Đặc san, bản tin cũng là một trong những loại hình của xuất bản báo chí. Dưới đây là thành phần hồ sơ thủ tục xin cấp giấy phép xuất bản bản tin, đặc san theo quy định của pháp luật.
Mục lục bài viết
1. Thủ tục cấp giấy phép xuất bản bản tin, đặc san:
Xuất bản báo chí là lĩnh vực tác động sâu rộng đến đời sống tinh thần của người dân. Hiện nay, xuất bản là khái niệm để chỉ việc tổ chức và khai thác các bản thảo trên thực tế, thực hiện hoạt động biên tập thánh mẫu để tiến hành in ấn hoặc để phát hành trực tiếp trên thị trường thông qua các phương tiện điện tử. Căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Luật báo chí năm 2018 có quy định về khái niệm đặc san. Theo đó thì đặc san được coi là sản phẩm của hoạt động xuất bản, là sản phẩm có thông tin mang tính chất báo chí, xuất bản không định kỳ theo sự kiện và theo chủ đề nhất định. Pháp luật hiện nay không có quy định cụ thể như thế nào là xuất bản bằng tin và xuất bản đặc san, tuy nhiên có thể hiểu: Xuất bản đặc san là việc tổ chức và khai thác các sản phẩm thông tin mang tính chất báo chí trên thực tế để thực hiện hoạt động in ấn và phát hành, lưu hành trên thị trường, hoặc để phát hành trực tiếp thông qua các phương tiện điện tử mà không tuân thủ theo định kỳ nhất định. Xuất bản bản tin và đặc san là hoạt động kinh doanh có điều kiện. khi các nhà xuất bản muốn tiến hành hoạt động này thì cần phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hiện nay căn cứ theo quy định tại Điều 35 của Luật báo chí năm 2018, thủ tục xin cấp giấy phép xuất bản bản tin và đặc san sẽ trải qua các bước cơ bản sau đây:
Bước 1: Các chủ thể có nhu cầu thực hiện thủ tục hành chính xin cấp giấy phép xuất bản bản tin và đặc san cần phải chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ để nộp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết trong trường hợp này được xác định như sau:
– Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định cấp giấy phép xuất bản bản tin và đặc san thuộc về Bộ thông tin và truyền thông;
– Cơ quan và người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện trong quá trình cấp giấy phép xuất bản bản tin và đặc san thuộc về Cục báo chí;
– Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính trong quá trình cấp giấy phép xuất bản bằng tin và đặc san thuộc về Cục báo chí.
Có nhiều cách thức để nộp hồ sơ khác nhau, các tổ chức có nhu cầu có thể gửi hồ sơ trực tiếp tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Cục báo chí trực thuộc Bộ thông tin và truyền thông, hoặc có thể nộp hồ sơ thông qua dịch vụ bưu chính. Thậm chí có thể nộp hồ sơ thông qua hình thức trực tuyến online như sau:
– Cổng dịch vụ công quốc gia tại trang web;
– Cổng dịch vụ công của Bộ thông tin và truyền thông tại trang web:
Bước 2: Sau khi nhận được hồ sơ thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiếp cận hồ sơ và trả giấy biên nhận kết quả. Trong khoảng thời gian 30 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Cục báo chí sẽ có trách nhiệm xem xét điều kiện và giải quyết thủ tục cấp giấy phép xuất bản bản tin và đặc san theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp không cấp giấy phép thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Bước 3: Gửi hồ sơ cho Bộ thông tin và truyền thông thẩm định và quyết định cấp giấy phép xuất bản đặc san. Sau nó trả kết quả cho nhà xuất bản tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo giấy hẹn. Kết quả sau quá trình thực hiện thủ tục hành chính này đó là Giấy phép xuất bản bản tin và đặc san. Nhìn chung thì thời gian có hiệu lực của giấy phép xuất bản đặc san là không quá 01 năm kể từ ngày cấp. Đến thời hạn xuất bản được ghi trên giấy phép, cơ quan và tổ chức không tiến hành hoạt động xuất bản đặc san trên thực tế thì giấy phép sẽ hết hiệu lực và bị thu hồi theo quy định của pháp luật. Nếu như các tổ chức và cơ quan có nhu cầu xuất bản đặc san thì sẽ phải thực hiện thủ tục cấp lại giấy phép. Trong thời gian chậm nhất là 15 ngày trước ngày tạm dừng hoặc chấm dứt xuất bản đặc san, thì cơ quan và tổ chức cần phải thực hiện hoạt động
2. Thành phần hồ sơ xin cấp giấy phép xuất bản bản tin, đặc san:
Chuẩn bị hồ sơ là một trong những giai đoạn cần thiết mà các cơ quan và tổ chức cần phải thực hiện trong quá trình xin cấp giấy phép xuất bản bằng tin và đặc san. Căn cứ theo quy định tại Điều 20 của Thông tư 41/2020/TT-BTTTT hướng dẫn cấp giấy phép hoạt động báo in, tạp chí in, khi thực hiện thủ tục đề nghị xin cấp giấy phép xuất bản đặc san thì tổ chức cần phải chuẩn bị các loại tài liệu sau đây:
– Tờ khai đề nghị xin cấp giấy phép xuất bản bản tin, và đặc san theo mẫu do pháp luật quy định;
– Bản sao có chứng thực tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc bản sao điện tử có giá trị pháp lý, hoặc bản sao kèm theo bản chính để thực hiện hoạt động đối chiếu với quyết định thành lập, giấy phép thành lập được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc các loại giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương (áp dụng với trường hợp tổ chức nước ngoài tại Việt Nam);
– Sơ yếu lý lịch của người chịu trách nhiệm xuất bản bản tin và đặc san;
– Mẫu trình bày tên gọi đặc san có xác nhận của tổ chức đề nghị xin cấp giấy phép xuất bản bản tin và đặc san, kèm theo bản dịch tiếng Việt được công chứng tại các tổ chức hành nghề công chứng, trong trường hợp tên gọi đặc san được thể hiện bằng tiếng nước ngoài.
3. Điều kiện cấp giấy phép xuất bản bản tin, đặc san:
Theo như phân tích ở trên thì xuất bản đặc san là hình thức xuất bản có điều kiện, chịu sự quản lý chặt chẽ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, quá trình xin cấp giấy phép xuất bản đặc san cũng được pháp luật quy định cụ thể và rõ ràng. Để được cấp giấy phép xuất bản đặc san thì tổ chức đề nghị cấp giấy phép cần phải đáp ứng được các điều kiện theo quy định của pháp luật. Căn cứ theo quy định tại Điều 35 của Luật báo chí năm 2018 có ghi nhận về những điều kiện để được cấp giấy phép xuất bản đặc san, cụ thể như sau:
– Tổ chức xin cấp giấy phép xuất bản bản tin và đặc san phải có người có nghiệp vụ trong lĩnh vực báo chí đứng ra chịu trách nhiệm về hoạt động xuất bản đặc san;
– Tổ chức xin cấp giấy phép xuất bản bản tin và đặc san phải có bộ máy tổ chức hoạt động phù hợp, đảm bảo cho việc xuất bản đặc san trên thực tế;
– Xác định rõ tên đặc san, xác định được mục đích xuất bản và nội dung thông tin, đối tượng trong quá trình phục vụ và phạm vi phát hành đặc san, ngôn ngữ thể hiện và số trang, số lượng đặc san dự tính xuất bản trên thực tế, nơi in ấn và thời gian xuất bản;
– Có địa điểm làm việc chính thức của các tổ chức xin cấp giấy phép xuất bản bản tin và đặc san.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Xuất bản năm 2018;
– Luật Báo chí năm 2018;
– Nghị định số 14/2022/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử và Nghị định số 119/2020/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản;
– Thông tư 41/2020/TT-BTTTT hướng dẫn cấp giấy phép hoạt động báo in, tạp chí in.