Nhìn chung thì có thể nói, việc nhận nuôi con nuôi là hoạt động nhằm xác lập quan hệ cha mẹ con bền vững, đem lại lợi ích tốt nhất cho người được nhận làm con nuôi. Dưới đây là quy định của pháp luật về hồ sơ và thủ tục thay đổi giấy khai sinh sau quá trình thực hiện thủ tục nhận con nuôi.
Mục lục bài viết
1. Thủ tục thay đổi giấy khai sinh sau khi nhận con nuôi:
Theo quy định của pháp luật về con nuôi, trẻ em sẽ được các đối tượng căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Luật nuôi con nuôi năm 2010 nhận nuôi con nuôi theo trình tự như sau:
– Cha dượng, cô, cậu, dì, chú, bác ruột, mẹ kế của người được nhận làm con nuôi;
– Những công dân Việt Nam thường trú trong lãnh thổ của nước Việt Nam;
– Người nước ngoài thường trú trên lãnh thổ của Việt Nam;
– Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;
– Người nước ngoài cư trú và sinh sống ở nước ngoài.
Như vậy có thể nói, trường hợp có nhiều người cùng ưu tiên xin nhận một người làm con nuôi thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phải xem xét, giải quyết cho người có điều kiện nuôi dưỡng và chăm sóc, giáo dục cho con nuôi một cách tốt nhất theo thứ tự nêu trên. Pháp luật hiện nay cũng quy định về thủ tục thay đổi giấy khai sinh sau khi nhận con nuôi. Căn cứ theo quy định tại Điều 19 của Thông tư
– Sau khi được giải quyết cho làm con nuôi theo yêu cầu của cha mẹ nuôi, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân nơi đã tiến hành hoạt động đăng ký khai sinh trước đây hoặc nơi cư trú của con nuôi sẽ thực hiện hoạt động thay đổi hộ tịch phù hợp với quy định của pháp luật về hộ tịch;
– Trường hợp trẻ em được nhận làm con nuôi được xác định là trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em chưa xác định được cha mẹ, thì theo yêu cầu của cha mẹ nuôi, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân nơi đã tiến hành thủ tục đăng ký khai sinh trước đây hoặc nơi cư trú của người con nuôi đó sẽ có thẩm quyền thực hiện hoạt động bổ sung thông tin của cha mẹ nuôi vào phần khai về cha mẹ trong giấy khai sinh của trẻ em và sổ đăng ký khai sinh, trong mục ghi chú của sổ đăng ký khai sinh cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phải phản ánh rõ thông tin của cha mẹ nuôi;
– Trong trường hợp con riêng của cha dượng, con riêng của mẹ kế được nhận làm con nuôi theo quy định của pháp luật, nếu giấy khai sinh và sổ đăng ký khai sinh còn để trống phần khai liên quan đến thông tin của cha hoặc mẹ, thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân nơi tiến hành thủ tục đăng ký khai sinh trước đây hoặc nơi cư trú của con nuôi sẽ có thẩm quyền tiến hành hoạt động bổ sung thông tin liên quan đến cha dượng hoặc thông tin liên quan đến mẹ ký vào phần khai về cha mẹ trong giấy khai sinh và sổ đăng ký khai sinh theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên cần phải lưu ý, tại mục ghi chú của sổ đăng ký khai sinh cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phải ghi rõ thông tin về chăn nuôi hoặc thông tin về mẹ nuôi;
– Nếu giấy khai sinh hoặc sổ đăng ký khai sinh có đầy đủ phần khai liên quan đến cha mẹ, thì theo yêu cầu của chăn nuôi hoặc theo yêu cầu của mẹ nuôi, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân nơi đã tiến hành hoạt động đăng ký khai sinh trước đây hoặc nơi cư trú của con nuôi sẽ có thẩm quyền thực hiện thủ tục thay đổi phần khai về cha dượng hoặc thay đổi phần khai về mẹ ký vào phần khai về cha hoặc phần khai với mẹ trong giấy khai sinh và sổ đăng ký khai sinh. Tuy nhiên cần phải lưu ý, tại mục ghi chú của sổ đăng ký khai sinh cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phải ghi rõ thông tin về cha nuôi hoặc thông tin, mẹ nuôi.
Như vậy có thể nói, tùy thuộc vào từng trường hợp khác nhau, trường hợp trẻ em đã xác định được cha mẹ ruột của mình hoặc chưa xác định được cha mẹ ruột của mình, thì cha mẹ nuôi mới có quyền thay đổi giấy khai sinh của con nuôi, nếu trẻ em đã có thông tin đầy đủ thì cha mẹ nuôi chỉ cần bổ sung những thông tin cần thiết.
2. Hồ sơ thay đổi giấy khai sinh sau khi nhận con nuôi:
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 của Thông tư 04/2020/TT-BTP của Bộ Tư pháp về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch (sửa đổi tại Thông tư 09/2022/TT-BTP của Bộ Tư pháp về việc bãi bỏ một số nội dung tại các Thông tư trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý, hộ tịch do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành), có quy định về hồ sơ và tài liệu thực hiện thủ tục đăng ký lại khai sinh. Theo đó, thành phần hồ sơ thay đổi giấy khai sinh sau quá trình thực hiện thủ tục nhận con nuôi sẽ bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu sau:
– Bản sao của giấy khai sinh cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp theo đúng quy định của pháp luật, đúng thẩm quyền;
– Bản sinh vật bản sao các loại giấy tờ, tài liệu có giá trị thay thế cho giấy khai sinh được cấp trước giai đoạn năm 1945 ở miền Bắc và trước năm 1975 ở miền Nam;
– Giấy tờ tùy thân của người nhận con nuôi như chứng minh thư nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn;
– Các loại giấy tờ chứng minh về nơi cư trú;
– Quyết định cho phép nhận con nuôi được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền;
– Các loại giấy tờ khác khi được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
Người có yêu cầu thay đổi giấy khai sinh sau khi thực hiện thủ tục nhận con nuôi sẽ có trách nhiệm nộp đầy đủ các loại giấy tờ theo quy định của pháp luật, cam kết về việc nộp đầy đủ các loại giấy tờ đó phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khi nộp giấy tờ giả mạo.
3. Thay đổi, cải chính, bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc trong một số trường hợp đặc biệt:
Căn cứ theo quy định tại Điều 20 của Thông tư 04/2020/TT-BTP của Bộ Tư pháp về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch (sửa đổi tại Thông tư 09/2022/TT-BTP của Bộ Tư pháp về việc bãi bỏ một số nội dung tại các Thông tư trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý, hộ tịch do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành), có quy định cụ thể về việc thay đổi, cái chính hoặc bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc trong một số trường hợp đặc biệt. Cụ thể như sau:
– Trong trường hợp thay đổi, cải chính, bổ sung thông tin hộ tịch hoặc xác định lại dân tộc, tuy nhiên việc hộ tịch trước đây đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Sở tư pháp, thì thẩm quyền giải quyết sẽ được xác định như sau:
+ Người yêu cầu là công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú trước khi tiến hành thủ tục xuất cảnh sẽ thực hiện hoạt động thay đổi, cải chính và bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc;
+ Trong trường hợp người yêu cầu được xác định là người nước ngoài cư trú trên lãnh thổ của nước Việt Nam thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người đó sẽ có thẩm quyền tiến hành hoạt động tài chính, bổ sung thông tin hộ tịch;
+ Trong trường hợp người yêu cầu được xác định là người nước ngoài không cư trú trên lãnh thổ của Việt Nam thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có trụ sở của Sở tư pháp đã tiến hành thủ tục đăng ký việc hộ tịch trước đây sẽ có thẩm quyền thực hiện hoạt động tài chính và bổ sung thông tin hộ tịch. Sau khi thực hiện việc thay đổi, cải chính và bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ cần phải thực hiện hoạt động gửi thông báo bằng văn bản, kèm theo bản trích lục hộ tịch đến cho Sở tư pháp, để tiếp tục ghi chú vào sổ hộ tịch theo quy định của pháp luật.
– Trong trường hợp thay đổi, tài chính và bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc, tuy nhiên người yêu cầu không còn giữ các bằng chứng liên quan đến giấy tờ hộ tịch hoặc cơ quan đăng ký hộ tịch không còn lưu giữ những giấy tờ đó, thì cơ quan có thẩm quyền vẫn cần phải tiếp nhận và giải quyết theo quy định của pháp luật.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật nuôi con nuôi 2010;
– Thông tư 04/2020/TT-BTP của Bộ Tư pháp về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch;
– Thông tư 09/2022/TT-BTP của Bộ Tư pháp về việc bãi bỏ một số nội dung tại các Thông tư trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý, hộ tịch do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành.