Theo quy định của pháp luật, trợ cấp mai táng hay còn được gọi là chế độ mai táng phí là khoản trợ cấp thuộc chế độ tử tuất khi người lao động tham gia bảo hiểm xã hội. Dưới đây là quy định của pháp luật về thành phần hồ sơ, trình tự và thủ tục hưởng mai táng phí đối với các đối tượng hưu trí khi qua đời.
Mục lục bài viết
1. Thành phần hồ sơ hưởng mai táng phí cho đối tượng hưu trí:
Trước hết, trợ cấp hưu trí xã hội là khái niệm để chỉ chính sách của nhà nước, đây là chính sách mà ngân sách nhà nước cung cấp một khoản trợ cấp nhất định cho những đối tượng được xác định là người cao tuổi không có lương hưu, hoặc bảo hiểm xã hội hàng tháng khác căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Văn bản hợp nhất Luật bảo hiểm xã hội năm 2019. Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 25 của Văn bản hợp nhất luật bảo hiểm xã hội năm 2019 thì đối tượng áp dụng của chế độ trợ cấp hưu trí xã hội hiện nay được xác định là công dân Việt Nam trong độ tuổi từ đủ 60 tuổi trở lên và đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật về lao động.
Đồng thời, pháp luật cũng quy định cụ thể về vấn đề trợ cấp mai táng. Căn cứ theo quy định tại Điều 66 của Văn bản hợp nhất Luật bảo hiểm xã hội năm 2019 có quy định cụ thể về chế độ trợ cấp mai táng. Theo đó, những đối tượng sau đây sau khi qua đời thì người lo mai táng sẽ được nhận một lần trợ cấp mai táng. Cụ thể bao gồm:
– Những đối tượng được xác định là người lao động căn cứ theo quy định tại Điều 2 Văn bản hợp nhất luật bảo hiểm xã hội năm 2019 đang thực hiện thủ tục đóng bảo hiểm xã hội, hoặc những đối tượng được xác định là người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội tuy nhiên có khoảng thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên;
– Người lao động qua đời do tai nạn lao động, qua đời do bệnh nghề nghiệp hoặc qua đời trong khoảng thời gian điều trị do tai nạn lao động hoặc do bệnh gây ra;
– Những đối tượng được xác định là người đang hưởng lương hưu, hưởng chế độ trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp hơn tháng nay đã nghỉ việc.
Theo đó thì có thể nói, đối tượng hưu trí là một trong những đối tượng được hưởng chế độ trợ cấp mai táng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện thủ tục nhận trợ cấp mai táng cho đối tượng hưu trí, cần phải lưu ý về thành phần hồ sơ và giấy tờ cần phải chuẩn bị để nộp tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu hưởng mai táng phí. Căn cứ theo quy định tại Điều 6 của Quyết định 166/QĐ-BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc ban hành Quy trình giải quyết hưởng các chế độ Bảo hiểm xã hội, chi trả các chế độ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm thất nghiệp (sửa đổi tại Công văn 3194/BHXH-CSXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc hướng dẫn một số điểm mới về quy trình thực hiện giải quyết chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Nghị định 88/2020/NĐ-CP và phân cấp theo quy định tại Quyết định 166/QĐ-BHXH), thân nhân của người hưởng hưu trí cần phải chuẩn bị các loại giấy tờ và tài liệu sau đây để hưởng chế độ mai táng phí. Cụ thể bao gồm:
– Bản sao giấy chứng tử, bản sao giấy báo tử, trích lục khai tử của người chết, bản sao quyết định tuyên bố đã chết của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
– Tờ khai của thân nhân đối tượng hưu trí hưởng chế độ mai táng phí;
– Các loại giấy tờ khác khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
Nhìn chung thì có thể nói, thành phần hồ sơ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình làm việc với cơ quan có thẩm quyền. Vì vậy thân nhân cần phải chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ và tài liệu nêu trên để thực hiện thủ tục hưởng mai táng phí cho các đối tượng hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
2. Thủ tục hưởng mai táng phí cho đối tượng hưu trí:
Căn cứ theo quy định tại Điều 112 của Văn bản hợp nhất Luật bảo hiểm xã hội năm 2019 có quy định về trình tự và thủ tục giải quyết chế độ tử tuất. Theo đó, thủ tục hưởng mai táng phí đối với đối tượng hưu trí sẽ được thực hiện cụ thể như sau:
Bước 1: Thân nhân cần phải chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ để nộp tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền xin hưởng chế độ mai táng phí. Thành phần hồ sơ sẽ bao gồm đầy đủ các loại giấy tờ và tài liệu theo như phân tích nêu trên. Sau khi chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ hợp lệ, nộp hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền. Cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp này được xác định là Cơ quan bảo hiểm xã hội tại địa phương nơi người được hưởng chế độ hưu trí cư trú trước khi qua đời. Bảo hiểm xã hội Việt Nam hiện nay cho biết, có thể nộp hồ sơ hưởng trợ cấp mai táng thông qua nhiều cách thức khác nhau, có thể nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền hoặc nộp thông qua dịch vụ bưu điện, nộp trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử của bảo hiểm xã hội Việt Nam hoặc nộp trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia.
Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và giải quyết hồ sơ theo quy định của pháp luật. Trong khoảng thời gian 15 ngày được tính kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm và nghĩa vụ giải quyết hồ sơ, tổ chức chi trả cho thân nhân của người lao động. Trong trường hợp không giải quyết thì cần phải trả lời bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do chính đáng. Đồng thời, sau khi tiếp nhận bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan bảo hiểm xã hội cần phải giải quyết chế độ trong khoảng thời gian tối đa 08 ngày làm việc, nếu nhận thấy hồ sơ còn thiếu thì sẽ yêu cầu thân nhân bổ sung sao cho phù hợp với quy định của pháp luật.
Bước 3: Thân nhân của người lao động nhận tiền trợ cấp mai táng phí thông qua nhiều hình thức khác nhau. Có thể nhận tiền mặt tại cơ quan bảo hiểm xã hội, nhất thông qua dịch vụ bưu chính công ích, nhận thông qua số tài khoản ngân hàng của thân nhân khi đăng ký với cơ quan bảo hiểm xã hội.
3. Mức hưởng trợ cấp mai táng phí của bảo hiểm xã hội bắt buộc là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 66 của Văn bản hợp nhất Luật bảo hiểm xã hội năm 2019 có quy định về vấn đề trợ cấp mai táng. Theo đó:
– Những đối tượng sau đây sau khi qua đời thì người lo mai táng sẽ được nhận 01 lần trợ cấp mai táng. Cụ thể bao gồm:
+ Người lao động đang thực hiện chế độ đóng bảo hiểm xã hội, hoặc những đối tượng là người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội tuy nhiên đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên;
+ Người lao động qua đời do tai nạn lao động, do bệnh nghề nghiệp hoặc người lao động chết trong khoảng thời gian điều trị tai nạn lao động, điều trị bệnh nghề nghiệp;
+ Những đối tượng được xác định là người đang được hưởng lương hưu, người đang hưởng chế độ trợ cấp tai nạn lao động, trợ cấp bệnh nghề nghiệp hàng tháng tuy nhiên đã nghỉ việc.
– Trợ cấp mai táng theo quy định của pháp luật hiện nay được xác định bằng 10 lần mức lương cơ sở.
Theo đó thì có thể nói, mức trợ cấp mai táng theo quy định của pháp luật hiện nay được xác định bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người được mượn chế độ trợ cấp mai táng chết. Hiện nay, mức lương cơ sở đảng được quy định là 1.800.000 đồng/tháng. Theo đó, mức trợ cấp mai táng được xác định là 18.000.000 đồng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
– Quyết định 166/QĐ-BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc ban hành Quy trình giải quyết hưởng các chế độ Bảo hiểm xã hội, chi trả các chế độ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm thất nghiệp;
– Công văn 3194/BHXH-CSXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc hướng dẫn một số điểm mới về quy trình thực hiện giải quyết chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Nghị định 88/2020/NĐ-CP và phân cấp theo quy định tại Quyết định 166/QĐ-BHXH.
THAM KHẢO THÊM: