Chuyển sinh hoạt Đảng có ba hình thức: Chuyển sinh hoạt đảng chính thức; chuyển sinh hoạt đảng ra ngoài nước; chuyển sinh hoạt Đảng tạm thời. Tùy vào tính chất, mục đích chuyển công tác mà Đảng viên thực hiện chuyển sinh hoạt theo từng loại. Dưới đây là hướng dẫn một số vấn đề trong việc chuyển sinh hoạt Đảng tạm thời.
Mục lục bài viết
- 1 1. Các trường hợp chuyển sinh hoạt Đảng tạm thời:
- 2 2. Thời gian chuyển sinh hoạt Đảng tạm thời:
- 3 3. Phạm vi chuyển sinh hoạt Đảng tạm thời:
- 4 4. Nhiệm vụ và quyền hạn của Đảng viên chuyển sinh hoạt Đảng tạm thời:
- 5 5. Hồ sơ chuyển sinh hoạt Đảng tạm thời:
- 6 6. Thủ tục chuyển sinh hoạt Đảng tạm thời:
1. Các trường hợp chuyển sinh hoạt Đảng tạm thời:
– Thay đổi nơi cư trú, nơi công tác trong thời gian từ 03 tháng đến dưới 01 năm trong lãnh thổ Việt Nam(vì việc làm hoặc vì việc riêng, có lý do chính đáng, ví dụ Đảng viên đi tham gia lớp trung cấp lý luận chính trị – hành chính mở tại huyện, thị);
– Khi được cử đi học tập trung ở các cơ sở đào tạo trong nước từ 03 tháng đến 02 năm (kể cả công tác hình thức biệt phái);
– Một số trường hợp đặc biệt do Ban Bí thư quy định thì đảng viên thực hiện chuyển sinh hoạt Đảng tạm thời.
2. Thời gian chuyển sinh hoạt Đảng tạm thời:
Tùy vào mục đích học tập, công tác mà thời gian chuyển sinh hoạt tạm sẽ kéo dài từ khoảng 03 (ba) tháng đến tối đa là 02 (hai) năm.
Trường hợp gia hạn thêm thời gian sinh hoạt tại Đảng tạm thời thì Đảng viên cần đảng viên phải báo cáo với cấp uỷ đảng nơi đảng viên đang sinh hoạt tạm thời để xin gia hạn, đồng thời báo cáo với tổ chức đảng nơi sinh hoạt chính thức (tổ chức Đảng chính thức sinh hoạt). Nếu đang công tác ở nước ngoài, việc gia hạn thời gian chuyển sinh hoạt Đảng do yêu cầu công tác hoặc việc riêng phải được cơ quan chủ quản trong nước, sứ quán hoặc tổng lãnh sự sứ quán, trưởng đoàn đại diện của nhà nước ở nước sở tại đồng ý và phải làm văn bản báo cáo với Đảng bộ ngoại giao.
Thời gian chuyển sinh sinh hoạt Đảng tạm thời ra nước ngoài từ 03 tháng đến dưới 01 năm.
3. Phạm vi chuyển sinh hoạt Đảng tạm thời:
Bao gồm: Chuyển công tác sinh hoạt Đảng tạm thời trong nước (trên lãnh thổ Việt Nam) và chuyển công tác sinh hoạt Đảng tạm thời ngoài nước Việt Nam. Do đó, thời hạn và cơ quan có thẩm quyền chuyển sinh hoạt Đảng viên có sự khác nhau.
4. Nhiệm vụ và quyền hạn của Đảng viên chuyển sinh hoạt Đảng tạm thời:
4.1. Quyền hạn của Đảng viên chuyển sinh hoạt Đảng tạm thời:
Khi Đảng viên ở nơi sinh hoạt chính thức:
– Được thông tin và thảo luận các vấn đề về Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; biểu quyết công việc của Đảng.
– Ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.
– Phê bình, chất vấn về hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên ở mọi cấp trong phạm vi tổ chức; báo cáo, kiến nghị với các cơ quan có trách nhiệm và yêu cầu được trả lời.
– Trình bày ý kiến khi tổ chức đảng nhận xét, quyết định công tác hoặc thi hành kỷ luật đối với mình.
Đảng viên dự bị có các quyền trên đây, trừ quyền biểu quyết, ứng cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo của Đảng
– Khi Đảng viên ở nơi sinh hoạt tạm thời thì trừ quyền biểu quyết, ứng cử và bầu cử.
4.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Đảng viên chuyển sinh hoạt Đảng tạm:
– Tuyệt đối trung thành với mục đích lý tưởng cách mạng của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước; hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; phục tùng tuyệt đối sự phân công và điều động của Đảng.
– Không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ kiến thức, năng lực công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, có lối sống lành mạnh; đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ, quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác. Chấp hành quy định của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm.
– Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân; tích cực tham gia công tác quần chúng, công tác xã hội nơi làm việc và nơi ở; tuyên truyền vận động gia đình và nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
– Tham gia xây dựng, bảo vệ đường lối, chính sách và tổ chức của Đảng; phục tùng kỷ luật, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng; thường xuyên tự phê bình và phê bình, trung thực với Đảng; làm công tác phát triển đảng viên; sinh hoạt đảng và đóng đảng phí đúng quy định.
5. Hồ sơ chuyển sinh hoạt Đảng tạm thời:
Để đảm bảo đầy đủ quy trình chuyển sinh hoạt Đảng tạm thời đúng thời gian, đúng pháp luật, Đảng viên cần chuẩn bị hồ sơ bào gồm các tài liệu sau:
Thứ nhất,
Để giới thiệu đảng viên đến đảng ủy cơ sở; nếu là chi ủy cơ sở thì giới thiệu đảng viên đến đảng ủy cơ sở, hoặc chi ủy cơ sở nơi đảng viên sẽ đến sinh hoạt đảng tạm thời.
Thứ hai, Quyết định của cấp nơi có thẩm quyền tiến hành cho phép Đảng viên chuyển đi học tập, công tác, thay đổi nơi cư trú, v. v, ..
Thứ ba, Thẻ Đảng viên hoặc quyết định kết nạp Đảng viên nếu là Đảng viên dự bị;
Thứ tư,
Ngoài ra, đối với chuyển sinh hoạt Đảng tạm thời ra nước ngoài thì Đảng viên cần có thêm phiếu công tác tạm thời ngoài nước do Đảng ủy cơ sở cấp (mẫu 3B – SHĐ) để nộp cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại xét trong thời gian 30 ngày kể từ ngày làm việc chuyển ra ngoài nước.
Lưu ý: Khi điền giấy giới thiệu:
– Số SĐV…: Ghi theo thứ tự trong danh sách đảng viên của chi bộ;
Số TĐV: Ghi theo số trong thẻ đảng được đổi hoặc phát thẻ đảng viên mới của đảng viên;
– Số LL: Ghi theo số lý lịch của đảng viên;
– Mục “đã đóng đảng phí hết tháng”: Ghi giấy giới thiệu sinh hoạt đảng cho đảng viên tháng nào thì thu tiền đảng phí hết tháng đó.
– Mục “kính gửi”, “kính chuyển” hoặc “thay mặt (T/M)”: Ghi là “chi ủy chi bộ…”; hoặc “Ban Thường vụ…”; hoặc “Đảng ủy…”; hoặc “Ban tổ chức…”; “Phòng chính trị…”. Ký, ghi rõ chức vụ, họ tên và đóng dấu của cấp ủy, hoặc của cơ quan tổ chức, hoặc của cơ quan chính trị theo quy định.
– Mục hồ sơ kèm theo: Giao cho đảng viên chuyển sinh hoạt đảng mang theo tài liệu nào trong hồ sơ đảng viên thì ghi vào mục “Hồ sơ kèm theo” trong giấy giới thiệu sinh hoạt đảng loại tài liệu đó.
6. Thủ tục chuyển sinh hoạt Đảng tạm thời:
Đảng viên phải làm thủ tục giới thiệu sinh hoạt Đảng tạm thời từ Đảng bộ, chi bộ nơi đang sinh hoạt đến Đảng bộ, chi bộ nơi chuyển đến công tác, học tập, nơi cư trú mới:
– Chi ủy (kể cả chi ủy cơ sở) nơi có đảng viên chuyển sinh hoạt đảng tạm thời đi, sau khi kiểm tra kỹ (quyết định của cấp có thẩm quyền cho đảng viên đi công tác, học tập …, bản tự kiểm điểm và thẻ đảng của đảng viên) viết ô số 1 giấy giới thiệu sinh hoạt đảng tạm thời “loại 8 ô” để giới thiệu đảng viên đến đảng ủy cơ sở; nếu là chi ủy cơ sở thì giới thiệu đảng viên đến đảng ủy cơ sở, hoặc chi ủy cơ sở nơi đảng viên sẽ đến sinh hoạt đảng tạm thời;
– Đảng ủy cơ sở nơi có đảng viên chuyển đi, kiểm tra, viết tiếp ô số 2 giới thiệu đảng viên đến đảng ủy cơ sở hoặc chi ủy cơ sở nơi đảng viên sẽ đến sinh hoạt đảng tạm thời;
– Đảng ủy cơ sở nơi đảng viên chuyển đến sinh hoạt đảng tạm thời: kiểm tra, viết tiếp ô số 3 tiếp nhận và giới thiệu đảng viên về chi ủy chi bộ trực thuộc; Chi ủy hoặc chi ủy cơ sở viết ô số 4 để tiếp nhận đảng viên đến sinh hoạt đảng tạm thời
Lưu ý:
– Đảng viên sinh hoạt Đảng tạm thời không tính vào đảng số của Đảng bộ nơi sinh hoạt tạm thời mà tính vào Đảng số của Đảng bộ nơi sinh hoạt chính thức; đóng Đảng phí ở chi bộ nơi sinh hoạt Đảng tạm thời.
– Đảng viên có trách nhiệm phải bảo quản cẩn thận hồ sơ chuyển sinh hoạt Đảng, nếu mất giấy giới thiệu sinh hoạt Đảng và hồ sơ cần báo ngay với cấp ủy nơi đã làm thủ tục trước đó, để cấp ủy xem xét và giới thiệu cấp ủy cơ sở nơi chuyển đi lập lại hồ sơ Đảng viên và làm thủ tục chuyển sinh hoạt Đảng tạm thời.