trực tiếp, nếu nhận thấy hồ sơ chưa hợp lệ thì sẽ hướng dẫn ngay cho tổ chức và cá nhân hoàn thiện hồ sơ, trong trường hợp hồ sơ đã hợp lệ thì sẽ ghi vào sổ theo dõi, cấp giấy biên nhận hồ sơ và giấy hẹn trả kết quả theo đúng thời gian do pháp luật quy định. Trong trường hợp nhận hồ sơ thông qua dịch vụ bưu chính, nếu nhận thấy hồ sơ không hợp lệ thì chậm nhất trong khoảng thời gian hai ngày làm việc được tính bắt đầu kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký tàu biển cần phải hướng dẫn người nộp hồ sơ hoàn thiện hồ sơ theo quy định của pháp luật. Đồng thời, chậm nhất trong khoảng thời gian hai ngày làm việc được tính bắt đầu kể từ ngày nhận đầy đủ thành phần hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký tàu biển cần phải tiến hành hoạt động cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu biển, trả cho người nộp hồ sơ. Có thể trả trực tiếp hoặc gửi thông qua hệ thống bưu chính, trong trường hợp không đáp ứng đầy đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận thì cần phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do chính đáng.
Bước 3: Chủ tàu sẽ nộp lệ phí đăng ký tàu biển theo quy định của pháp luật, có thể nộp trực tiếp hoặc chuyển vào số tài khoản của cơ quan đăng ký tàu biển trước khi nhận kết quả, chủ tàu cần phải chịu toàn bộ chi phí gửi hồ sơ, văn bản và các chi phí khác có liên quan đến quá trình chuyển khoản. Tuy nhiên cần phải lưu ý, giấy chứng nhận đăng ký tàu biển loại nhỏ sẽ được cấp một bản chính theo mẫu do pháp luật quy định, hiện nay đang được thực hiện theo mẫu số 06 ban hành kèm theo Nghị định 171/2016/NĐ-CP.
2. Hồ sơ đăng ký tàu biển loại nhỏ tại Việt Nam:
Thành phần hồ sơ đóng vai trò vô cùng quan trọng. Thành phần hồ sơ đăng ký tàu biển loại nhỏ căn cứ theo quy định tại Điều 14 của Nghị định 171/2016/NĐ-CP, sẽ bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu cơ bản như sau:
-
Tờ khai đăng ký tàu biển theo mẫu do pháp luật quy định, hiện nay đang được thực hiện theo mẫu số 01 quy định tại phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 171/2016/NĐ-CP;
-
Giấy chứng nhận xóa đăng ký tàu biển, giấy chứng nhận xóa đăng ký phương tiện đường thủy nội địa đối với các loại hình phương tiện thủy nội địa cấp VR-SB đã qua quá trình sử dụng, hoặc biên bản bàn giao phương tiện đối với tàu biển động mới;
-
Hợp đồng mua bán tàu biển, hợp đồng đóng tàu biển, các loại giấy tờ tài liệu khác có giá trị pháp lý tương đương để chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với tàu biển;
-
Các loại chứng từ, giấy tờ tài liệu có giá trị chứng minh đã nộp đầy đủ nghĩa vụ tài chính, nộp đầy đủ lệ phí trước bạ, trong đó bao gồm tờ khai lệ phí trước bạ có xác nhận của cơ quan thuế, giấy tờ tài liệu và chứng từ nộp tiền vào ngân sách nhà nước. Trong trường hợp tàu biển được xác định là đối tượng không cần phải nộp lệ phí trước bạ thì cần phải nộp tờ khai lệ phí trước bạ có xác nhận của cơ quan thuế để đối chiếu;
-
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký liên hiệp hợp tác xã. Trong trường hợp chủ tàu được xác định là các tổ chức nước ngoài thì cần phải cung cấp giấy phép thành lập chi nhánh, giấy phép thành lập văn phòng đại diện trên lãnh thổ của Việt Nam;
-
Trong trường hợp chủ tàu được xác định là cá nhân thì cần phải nộp kèm các loại giấy tờ tùy thân như chứng minh thư nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn, các loại giấy tờ khác có giá trị pháp lý thay thế cho hộ chiếu được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền. Trong trường hợp chủ tàu được xác định là cá nhân nước ngoài thì cần phải nộp theo hộ chiếu;
-
Giấy chứng nhận đáp ứng đầy đủ điều kiện an toàn kĩ thuật và bảo vệ môi trường.
3. Lệ phí thực hiện thủ tục đăng ký tàu biển loại nhỏ là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại Quyết định 1671/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi trong lĩnh vực hàng hải thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giao thông Vận tải, có quy định về vấn đề đăng ký tàu biển loại nhỏ. Theo đó, phí và lệ phí trong quá trình thực hiện thủ tục đăng ký tàu biển loại nhỏ được quy định cụ thể như sau:
-
Lệ phí: đối với các loại tàu biển có tổng dung tích đăng ký dưới 500 GT thì được xác định là 3.000 đồng/GT-lần (lưu ý là mức thu tối thiểu không dưới 300.000 đồng);
-
Chủ tàu nộp lệ phí đăng ký tàu biển trực tiếp hoặc chủ tàu cũng có thể chuyển vào tài khoản của cơ quan đăng ký tàu biển trước khi nhận kết quả, và chủ tàu cần phải có trách nhiệm chịu toàn bộ chi phí gửi hồ sơ và các chi phí liên quan đến chuyển khoản.
Theo đó, lệ phí thực hiện thủ tục đăng ký tàu biển loại nhỏ đang được xác định là 3.000 đồng/GT-lần (tuy nhiên mức thu tối thiểu không dưới 300.000 đồng).
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Quyết định 1671/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi trong lĩnh vực hàng hải thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giao thông Vận tải;
– Nghị định 171/2016/NĐ-CP đăng ký, xóa đăng ký và mua, bán, đóng mới tàu biển;
– Nghị định 86/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 171/2016/NĐ-CP đăng ký tàu biển.
THAM KHẢO THÊM: