Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự. Như bao chức danh nghề nghiệp khác thì để trở thành Thừa phát lại thì cũng phải đảm bảo các tiêu chuẩn và điều kiện nhất định. Vậy hồ sơ, thủ tục đăng ký hành nghề và cấp thẻ Thừa phát lại như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Hồ sơ, thủ tục đăng ký hành nghề và cấp thẻ Thừa phát lại:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại quy định đăng ký hành nghề và cấp, thu hồi, cấp lại Thẻ Thừa phát lại được thực hiện như sau:
– Văn phòng Thừa phát lại có trách nhiệm nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính 01 bộ hồ sơ đăng ký hành nghề và cấp Thẻ cho Thừa phát lại của Văn phòng mình đến Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở. Hồ sơ bao gồm:
+ Giấy đề nghị đăng ký hành nghề và cấp Thẻ Thừa phát lại thực hiện theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định;
+ Bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm theo bản chính
+ 01 ảnh chân dung của Thừa phát lại cỡ 2 cm x 3 cm chụp không quá 06 tháng trước ngày nộp thực hiện hồ sơ.
– Trong thời hạn được xác định là 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 1 Điều này, Sở Tư pháp sẽ ghi tên người được đăng ký hành nghề vào Danh sách Thừa phát lại hành nghề tại địa phương và cấp Thẻ Thừa phát lại; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
Theo đó, hồ sơ đề nghị cấp thẻ thừa phát lại trong đó bao gồm:
– Giấy đề nghị đăng ký hành nghề và cấp Thẻ Thừa phát lại thực hiện theo mẫu đơn do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.
– Bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm bản chính Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Thừa phát lại để thực hiện đối chiếu.
– 01 ảnh chân dung của Thừa phát lại cỡ 2 cm x 3 cm chụp không quá 06 tháng trước ngày nộp thực hiện hồ sơ.
Sau khi đã tiến hành chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, thủ tục đăng ký hành nghề và cấp thẻ Thừa phát lại sẽ bao gồm những bước sau:
– Bước 1: Văn phòng Thừa phát lại sẽ có trách nhiệm nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính đăng ký hành nghề và cấp Thẻ cho Thừa phát lại của Văn phòng mình đến Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở.
– Bước 2: Trong thời hạn được xác định là 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, Sở Tư pháp sẽ ghi tên người được đăng ký hành nghề vào Danh sách Thừa phát lại hành nghề tại địa phương và cấp Thẻ Thừa phát lại;
Đối với trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
– Bước 3: Trong thời hạn được xác định là 07 ngày làm việc, kể từ ngày ghi tên người được đăng ký hành nghề vào Danh sách Thừa phát lại, Sở Tư pháp phải đăng tải Danh sách này trên cổng thông tin điện tử Sở Tư pháp, các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương và thông báo việc đăng ký hành nghề Thừa phát lại cho các cơ quan quy định tại khoản 4 Điều 12 Nghị định 08/2020/NĐ-CP.
2. Hồ sơ, thủ tục bổ nhiệm Thừa phát lai bao gồm những gì?
Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định, người được bổ nhiệm Thừa phát lại cần chuẩn bị hồ sơ bổ nhiệm Thừa phát lại bao gồm những giấy tờ sau:
– Đơn đề nghị bổ nhiệm làm Thừa phát lại (thực hiện theo mẫu của Bộ Tư pháp)
– Phiếu lý lịch tư pháp (được cấp trong thời hạn 6 tháng)
– Bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm bản chính bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật để tiến hành đối chiếu.
– Giấy tờ chứng minh về thời gian công tác trong pháp luật.
– Bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm bản chính giấy chứng nhận kết quả kiểm tra tập sự hành nghề Thừa phát lại để tiến hành đối chiếu.
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, người xin làm Thừa phát lại phải thực hiện thủ tục để được bổ nhiệm Thừa phát lại như sau:
Bước 1: Gửi hồ sơ bổ nhiệm Thừa phát lại tới sở tư pháp Nơi đăng ký tập sự( trường hợp này có thể nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện).
Bước 2: Người đề nghị bổ nhiệm Thừa phát lại phải nộp phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề Thừa phát lại theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.
Trong thời hạn được xác định là 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp có văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm Thừa phát lại kèm theo hồ sơ đề nghị bổ nhiệm; trường hợp từ chối đề nghị phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
Trong thời hạn được xác định là 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản và hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Thừa phát lại của Sở Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định bổ nhiệm Thừa phát lại; đối với trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
Trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Tư pháp sẽ có trách nhiệm để tiến hành xác minh hoặc có văn bản đề nghị Sở Tư pháp, cơ quan, tổ chức có liên quan xác minh tiêu chuẩn bổ nhiệm, thông tin trong hồ sơ đề nghị bổ nhiệm trước khi xem xét, quyết định việc bổ nhiệm. Thời gian xác minh không được quá 45 ngày, kể từ ngày Bộ trưởng Bộ Tư pháp có văn bản xác minh; thời gian xác minh không tính vào thời hạn xem xét bổ nhiệm Thừa phát lại nêu tại khoản này.
3. Những người nào sẽ không được bổ nhiệm Thừa phát lại?
Căn cứ theo quy định Điều 11 Nghị định 08/2020/NĐ-CP thì những trường hợp được quy định sau đây sẽ không được bổ nhiệm Thừa phát lại:
– Người được xác định là bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự;
– Người đã được bổ nhiệm làm công chứng viên, được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư, quản tài viên, đấu giá, được cấp thẻ thẩm định viên về giá mà chưa miễn nhiệm công chứng viên, thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư, đấu giá, quản tài viên, thẻ thẩm định viên về giá;
– Người hiện đang là cán bộ, công chức, viên chức, quân nhân chuyên nghiệp,sĩ quan, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;
Lưu ý, đối với những người này nếu bị bãi nhiệm, bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức, buộc thôi việc, tước danh hiệu hoặc đưa ra khỏi ngành thì cũng sẽ không được bổ nhiệm Thừa phát lại;
– Người hiện đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
– Người đã bị cơ quan có thẩm quyền kết án về tội phạm do vô ý, tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý mà chưa được xóa án tích;
– Người đã bị cơ quan có thẩm quyền kết án về tội phạm liên quan đến chiếm đoạt tài sản, trục lợi, gian lận, gian dối, xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, kể cả trường hợp đã được xóa án tích;
– Người đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xóa tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư do vi phạm pháp luật hoặc vi phạm đến các quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư; người bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư mà chưa hết thời hạn 03 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đó;
– Người bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức tước quyền sử dụng thẻ công chứng viên, thẻ thẩm định viên về giá, chứng chỉ hành nghề đấu giá, chứng chỉ hành nghề quản tài viên mà chưa hết thời hạn 03 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đó;
– Người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại.
THAM KHẢO THÊM: